TRÙNG TIÊM MAO (CILIATA)

Một phần của tài liệu protozoa_ động vật thủy sinh (Trang 30 - 39)

II. Phân loại và giống loài thường gặp

TRÙNG TIÊM MAO (CILIATA)

(CILIATA)

Ngành Trùng Lông bơi (Ciliophora)

Cơ thể có lông bao phủ ở ít nhất 1 vài giai đoạn trong vòng đời

Có 2 kiểu nhân: nhân lớn, đa bội (macronucleus: nhân thực vật, chứa cả ARN và ADN, liên quan đến hoạt động, phân hoá và tái tạo của protozoa), nhân nhỏ

(micronucleus: sinh sản, liên quan chủ yếu đến sự tổng hợp ADN).

Sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp và tự giao Sinh sản vô tính bằng phân đôi

Giúp cơ thể di chuyển, tạo dòng nước đưa thức ăn vào miệng, loại chất thải và các cặn bã bám trên bề mặt cơ thể và liên tục tạo vùng nước giàu oxy tiếp xúc xung quanh cơ thể

Khoảng 65% loài sống tự do, di chuyển chủ động. Một số sống bám tạm thời vào giá thể vô sinh hoặc hữu sinh cho mục đích dinh dưỡng, một số bám cố định và có thể

hình thành quần thể. Nhóm sống bám thường có con non bơi tự do và trở lại đời sống bám khi trưởng thành.

Thức ăn phần lớn là mảnh vụn hữu cơ hoặc các sinh vật có kích thước nhỏ (vi khuẩn, tảo đơn bào...). Nhờ

hoạt động của lông bơi, tấm lông và màng uốn các mảnh vụn thức ăn được dòng nước xoáy tập trung vào bào khẩu. Một số trùng cỏ săn mồi.

Các nhóm sống hội sinh trên mai cua hoặc sống cộng sinh trong ống tiêu hoá của thú nhai lại, ngựa, cừu...sẽ tiêu hoá cenluloze cho vật chủ. Một số ký sinh gây hại (Balantidium coli) ký sinh trong ruột người gây loét thành ruột, trùng cỏ cá gây bệnh điểm trắng ở các nước ngọt

Trùng ống hút (Suctoria) sinh sản vô tính bằng đâm chồi. Chồi có lông bơi, tách khỏi mẹ, di chuyển tự do một thời gian rồi bám vào giá thể, mất lông bơi, mọc tua bám để trửo thành trùng ống hút troởng thành

Euplotes

Zoothamnium

Vorticella

Tintinnidium

Tintinnopsis

Một phần của tài liệu protozoa_ động vật thủy sinh (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)