Đặc điểm sinh học, sinh thái của nhộng sâu róm 4 gù vàng 2 chấm đen (orgyia sp.).

Một phần của tài liệu Điều tra sự đa dạng sinh học của các loài sâu hại và thiên địch của chúng trên cây lạc và nghiên cứu các đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của loài sâu róm 4 gù vàng 2 vệt đen (Orgyia sp.) (Trang 42 - 45)

PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.2.4.Đặc điểm sinh học, sinh thái của nhộng sâu róm 4 gù vàng 2 chấm đen (orgyia sp.).

chấm đen (orgyia sp.).

Khi ấu trùng bước sang tuổi 6 sự phá hại lạc của chúng rất lớn ở thời gian đầu, giai đoạn cuối của tuổi 6 chúng hoạt động ít và bước sang giai đoạn nhộng. Khi đó chúng phun tơ làm kén chui vào trong và lột xác lần cuối để hóa nhộng. Kén được bao phủ xung quanh để bảo vệ chúng và chúng sống nhờ thức ăn dự trữ từ giai đoạn ấu trùng. Giai đoạn này chúng thường không cử động khi có vật gì tác động nên chúng mới cử độn một ít,và chúng không di chuyển đây được gọi là giai đoạn tĩnh của chúng. Chúng tôi nghiên cứu sự phát triển của nhộng được kết quả sau:

Bảng 8: Thời gian phát dục và tỉ lệ vũ hóa của pha nhộng sâu róm 4 gù vàng 2 chấm đen. Thời gian theo dõi Tổng số nhộng theo Thời gian phát dục (ngày) Số lượng/tỉ lệ vũ hóa Tỉ lệ cái (%) Tỉ lệ đực (%) Nhiệt độ TB (®C) Độ ẩm TB (%) Dài nhất Ngắn nhất Trung bình

dõi (%)

I 20 5 3 4 20/100 60 40 28.2 82

II 20 4 3 3.5 19/95 57.89 42.11 30.3 78.6

III 20 4 2 3 17/85 52.94 47.06 31 75

Theo bảng 8 ta thấy được tỉ lệ hóa vũ của sâu róm 4 gù vàng 2 chấm đen rất cao. Số lượng cá thể cái cao hơn cá thể đực. Vào thời gian theo dõi III tỉ kệ vũ hóa thấp nhất cũng là 85% còn lại là 95 và 100%. Thời gian trung bình của vũ hóa trong khoảng 3-4 ngày. Ta thấy được khi nhiệt độ tăng, độ ẩm giảm thì thời gian vũ hóa và tỉ lệ vũ hóa giảm. Qua đây ta thấy được nhiệt độ và độ ẩm có vai trò quan trọng trong sự phát triển của sâu cuốn lá 4 gù vàng 2 chấm đen trên cây lạc.

3.2.2.5.Biến động số lượng của ấu trùng sâu róm 4 gù vàn 2 chấm đen (orgyia sp.).

Hình 9: Mật độ sâu róm 4 gù vàng 2 chấm đen.

Hình vẽ trên ta chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ ngày 5/2/2012 đến 25/3/2012 là giai đoạn thời tiết còn lạnh, giai đoạn 2 từ ngày 1/4/2012 đến 13/5/2012 thời tiết ấm và nóng dần.

- Giai đoạn 1: khi đó thời tiết còn lạnh nhiệt độ, độ ẩm thay đổi thất thường lúc đó sâu róm 4 gù vàng 2 chấm đen đã bắt đầu xuất hiện nhưng chỉ

xuất hiện rất ít rải rác. Khi điều tra vào ngày 5/2/2012 chúng tôi chỉ phát hiện ra 1 con/50 cây. Trong giai đoạn này sâu xuất hiện đồng đều rất ít nhiều nhất cũng chỉ nên đến 6 con/50 cây. Trong giai đoạn lạc bắt đầu được gieo trồng mới mọc, nhiệt độ trung bình khoảng 20-22®C, độ ẩm không ổn định có ngày rất cao có ngày thấp. Như vậy mật độ sâu róm 4 gù vàng 2 chấm đen ở trên cây lạc phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm và giai đoạn phát triển cây lạc. Giai đoạn này do cây lạc mới mọc nên lượng thức ăn ít sâu róm 4 gù vàng 2 chấm đen cũng chưa xuất hiện mấy trung bình mật độ xuất hiện ở giai đoạn này là 2.75 con/50 cây.

- Giai đoạn 2 xảy ra khi thời tiết ấm dần và vào hè. Lúc này nhiệt độ tăng nên dần, độ ẩm không khí đã giảm đi. Dựa trên hình vẽ trên ta thấy được lượng sâu cũng tăng dần đều. Lúc này rơi vào giai đoạn cây lạc đang phát triển đến lúc thu hoạch. Khi đó lượng thức ăn cho sâu rất nhiều. Do đó ta thấy mật độ sâu đã xuất hiện nhiều hơn. Cao trào vào ngày 29/4/2012 đã phát hiện ra 30 con/50 cây, khi cây lạc bước sang thời gian thu hoạch, lượng thức ăn ít đi và chúng chuyển sang giai đoạn hóa nhộng và vũ hóa nên ta thấy chúng xuất hiện ít ngày 13/5/2012 chỉ phát hiện ra 1 con/50 cây. Chúng xuất hiện với mật độ khá lớn phá hại cây lạc làm ảnh hưởng đến năng xuất thu hoạch, với mật độ trung bình 12 con/50 cây. Trên những cây lạc chúng tôi thấy nhiều cây đã bị ăn hết lá, có cây bị héo do sâu cắn ngang thân. Đây là giai đoạn sâu éom 4 gù vàng 2 chấm đen phát triển mạnh nhất, nguy hiểm nhất đối với cây lạc. Qua đây ta thấy được vào lúc thời tiết ấm, độ ẩm giảm, cây lạc bước vào giai đoạn phát triển thì cũng là lúc giai đoạn sâu róm 4 gù vàng 2 chấm đen tăng, xuất hiện nhiều nhất và gây thiệt hại nhất cho cây lạc.

- Qua 2 giai đoạn ta thấy được sự phát triển của sâu phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn. Giai đoạn 1 do thời tiết còn lạnh, độ ẩm cao, lạc chưa mọc được nhiều nên sâu róm 4 gù vàng 2 chấm đen xuất hiện rất ít so với giai đoạn 2. Sự phá hại của chúng ở giai đoạn

2 là rất lớn. Khi thời tiết nóng vào các ngày 15/4/2012-6/5/2012 sự phát của chúng là dữ dội nhất, ăn cây lạc nhiều nhất. Qua đây ta thấy được yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển của sâu róm 4 gù vàng 2 chấm đen là yếu tố nhiệt độ, khi nhiệt độ ấm nên sâu phát triển rất mạnh đặc biệt là ngày 29/4/2012.

Một phần của tài liệu Điều tra sự đa dạng sinh học của các loài sâu hại và thiên địch của chúng trên cây lạc và nghiên cứu các đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của loài sâu róm 4 gù vàng 2 vệt đen (Orgyia sp.) (Trang 42 - 45)