Ma trận QSPM cho nhóm WT

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh cho tập đoàn cà phê trung nguyên đến năm 2020 (Trang 31)

IX. MA TRẬN QSPM

4)Ma trận QSPM cho nhóm WT

* Ghi chú: Điểm phân loại như sau:

Các yếu tố bên trong

1 điểm – Yếu nhiều nhất

2 điềm – Yếu ít nhất 3 điểm – Mạnh ít nhất 4 điểm - Mạnh nhiều nhất

Các yếu tố bên ngoài

1 điểm - Phản ứng của các công ty yếu

2 điểm - Phản ứng của các công ty là trung bình

3 điểm - Phản ứng của công ty trên mức trung bình 4 điểm - Phản ứng của các công ty rất tốt AS: Số điểm hấp dẫn 1 điểm - Không hấp dẫn 2 điểm - Có hấp dẫn đôi chút 3 điểm - Khá hấp dẫn 4 điểm - Rất hấp dẫn TAS: Tổng số điểm hấp dẫn

Các chiến lược tổng quát mà Tập đoàn cà phê Trung Nguyên có thể lựa chọn:

STT Chiến lược Tổng số điểm hấp dẫn

SO ST WO WT

1 Phát triển thị trường 151 116

2 Xâm nhập thị trường 135 100

3 Đa dạng hóa hàng ngang 150

4 Chiến lược hội nhập về phía trước 113

5 Phát triển sản phẩm 88

6 Cắt giảm 73 50

7 Kết hợp về phía sau 84

KẾT LUẬN

Mặc dù sinh sau đẻ muộn nhưng Trung Nguyên đã tạo ra được những dấu ấn riêng biệt, bằng cách khéo léo đặt G7 vào thế đối lập với Nescafe như là cuộc chiến của thương hiệu Việt với thương hiệu ngoại. G7 đã có được thị phần đáng kể.

Tính đến năm 2011, Vinacafe, Nestlé và Trung Nguyên đã chiếm đến 82% thị trường bán lẻ cà phê hòa tan, theo công ty nghiên cứu Euromonitor. Vinacafé chiếm vị trí số một với khoảng 33%, Nestle sát nút với 31% và Trung Nguyên 18%. Trong khi đó, theo cộng đồng khảo sát trực tuyến Vinaresearch (Công ty W&S), nhãn hiệu đang được sử dụng nhiều nhất là Trung Nguyên chiếm 26,3% thị trường; Vinacafe Biên Hòa, 22,8% và Nestle, 21,7%. Dù vậy, cuộc chiến ở thị trường nội địa của thương hiệu G7 không hề đơn giản, nhất là khi phải đối đầu với một Nestlé hơn hẳn về công nghệ, marketing và tiềm lực tài chính. Và với Vinacafe, một thương hiệu lâu đời và dường như đang ngày càng trở nên lợi hại hơn khi về với Massan.

Tuy nhiên, nhìn qua những động thái gần đây của Trung Nguyên, có thể thấy họ không chú tâm đến thị trường nội địa mà có lẽ sẽ đánh mạnh ở thị trường xuất khẩu. Nếu như với cà phê rang xay, việc thâm nhập thị trường nước ngoài chỉ mới là “nói suông” thì với cà phê hòa tan, Trung Nguyên đã tạo được dấu ấn khi xuất khẩu đến 60 quốc gia trên toàn cầu. Chỉ riêng tại Trung quốc, một thị trường có văn hóa uống trà, cà phê hòa tan Trung Nguyên đã thâm nhập thành công ở đây. Ông Vũ cho biết doanh số tại thị trường Trung Quốc năm 2011 đã đạt khoảng 50 triệu USD. Một con số không nhỏ nếu xét trên 151 triệu doanh thu năm 2011 của Trung Nguyên.

Đặng Lê Nguyên Vũ từng cho rằng trong 15 năm tới, cà phê Việt Nam xuất khẩu cần phải đạt 20 tỷ USD, từ mức chưa đầy 3 tỷ USD hiện nay

Như vậy, với mục tiêu như trên và với tình hình thị trường đang cạnh tranh gay gắt, nhóm 3 đã khảo sát và xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh cho Trung Nguyên đến năm 2020 với những chiến lược mà Trung Nguyên có thể lựa chọn:

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh cho tập đoàn cà phê trung nguyên đến năm 2020 (Trang 31)