Kết quả công tác tạo động lực cho người lao động trong thời gian vừa qua

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại nhà máy sữa nghệ an thuộc công ty cổ phần sữa việt nam (Trang 56)

5. Kết cấu đề tài:

3.2.1. Kết quả công tác tạo động lực cho người lao động trong thời gian vừa qua

Động lực lao động có tác động trực tiếp đến kết quả hiệu quả lao động của người lao động. Do đó để đánh giá kết quả công tác tạo động lực cho người lao động có thể đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:

Bảng 3.6: Kết quả công tác tạo động lực cho người lao động tại Nhà máy sữa Nghệ An giai đoạn 2010-2012

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012

NSLĐ bình quân trđ/ng/th 69,94 76,47 81,2

Tốc độ tăng NSLĐBQ % - 9,3 6,2

Lợi nhuận/doanh thu 0,183 0,178 0,18

Động lực lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện công việc của người lao động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua bảng 3.5 và 3.6 cho thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy có sự phát triển trong giai đoạn 2010-2012 đặc biệt tăng mạnh trong năm 2010 còn các năm 2011, 2012 nền kinh tế gặp khó khăn nên kết quả hoạt động có xu hướng tăng nhưng tốc độ giảm nhẹ với biểu hiện cụ thể là sự tăng lên về doanh thu, lợi nhuận và năng suất lao động. Số liệu cụ thể trong bảng 3.5 và đã được phân tích ở trên. Bên cạnh đó thì chỉ số lợi nhuận trên doanh thu của Nhà máy tăng nhẹ trong năm 2011 từ 0,178 lên 0,18 năm 2012, tức là cứ 1 đồng doanh thu tạo ra 0,178 đồng lợi nhuận năm 2011 và 0,18 đồng lợi nhuận năm 2012. Với những thành công đã đạt được đó, không thể phủ nhận những đóng góp của công tác tạo động lực, đã đem lại cho người lao động cảm giác gắn bó với công việc, yên tâm công tác, cố gắng phấn đấu học tập, có những phát minh sáng kiến đem lại nhiều lợi nhuận cho Nhà máy.

Bên cạnh đó, để đánh giá kết quả tạo động lực cho người lao động tác giả đã tiến hành điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn đối với người lao động công ty. Với số phiếu được phát ra là 250 phiếu và thu về 245 phiếu, số phiếu hợp lệ là 238 phiếu.

52.06% 12,07%

4,2%

8,53%

23,14%

Hoàn toàn không hài lòng Không hài lòng

Không có ý kiến rõ ràng Gần như hài lòng Hoàn toàn hài lòng

Hình 3.2: Mức độ hài lòng với công việc của người lao động

Nguồn: Phòng tổ chức lao động Nhà máy sữa Nghệ An

Qua số liệu khảo sát bằng bảng hỏi theo thang đo mức độ hài lòng đối với công việc từ mức 1(hoàn toàn không đồng ý) đến mức lựa chọn 5 (hoàn toàn đồng ý) thì số người trả lời là gần như hài lòng chiếm tỷ lệ cao nhất tới 52,06% ,cho thấy rằng nhìn chung mức độ hài lòng đối với công việc tương đối cao, có khá nhiều người hài lòng với công việc hiện tại của Nhà máy. Sự hài lòng đối với công việc sẽ là động lực thúc

đẩy quá trình làm việc của người lao động, người lao động sẽ cố gắng hoàn thành tốt công việc, coi công việc là một nghĩa vụ , trách nhiệm và quyền lợi, do đó người lao động sẽ tự nguyện cố gắng hoàn thành mục tiêu của tổ chức cũng như để đạt được mục tiêu của chính mình.

Xem xét mức độ hài lòng theo chức danh công việc (bảng 3.7) có thể thấy, càng lên vị trí cao thì mức độ hài lòng đối với công việc càng lớn. Cụ thể tỷ lệ trưởng phó phòng ban chọn mức độ “gần như hài lòng” và “hoàn toàn hài lòng” chiếm tỷ trọng cao nhất tương ứng là 62,5% và 25,5%, không có người nào trong số người được hỏi cho rằng “không hài lòng với công việc”. Đây là những người lãnh đạo cao trong doanh nghiệp, nắm giữ những vị trí quan trọng, được hưởng những quyền lợi và ưu đãi xứng đáng nên khá hài lòng với công việc.

Bảng 3.7: Mức độ hài lòng với công việc chia theo chức danh

Đơn vị tính: Số phiếu, %

Mức độ hài lòng với công việc

Chỉ tiêu Hoàn toàn

không hài lòng Không hài lòng Không có ý kiến rõ ràng Gần như hài lòng Hoàn toàn hài lòng Tổng 0 0 1 5 4 10 Trưởng, phó các phòng ban 0% 0% 10% 50% 40% 100% 1 2 5 7 3 18 Trưởng, phó phân xưởng 5,55% 11,1% 27,7% 38,88% 16,67% 100% 3 3 8 36 12 62

Viên chức, chuyên môn

nghiệp vụ 4,84% 4,84% 12,9% 58,06% 19,35% 100%

10 21 18 66 33 148

Công nhân viên

6,7% 14,2% 12,16% 44,6% 22,3% 100%

Nguồn: Phòng tổ chức lao động Nhà máy sữa Nghệ An

Càng ở các chức danh công việc thấp hơn thì tỷ lệ không hài lòng càng tăng lên, trong đó viên chức, chuyên môn nghiệp vụ là những người có tỷ lệ trả lời “hoàn toàn không hài lòng” với công việc cao nhất là 12,9% và 9,7% “không hài lòng”. Đáng chú ý là đối với công nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh mức độ “hài lòng” với công việc là 47,7% và 19,9% trả lời “không hài lòng với công việc”. Đây là bộ phận lao động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của Nhà máy, hiệu quả lao động của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất ra, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của Nhà máy. Do đó Nhà máy cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và có những biện pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng đối với công việc của

người lao động, đồng thời chú ý đến quan hệ cấp trên – cấp dưới để hiểu rõ vấn đề này.

Xem xét theo giới tính thì qua bảng 3.8 cho thấy hầu như cả nam giới và nữ giới đều có mức độ hài lòng đối với công việc khá cao, trong đó nữ giới có mức độ hài lòng cao hơn nam giới. Và tỷ lệ nam giới rất không hài lòng với công việc lại chiếm một con số tương đối lớn tới 7,35% gấp gần 2 lần tỷ lệ này ở nữ giới, điều này chứng tỏ những người lao động nam đang có những bức xúc ở khía cạnh nào đó ở công việc khiến họ rất không hài lòng. Thực trạng này có thể là do tính chất công việc đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận trong quá trình chế biến sữa phù hợp với bàn tay của lao động nữ. Chính vì vậy mà Nhà máy cần xem lại cách phân công lao động sao cho phù hợp với giới tính để hiệu quả trong việc sử dụng lao động là cao nhất

Bảng 3.8: Mức độ hài lòng với công việc theo giới tính

Đơn vị tính: Số phiếu, %

Hài lòng với công việc Chỉ tiêu Hoàn toàn không hài lòng Không hài lòng Không có ý kiến rõ ràng Gần như hài lòng Hoàn toàn hài lòng Tổng 5 2 11 30 20 68 Nam 7,35% 2,97% 16,17% 44,11% 29,4% 100% 6 10 53 64 37 170 Nữ 3,5% 5,9% 31,17% 37,65% 21,76% 100%

Bảng 3.9: Mức độ hài lòng với công việc theo trình độ chuyên môn

Hài lòng với công việc

Chỉ tiêu Hoàn toàn

không hài lòng Không hài lòng Không có ý kiến rõ ràng Gần như hài lòng Hoàn toàn hài lòng Tổng 7 9 24 51 10 101 Từ đại học trở lên 6,9% 8,9% 23,8% 50,5% 9,9% 100% 0 4 7 4 3 18 Cao đẳng 0% 22,2% 38,9% 22,2% 16,7% 100% 5 8 21 23 4 61 Trung cấp 8,2% 13,1% 34,4% 37,7% 6,6% 100% 4 12 24 42 10 92 Đào tạo nghề 4,3% 13,0% 26,1% 45,7% 10,9% 100%

Bảng 3.9 trên cho thấy những người có trình độ càng cao thì mức độ hài lòng đối với công việc càng cao, trong khi đó những người có trình độ thấp thì mức độ không hài lòng càng tăng lên. Điều này có thể lý giải rằng những người có trình độ cao, có khả năng đảm nhiệm những công việc phức tạp, có cơ hội thăng tiến, có mức lương cao... nên có nhiều khả năng hài lòng với công việc trong khi đó những người lao động có trình độ thấp thường đảm nhiệm những công việc đơn giản, mức lương thấp, ít có điều kiện phát triển, thậm chí công việc nhiều khi không ổn định. Vì vậy, doanh nghiệp cần quan tâm tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cho người lao động, từ đó giúp người lao động hiểu biết về công nghệ, làm chủ thiết bị, đem lại năng suất lao động cao hơn.

Như vậy, qua kết quả khảo sát cho thấy phần lớn người lao động trong công ty đã có sự hài lòng đối với công việc, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận người lao động chưa hài lòng và vẫn còn cảm thấy bức xúc với công việc. Trong đó viên chức chuyên môn nghiệp vụ và công nhân viên là những người có mức độ chưa hài lòng chiếm cao nhất. Còn người lao động ở những vị trí quản lý, lãnh đạo đã có mức độ hài lòng với công việc khá cao.

3.2.2 Phân tích thực trạng việc sử dụng công cụ và các biện pháp tạo động lực cho người lao động tại Nhà máy sữa Nghệ An trong thời gian vừa qua

3.2.2.1 Công tác tiền lương, tiền công.

Tiền lương luôn được công ty coi là một công cụ quan trọng để tạo động lực làm việc khuyến khích người lao động làm việc

Tiền lương tháng của công nhân viên trong công ty được thực hiện qua 2 đợt:

Tiền lương đợt 1: là tiền lương cơ bản tháng được tính bằng hệ số lương cộng với phụ cấp chức vụ, trách nhiệm, phụ cấp khu vực (được qui định tại Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ) nhân với tiền lương tối thiểu chung của Nhà nước TL1i = Hi x LTTC; V1 =   n i1 Hi x LTTC Trong đó:

+ Hi là hệ số lương và phụ cấp theo quy định của Nhà nước phân phối ở vòng 1 + LTTC là mức lương tối thiểu chung của Nhà nước;

+ V1 là quỹ tiền lương vòng 1

(Trường hợp CBCNV thực hiện không đủ công trong tháng theo quy định thì tiền lương vòng 1 bằng tiền lương cơ bản ngày x số ngày công thực tế)

Tiền lương đợt 2: được trả căn cứ vào mức độ phức tạp, yêu cầu trách nhiệm, mức độ hoàn thành công việc được giao và số ngày công thực tế của người lao động, không phụ thuộc vào hệ số mức lương được xếp theo thang bảng lương qui định tại Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.

Quỹ lương phân phối ở đợt 2 là phần còn lại của quỹ lương sau khi trừ đi tổng quỹ lương đã phân phối ở đợt 1 và được phân phối theo công thức sau:

i i i i i n j j j j j j i T H K D P P D K H T V TL            1 2 2 Trong đó:

+ TL2i: là tiền lương tháng của người lao động được phân phối ở phần 2; + V2: là quỹ lương phân phối ở phần 2

+ n: là số lao động trong tháng;

+ Ti: là ngày công làm việc thực tế trong tháng của CBCNV thứ i;

+ Hi: là hệ số chức danh công việc được xếp trong tháng của CBCNV thứ i + Ki: là hệ số thành tích trong tháng của CBCNV thứ i

+ Di: là hệ số thành tích chung của đơn vị trong tháng + Pi: là hệ số phức tạp, nặng nhọc, độc hại

Tiền lương tháng của CBCNV được tính theo công thức: TLi = TL1i + TL2i

Trong đó:

+ TLi: Tổng tiền lương của người lao động thứ i trong tháng

+ TL1i: Tổng tiền lương tháng của người lao động thứ i phân phối ở vòng 1 + TL2i: Tổng tiền lương tháng của người lao động thứ i phân phối ở vòng 2. Trong đó hệ số chức danh công việc Hi của được xếp như sau: hàng tháng căn cứ vào hệ số lương theo chức danh công việc, độ phức tạp của công việc mà CBCNV đảm nhiệm, khả năng hoàn thành công việc được giao trong tháng của từng CBCNV (kể cả số lượng và chất lượng công việc), phương pháp tổ chức công việc và cường độ

lao động của công việc đòi hỏi đối với từng CBCNV, hệ số lương chức danh công việc được quy định như sau:

+ Giám đốc Nhà máy xác định hệ số lương chức danh theo công việc cho: Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trong Nhà máy

+ Lãnh đạo đơn vị (Trưởng, Phó, Chủ tịch Công đoàn đơn vị) họp thống nhất xếp hệ số lương chức danh công việc cho từng CBCNV trong đơn vị. Căn cứ vào thâm niên nghề (tính theo thời gian đóng bảo hiểm xã hội) và mức độ hoàn thành công việc của từng CBCNV để xếp: mức 1 nếu có thâm niên công tác dưới 5 năm; mức 2 nếu có thâm niên từ 5 năm đến dưới 10 năm và mức 3 nếu có thâm niên từ 10 năm trở lên.

Nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì xếp vào mức 1 đồng thời xếp loại lao động từ loại B tới không xếp loại tuỳ theo mức độ vi phạm kỷ luật lao động.

Đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ thì Trưởng, Phó đơn vị xếp mức 1

*Trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc thì có thể xét xếp tháng đó vào mức cao nhất của chức danh, không phụ thuộc thâm niên công tác.

Bảng 3.10: Hệ số lương chức danh của Nhà máy sữa Nghệ An

Hệ số

TT Tên chức danh

Bậc I Bậc II Bậc III

1 Giám đốc Nhà máy 12,35 13

2 Phó giám đốc Nhà máy 12,35 13

3 Chủ tịch Công đoàn Nhà máy 12,35 13

4 Trưởng phòng ban, Quản đốc và tương đương;

Phó chủ tịch Công đoàn chuyên trách 8,40 8,90

5 Phó phòng ban, phó quản đốc và tương đương;

Bí thư đoàn thanh niên chuyên trách 7,22 7,60

6 Trưởng ca ĐHTT, PLC, Điện tử đo lường 5,50 5,80

7 Trưởng ca, đội trưởng sản xuất 5,40 5,70

8 Chuyên viên, kỹ sư trình độ đại học 4,70 5,28 5,50

9 Tổ trưởng 3,01 3,17 3,52

10 Thủ quỹ, Kế toán, Lao động tiền lương (sơ cấp) 2,05 2,14 2,25

12 CN vận hành máy, dây chuyền sản xuất 2,78 2,89 3,10

13 CN vận hành cấp liệu lò, chất thải 2,58 2,69 2,88

14 Công nhân vận hành máy đóng bao 2,97 3,10 3,34

15 Nhân viên tạp vụ phân xưởng 1,64 1,71 1,85

Nguồn: Phòng tổ chức lao động Nhà máy sữa Nghệ An

Hàng tháng, Phòng Tổ chức lao động căn cứ vào kế hoạch của năm sản xuất, đơn giá tiền lương do Nhà máy giao và sản lượng hoặc doanh thu thực trong tháng để đề xuất quỹ tiền lương chi trả cho người lao động và trình Giám đốc ký duyệt quỹ lương thực hiện trong tháng.

Các đơn vị tiến hành đánh giá thành tích, xếp hệ số chức danh, hệ số thành tích cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị và gửi phòng Tổ chức lao động trước ngày 02 hàng tháng. Tiếp đó, hội đồng thi đua khen thưởng công ty sẽ họp xem xét và xếp hệ số thành tích cho các cá nhân và đơn vị trong công ty. Văn bản gửi phòng Tổ chức lao động làm cơ sở phân phối tiền lương, thưởng cho các bộ công nhân viên trong Nhà máy.

Nhà máy đã bắt đầu áp dụng hình thức trả lương thông qua tài khoản ATM từ năm 2011. Qua thực tế cho thấy Nhà máy nhận thức được tầm quan trọng của tiền lương đối với người lao động nên không ngừng cải tiến tìm các biện pháp nhằm nâng cao tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong Nhà máy gắn với đóng góp của họ. Với những cố gắng của Nhà máy trong công tác tiền lương đã đưa tiền lương bình quân của cán bộ công nhân viên trong Nhà máy tăng dần lên qua các năm từ 4,49 triệu đồng/người/tháng năm 2010 lên 5,98 triệu đồng/người/tháng năm 2012 với tốc độ tăng lương bình quân qua các năm dao động từ 12% tới 18,8%. Với mức lương bình quân ngày càng tăng góp phần nâng cao đời sống vật chất cho người lao động, đồng thời kích thích người lao động làm việc. Mặt khác, so sánh với tiền lương bình quân của một số Nhà máy khác của Công ty cổ phần sữa Việt Nam như Nhà máy sữa Ninh

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại nhà máy sữa nghệ an thuộc công ty cổ phần sữa việt nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)