thượng (qp)
Tầng chứa nước này lộ ra ở một số khu vực ven rìa đồng bằng như Chí Linh, Đông Triều, Hiệp Hoà, Việt Yên, Lâm Thao, Cổ Tiết...ở đồng bằng bị phủ hoàn toàn bởi các trầm tích trẻ hơn. Tầng chứa nước bao gồm các trầm tích sông biển (amQ12-3 hn), sông (aQ12-3 hn), sông lũ (apQ12-3 hn) và ít khi bao gồm phần dưới của các trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc. Chiều dày của tầng chứa nước tăng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ ven rìa vào trung tâm từ vài chục mét đến 85m.
Ở phần Tây Bắc đồng bằng do tầng qh chỉ tồn tại dưới dạng dải ven sông nên phần lớn diện tích tầng qp bị phủ kín bởi tầng ngăn cách thấm nước yếu. Mặt khác, ở dải ven sông các hoạt động xâm thực đã bào xói, cắt hẳn tầng ngăn cách, làm cho hai tầng chứa nước nằm trực tiếp với nhau tạo thành một hệ thống thuỷ động lực
duy nhất. Nước dưới đất tồn tại trong lỗ hổng, có áp lực. Tính chất chứa nước tương
đối đồng nhất và được chia làm hai lớp, lớp trên (qp2) có thành phần đất đá chứa
nước mịn hơn, chủ yếu là cát, cát lẫn sạn sỏi, lớp dưới (qp1) hạt thô hơn gồm cuội
sỏi lẫn cát. Giữa chúng đôi nơi tồn tại các lớp hoặc thấu kính sét, sét cát.
Hình 6. Mối quan hệ giữa thành phần thạch học, biển tiến và các tầng chứa nước vùng Châu thổ Sông Hồng.
+ Lớp chứa nước qp2: Chiều dày từ 5 - 20m. Lưu lượng hút nước thí nghiệm
tại các lỗ khoan từ 0.11 đến 20.09l/s. Độ giàu nước từ trung bình đến giàu, hệ số
dẫn của đất đá chứa nước (Km) 120 - 400m2/ngày.
+ Lớp chứa nước qp1: Có chiều dày thay đổi trong phạm vi rộng từ 4 đến
60.5m, theo quy luật tăng dần từ rìa vào trung tâm và từ đỉnh đồng bằng ra biển. Thành phần đất đá chứa nước là các trầm tích hạt thô gồm cát, cuội, sỏi, tảng ở phía đỉnh tam giác châu, mịn dần về phía Đông, Đông Nam. Do các trầm tích hạt thô chiếm tỷ lệ lớn, nên tầng chứa nước có độ giàu nước lớn. Các kết quả nghiên cứu cho thấy lưu lượng các lỗ khoan thăm dò từ 1l/s đến 50l/s, trong đó các lỗ khoan cho lưu lượng lớn (10 - 50l/s) chiếm trên 60% trong tổng số lỗ khoan thí nghiệm. Tỉ
lưu lượng các lỗ khoan từ 0.2l/sm (2.2% trong tổng số lỗ khoan thí nghiệm) đến 5l/sm (38.6% trong tổng số lỗ khoan thí nghiệm). Khu vực có độ giàu nước lớn phân bố chủ yếu ở trung tâm đồng bằng liên quan đến sự thành tạo trầm tích trong thời kỳ biển thoái Pleistocen sớm-giữa.
Độ tổng khoáng hóa nước đưới đất tăng dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ nhỏ hơn 0.5g/l đến 3g/l và lớn hơn. Ở vùng Hải Phòng, Thái Bình tồn tại thấu kính nước nhạt nằm giữa vùng nước mặn. Vùng Hải Hậu - Nghĩa Hưng tồn tại thấu kính nước nhạt ven biển. Các thấu kính nước nhạt Thái Bình, Hải Phòng có liên quan đến nước khoáng trong trầm tích Neogen, có thành phần đặc trưng là nước bicarbonat natri và clorua natri.
Giữa hai hệ tầng tầng chứa nước trầm tích Pleistocen trung - thượng và tầng chứa nước trong trầm tích Holocen tồn tại một lớp thấm nước yếu Pleistocen thượng hệ tầng Vĩnh Phúc (Q13bvp).