Trình bày quan điểm CN mac-Lenin về bản chất con người.

Một phần của tài liệu Đề cương triết học (Trang 27 - 28)

Quan điểm CN Mác về bản chất con người Con người là 1 thể chế thống nhất giữa cái SV và cái XH “trên nền tảng sinh học của nó, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa của các quan hệ XH.” Bản chất con người không phải là cái gì trừu tượng vốn có, không phải cái gì đồng nhất tuyệt đối mà bao gồm 2 nguyên tố khác biệt: con người là sản phẩm của TN, con người là thực thể của XH, tách khỏi TN, đối lập với TN. Con người do 3 loại quy luật chi phối

- Các quy luật sinh học: 3 bản năng, sinh hữu hạn, tử bất kỳ; trao đổi chất, biến dị, đấu tranh, bảo đảm sự phù hợp có thể của môi trường.

- Các quy luật XH: lao động SX; quan hệ giao tiếp XH bằng ngôn ngữ, QHSX thuộc LLSX…XH là con tàu, con người muốn trở thành con người thì phải bước lên con tàu đó, nghĩa là phải XH hóa bản chất của mình bằng cách học hỏi, nắm vững, tuân thủ các giá trị, chuẩn mực, quy tắc, khuôn mẫu, hành vi, vị thế, vị trí XH, các phong tục, tập quán, truyền thống mà XH đã hình thành, đồng thời là quan điểm hình thành bản chất, nhân cách con người.

- Các quy luật tâm lý, ý thức hình thành, phát triển trên nền tảng quy luật sinh học giúp con người nhận thức nhu cầu của mình và những gì mà XH có thể đáp ứng,

thấy rằng không thể có tất cả những gì ta muốn, cuộc sống không chỉ có sung sướng mà còn có cả đau khổ.

Không chỉ có tự do mà còn có cả cấm đoán; không chỉ có hưởng thụ mà còn có cả nghĩa vụ, trách nhiệm… Buộc con người điều chỉnh nội tâm để có hành vi cư xử phù hợp với quy phạm, pháp luật, đạo đức và quy tắc XH. Trong đời sống XH 3 loại quy luật trên không tách rời nhau mà hòa quyện, thống nhất với nhau tạo nên bản chất con người. Bản chất con người không phải là cái gì đã kết thúc, đã hoàn thiện 1 lần là xong mà là quá trình không ngừng hoàn thiện trước các lực lượng tự phát của TN, XH. XH là phương thức thỏa mãn nhu cầu sinh học của con người. Nhu cầu sinh học được thỏa mãn tốt làm cho con người tồn tại hợp lý hơn, nhờ đó mà thỏa mãn nhu cầu sinh học văn minh hơn. Bởi vậy con người vừa là sản phẩm vừa là chủ thể sáng tạo ra chính quá trình lịch sử đó.

Một phần của tài liệu Đề cương triết học (Trang 27 - 28)