II. Ứng dụng CNSH trong sinh sản
2.3.2. Quy trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm
Đương nhiên điều đầu tiên là bệnh nhân phải thực hiện các thủ tục pháp lý theo
quy định của pháp luật hiện hành và được khám, tư vấn, làm hồ sơ và các xét nghiệm cần thiết để bác sĩ đưa ra phác đồ thực hiện chính xác.
2.3.2.1 Chuẩn bị giao tử
a, Chuẩn bị trứng:
Bệnh nhân nữ được kích thích buồng trứng nhằm thu được nhiều trứng và vì thế có cơ hội có thai cao hơn. Kích thích buồng trứng là thực hiện tiêm thuốc nội tiết Gnrh như Diphereline và gonadotrophin như Puregon, Gonal F, ... Có nhiều lọai phác đồ điều
trị để sử dụng cho bệnh nhân tùy theo từng trường hợp khác nhau, giai đoạn này kéo dài từ 3 - tuần.
Bước 1: Điều chỉnh thuốc kích thích buồng trứng và siêu âm theo dõi sự phát triển của
nang noãn. *Gnrh.
Thuốc được tiêm mỗi ngày để ngăn ngừa sự rụng trứng và bảo đảm cho
những nang noãn phát triển đồng bộ. Thường thuốc được bắt đầu tiêm vào ngày thứ 2
hoặc ngày thứ 21 của chu kỳ kinh và kéo dài trong 14 đến 20 ngày. Một số bệnh nhân có thể tiêm thuốc kéo dài ngày hơn. Thử máu, siêu âm theo dõi nang nõan để đảm bảo số nang noãn thứ cấp đáp ứng tiêu chuẩn cần thiết. Khi nồng độ nội tiết đủ điều kiện, bệnh
nhân sẽ được tiêm gonadotrophin. * Gonadotrophin.
Gonadotrophin được tiêm dưới da mỗi ngày vào vùng da bụng dưới rốn để kích
số nang noãn và kích thước nang. Bác sĩ sẽ điều chỉnh liều thuốc, theo dõi tiếp tục cho đến khi đủ số nang noãn trưởng thành.
Bước2: Chọc hút trứng.
Bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc hCG kích thích rụng trứng và sau 36- 42 giờ sẽ được chọc hút trứng. Chọc hút trứng được làm tại phòng Thụ tinh trong ống nghiệm.
Trứng được lấy qua một kim chọc hút trứng gắn vào một bộ phận lắp kim của đầu dò âm đạo dưới hướng dẫn của siêu âm. Bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc giảm đau và an thần nhẹ. Sau chọc hút, bệnh ở lại theo dõi tại viện khoảng 1-2 giờ cho tới khi ổn và về nhà.
Bạn cần phải biết rằng không phải tất cả số nang đều có được bao nhiêu đó số trứng, và số trứng thu được không phải tất cả đều thụ tinh thành phôi.
b, Chuẩn bị tinh trùng.
Người chồng( người cho tinh trùng) sẽ được lấy mẫu tinh trùng cùng vào ngày
chọc hút trứng.
Phẫu thuật lấy tinh trùng là phương pháp dành cho những cặp vợ chồng làm thụ
tinh ống nghiệm mà người chồng không có tinh trùng trong tinh dịch do nguyên nhân tắc nghẽn (tinh hoàn vẫn sinh tinh bình thường nhưng tinh trùng không thể ra bên ngoài).
Phẫu thuật lấy tinh trùng bao gồm nhiều phương pháp. Sau khi bác sĩ Nam khoa khám và sinh thiết tinh hoàn, bệnh nhân sẽ được chọn lựa phương pháp phẫu thuật lấy tinh trùng phù hợp:
+ Lấy tinh trùng từ mào tinh bằng vi phẫu thuật.
+ Lấy tinh trùng từ mào tinh bằng xuyên kim qua da. + Lấy tinh trùng từ tinh hoàn bằng chọc hút.
+ Lấy tinh trùng từ tinh hoàn bằng phẫu thuật xẻ tinh hoàn.
Tinh trùng sẽ được lọc rửa và cho vào đĩa nuôi cấy để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh ở giai đoạn sau.
2.3.2.2. Sự thụ tinh.
Tùy theo phác đồ điều trị mà có thể áp dụng hai phương pháp thụ tinh sau. a, Thụ tinh trong ống nghiệm:
Trứng sau khi chọc hút trong ngày sẽ được cho thụ tinh theo tự nhiên. Ngày hôm
sau nhân viên sẽ kiểm tra nếu sự thụ tình diễn ra thành công phôi sẽ được nuôi cấy trong
2 – 5 ngày và thực hiện quá trình chuyển phôi kế tiếp. b, Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng.(ICSI)
Để tránh những bất thường xảy ra khi thụ tinh tự nhiên (hậu quả là không thể hình
thành phôi), người thường áp dụng kỹ thuật ICSI – Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng. Đặc biệt đối với những người chồng tinh trùng quá yếu, quá dị dạng, hoặc phải lấy tinh trùng từ mào tinh…, số lượng tinh trùng tốt chọn được rất ít, kỹ thuật ICSI là một hỗ trợ hiệu quả (vì chỉ cần một tinh trùng cho một trứng).Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng
sẽ được tiến hành vào ngày chọc hút trứng. Tinh trùng sẽ được lấy vào một kim đặc biệt,
sau đó mỗi tinh trùng được tiêm vào bào tương mỗi trứng. Ngày hôm sau sẽ kiểm tra sự thụ tinh. Nếu có phôi thụ tinh, thì phôi cũng sẽ được nuôi cấy như ở phần trên để thực
hiện việc chuyển phôi sau này.
2.3.2.3. Chuyển phôi.
Quá trình nuôi cấy phôi thành công, người vợ sẽ đến bệnh viện để được chuyển phôi vào buồng tử cung. Thủ thuật này chỉ mất vài phút và không gây đau đớn. Thông
thường bệnh nhân được chuyển vào 3 - 4 phôi. Có thể có ít phôi hơn nếu bệnh nhân
không có nhiều trứng hoặc số phôi được thụ tinh không nhiều. Phôi được chuyển vào buồng tử cung để làm tổ và phát triển thành thai. Bao bên ngoài phôi là màng trong suốt.
Trong một số trường hợp, lớp màng này bị cứng chắc bất thường hoặc không mỏng đi
trong quá trình phôi phát triển. Điều này làm cho phôi không thể thoát ra ngoài và bám vào nội mạc tử cung để làm tổ. Dựa trên giả thuyết đó, kỹ thuật làm mỏng hoặc làm thủng màng trong suốt bên ngoài phôi đã ra đời, giúp phôi dễ thoát ra ngoài và làm tổ
vào tử cung hơn. Nhờ đó giúp cải thiện tỉ lệ thành công khi làm thụ tinh trong ống
nghiệm.
Sau chuyển phôi bệnh nhân có thể đi về nhà ngay, không cần nằm viện. Bệnh
nhân sẽ được cho toa thuốc nội tiết hỗ trợ để tăng cơ hội làm tổ của phôi.
Bệnh nhân sẽ được tái khám sau 14 ngày chuyển phôi và thực hiện khám thai định kỳ,
được các bác sĩ tư vấn cũng như sử dụng các loại thuốc nhằm đem lại hiệu quả cao cho
quá trình mang thai.