Tổ chức bộ máy kế toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Mỹ Hảo (Trang 52)

5. Kết cấu đề tài

2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung bao gồm 7 người, mỗi người một chức năng nhiệm vụ khác nhau:

Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán

- Kế toán trưởng: là người chỉ đạo trực tiếp về công tác kế toán đối với bộ phận kế toán công ty, có nhiệm vụ phân công, giao nhiệm vụ và kiểm tra chất lượng hoàn thành, chất lượng công việc của từng người trong phòng. Tham mưu cho giám đốc trong việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh, ký kết hợp đồng kinh tế, chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch giá thành và chịu trách nhiệm về số liệu kế toán trước lãnh đạo cấp trên.

- Kế toán tiền mặt, TGNH và tiền lương: là người theo dõi phản ánh thu chi tiền mặt/ TGNH, theo dõi tình hình vay nợ ngân hàng, lập kế hoạch tiền mặt, tổ chức kiểm tra, đối chiếu với các bộ phận liên quan. Thường xuyên theo dõi số dư tài khoản, hối phiếu, thương phiếu,… Tính lương,tính BHXH, BHYT, KPCĐ

Kế toán trƣởng

Nhân viên kinh tế của các phân xƣởng Thủ quỹ Kế toán tập hợp chi phí Kế toán thanh toán Kế toán vật tƣ Kế toán TSCĐ Kế toán tiền mặt TGNH và tiền lƣơng

- Kế toán TSCĐ: là người tổ chức mở sổ, thẻ chi tiết phản ánh số lượng và giá trị TSCĐ, kiểm kê hướng dẫn các đơn vị ghi chép, theo dõi các tài sản, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Tổ chức hạch toán chi tiết TSCĐ và thường xuyên đối chiếu với các bộ phận liên quan lập nhật ký chung.

- Kế toán vật tư: định kỳ xuống kho nhận chứng từ, hướng dẫn kiểm tra cách ghi sổ, tổ chức sắp xếp, bảo quản kho tàng. Mở sổ chi tiết từng loại vật tư, lập chứng từ ghi sổ, phân bổ vật tư vào đúng đối tượng sử dụng, đối chiếu kiểm tra bộ phận khác.

- Kế toán thanh toán: lập kế hoạch tiền mặt/ TGNH, tổ chức kiểm tra đối chiếu với các bộ phận liên quan, lập bảng kê chi phí đúng thời gian, theo dõi các khoản phải thu, phải trả.

- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá: hạch toán chi phí chính xác, tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm, tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành mới để cung cấp cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp biết được chi phí và giá thành từng loại sản phẩm.

- Thủ quỹ: Theo dõi và đảm bảo tiền mặt ở công ty, phụ trách các khoản thu chi tiền mặt theo các chứng từ hợp lệ, theo dõi và phản ánh việc cấp phát và nhận tiền vào sổ quỹ. Thủ quỹ phải thường xuyên so sánh, đối chiếu tình hình tồn quỹ tiền mặt ở công ty với sổ sách có liên quan để kịp thời phát hiện những sai lệch.

- Nhân viên kinh tế của các phân xưởng: theo dõi, ghi chép tình hình, hoạt động hàng ngày cuả phân xưởng mình, báo cáo lại với bộ phận kế toán bên trên.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Mỹ Hảo (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)