Những nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trong quá trình cổ

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận “Một số biện pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá trong một bộ phận Doanh nghiệp nhà nước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” doc (Trang 25 - 27)

3. Những mặt hạn chế của cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước và nguyên nhân của chúng.

3.2. Những nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trong quá trình cổ

phần hoá Doanh nghiệp nhà nước.

Những nguyên nhân chủ yếu của quá trình thực hiện cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước có thểđược giải thích bởi những nguyên nhân chính sau đây:

3.2.1. Hạn chế về nhận thức

- Trong thực tế, nhiều cán bộ quản lý, nhất là lãnh đạo các Doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự quyết tâm tiến hành cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước mà mình đang quản lý. Cản trở này đã bắt nguồn từ nhận thức không đúng về cổ phần hoá. Có thể nói rằng, đại bộ phận các cán bộ quản lý doanh nghiệp, người lao động chưa thấy rõ được bản chất, vai trò và ưu thế của cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước đối với ự phát triển nền kinh tế, đối với cải thiện hoàn cảnh của người lao động.Việc tuyên truyền về cổ phần hoá chưa đạt tới mức làm cho cán bộ, đảng viên trong các Doanh nghiệp nhà nước hiểu đúng về cổ phần hoá, về vai trò mới của người lao động. Vì thế, ở nhiều Doanh nghiệp nhà nước, cán bộ công nhân viên đều không muốn doanh nghiệp của mình bị cổ phần hoá, bản thân mình chuyển từ chế độ tuyển dụng sang chế độ hợp đồng.

- Cổ phần hoá là giải pháp cải cách Doanh nghiệp nhà nước nên việc tiến hành hoạt động này khá nhạy cảm về chính trị. Những giải pháp cải cách này dễ gây sự phản ứng từ khá nhiều cấn bộ, đảng viên có tư duy trở thành “bất di, bất dịch” là chỉ có Doanh nghiệp nhà nước, kinh tế Nhà nước mới là nền tảng của Chủ nghĩa xã hội. Vì vậy theo họ, cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước là làm “giảm sút” về lượng vai trò của Doanh nghiệp nhà nước.

- Lợi ích cá nhân của nhiều cán bộ quản lý Doanh nghiệp nhà nước cũng là một trong những cản trở việc nhận thức đúng về cổ phần hoá. Những

người này lo lắng khi chuyển sang hình thức công ty cổ phần vị trí quản lý của họ bị thay đổi và không có gì đảm bảo chắc chắn rằng họ sẽ giữ những cương vị đó trong công ty cổ phần được hình thành trên nền tảng doanh nghiệp mà mình đang quản lý. Mối lo này cũng với những lợi ích khác cản trở những cán bộ quản lý hiểu đúng tầm quan trọng của giải pháp cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước.

3.2.2. Hạn chế về sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước

Việc cổ phần hoá là giải pháp cơ bản, toàn diện trong sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả Doanh nghiệp nhà nước. Do động chạm đến nhiều vấn đề phức tạp nên trong quá trình thực hiện, Đảng và Nhà nước vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Thực tế cho thấy nơi nào cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo thì mọi khó khăn lúng túng đều có thể khắc phục được. Khách sạn Sài Gòn ban đầu chỉ có 25% công nhân viên đăng ký mua cổ phần nhưng sau gần hai năm kiên trì giải thích, thuyết phục, khi cổ phần hoá đã có 100% người lao động trong công ty mua cổ phần. Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn, phức tạp nên không thể tránh khỏi những hạn chế, bất cập nhất định. Những hạn chế về chỉ đạo thực hiện biểu hiện ở một số khía cạnh sau:

- Cơ sở pháp lý cho cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước còn chưa vững chắc. Việc ban hành các Nghịđịnh, các Thông tư điều chỉnh các vấn đề khác nhau của cổ phần hoá không giải quyết được mâu thuẫn giửa các văn bản luật có liên quan đến những vấn đề cụ thể của cổ phần hoá. Đã qua 15 năm thực hiện cổ phần hoá song chúng ta chưa có một văn bản luật có giá trị cao, mang tính hệ thống về cổ phần hoá. Mặc dù số lượng các văn bản về cổ phần hoá được ban hành nhiều, nhất là các thông tư về tinh xung quanh các Nghị định, quyết định, song số vấn đề được giải quyết trong đó không tăng. Hơn nữa, các văn bản pháp luật đã ban hành chưa xác định đúng loại quan hệ đột phá trong cổ phần hoá nên tính dân chủ của các quy định là điều dễ nhận thấy trong đó.

- Môi trường bình đẳng giữa các thành phần kinh tế chưa được độc lập. Doanh nghiệp nhà nước vẫn được nhiều ưu đãi hơn và một số cán bộ quản lý ở các ngành vẫn coi doanh nghiệp đã cổ phần hoá là doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên còn phân biệt đối xử. Mặt khác do luật công ty trước đây là luật Doanh nghiệp nhà nước đều chưa xác định được một cách đầy đủ vai trò quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp đa sở hữu có vốn của Nhà nước gộp trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa nên mỗi nơi vận dụng theo một nhận thức riêng. Các thông tư hướng dẫn đều có lợi cục bộ cho doanh nghiệp, thậm chí cho một nhóm người nhất định thì thường được ưu tiên áp dụng hơn so với các quy định pháp luật có hiệu lựa cao hơn.

- Về công tác tổ chức: cổ phần hoá là một chính sách quốc gia của việc đổi mới, hoàn thiện thành phần kinh tế công. Việc thực hiện cổ phần hoá cần được tổ chức chặt chẽ. Các vấn đề đã được giải quyết, các phương án được đưa ra phải được nghiên cứu kỹ lưỡng rút kinh nghiệm và liên tục hoàn thiện biện pháp triển khai. Ở nước ta hiện nay chưa có được một tổ chức đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ này.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiểu luận “Một số biện pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá trong một bộ phận Doanh nghiệp nhà nước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay” doc (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)