Tham số ngẫu nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng học tập của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương (Trang 29)

Trong trường hợp cỡ mẫu rất lớn có thể sử dụng cùng các thủ tục như nhau để kiểm định giả thuyết và xác định khoảng tin cậy cho tất cả các tham số cố định. Tuy nhiên, người ta thường dùng các thủ tục dựa trên các thống kê hàm hợp lý. Để kiểm định giả thuyết H0 ngược lại với đối thuyết H1 nhằm kiểm tra hiệu quả của một số tham số thêm vào, ta dùng thống kê dạng Loga của tỷ lệ hàm hợp (còn được gọi độ lệch) xác định qua biểu thức

D01 = −2 loge(λ0|λ1) (1.14)

ở đó, λ0, λ1 là hàm hợp lý tương ứng với các giả thuyết H0 và đối thuyết

H1 . Đại lượng này có phân phối xấp xỉ phân phối bình phương với bậc tự do bằng hiệu số (q) của số lượng tham số xuất hiện trong hai mô hình.

Chúng ta có thể sử dụng (1.14) làm cơ sở để xây dựng miền tin cậy

(1−α)% cho các tham số thêm vào. Nếu D01 là tập giá trị của điểm α%

của phân bố bình phương với q bậc tự do, thì sử dụng các thủ tục tìm kiếm thích hợp, ta có thể xây dựng được miền tin cậy thỏa mãn (1.14). Tuy nhiên, việc này đòi hỏi phải lượng tính toán lớn, vì tất cả các ước lượng tham số phải được xác định lại nhiều lần cho từng điểm cần tìm.

1.13 Cấu trúc hiệp phương sai phức hợp

Trong các mô hình ở phần trên, chúng ta giả sử các phương sai đơn miêu tả biến động ngẫu nhiên ở mức 1. Sang mức 2, chúng ta giới thiệu mô hình cấu trúc phương sai phức tạp hơn, trong đó cho phép các hệ số hồi quy biến thiên qua các đơn vị mức 2. Tuy nhiên, trong đó việc mô hình hóa và cách diễn giải các biến đổi phức hợp này chỉ thể hiện ở sự biến thiên ngẫu nhiên các hệ số. Bây giờ chúng ta xem làm thế nào để có thể biểu diễn sự biến thiên đó như một hàm của các biến giải thích và làm thế nào đưa ra cách giải thích phù hợp. Chúng ta sẽ chủ yếu xem xét sự biến thiên ở mức 1, nhưng các nguyên lý đó có thể áp dụng cho các mức cao hơn đối với các yếu tố có đặc trưng tương tự. Trong chương này, chúng ta xem xét sự mở rộng của mô hình tuyến tính cơ bản, đưa thêm vào các điều kiện ràng buộc trên các tham số, gán trọng số cho các đơn vị, ước lượng các sai số tiêu chuẩn của tham số và phân tích tổng hợp trên các mức.

Trong phân tích dữ liệu nghiên cứu giáo dục đã xét đến ở trên, ta thấy biến thiên số dư mức 1 giảm đi khi điểm toán năm 8 tuổi tăng lên. Chúng ta cũng thấy các đường hồi quy ước lượng riêng rẽ cho mỗi trường chụm dần lại ở khu điểm toán năm 8 tuổi nhận giá trị cao hơn. Sau đây, ta sẽ xem xét vấn đề tổng quát cho việc mô hình hóa độ biến thiên mức 1.

Khi ta xét các biến ngẫu nhiên ở từng mức, ký hiệu đã dùng cần được mở rộng. Đối với mô hình hai mức chúng ta tiếp tục sử dụng ký hiệu

uj, eij cho tổng biến thiên ở các mức 2 và 1, ta viết uj = r2 X h=0 uhjzhj, eij = r1 X h=0 ehijzhij

ở đó, z là các biến giải thích. Thông thường z0j, z0ij được dùng để chỉ hàm số nhận 1 là giá trị hằng, được dùng tương ứng với hệ số chặn ở mỗi mức.

Trong mô hình 3 mức chúng ta sẽ sử dụng kí hiệu vk, ukj, eijk với i là chỉ số đơn vị mức 1, j là chỉ số đơn vị mức 2, k là chỉ số đơn vị mức 3, h là chỉ số biến giải thích và các hệ số của chúng ở mỗi mức.

Một mô hình đơn giản để biểu diễn biến thiên mức 1 là coi đó như một hàm tuyến tính của các biến giải thích đơn giản. Xét sự mở rộng của phương trình (1.1) thành

yij = β0 +β1xij + (uj +e0ijzij), zij = xij var(e0j) =σe20 (1.15)

var(e1ij) = 0

cov(e0ij, e1ij) =σe01

sao cho đóng góp của mức 1 vào cho phương sai toàn phần là một hàm tuyến tính củazij , cụ thể là σe20+ 2σe01zij . Điều này đáp ứng ràng buộc tham số phương sai bằng 0 khi sự hiện diện của hiệp phương sai khác 0 được sử dụng để có được cấu trúc phương sai theo yêu cầu. Đó mới chỉ là một hàm cụ thể của các tham số ngẫu nhiên trong (1.15), có sự diễn giải biến phụ thuộc yij theo phương sai mức 1. Điều này sẽ được tiến hành tổng quát cho trường hợp các hệ số là ngẫu ở mọi mức mà biến giải thích được định nghĩa.

Chúng ta không chỉ giới hạn ở việc xét phương sai như hàm của một biến giải thích duy nhất, mà có thể xét hàm tổng quát của tổ hợp các biến giải thích. Trong các hàm đó có thể vắng mặt một phần cố định của mô hình, hoặc tương đương là hệ số của phần cố định co lại tới 0. Ở mô hình hồi quy đơn cổ điển, mô hình có hệ số chặn bằng 0 tương ứng với mô hình ‘hồi quy qua gốc tọa độ’, khi đó phương sai mức 1 gắn với hệ số chặn sẽ được xét đến.

Chúng ta có thể dùng một hàm cụ thể bất kỳ của các biến giải thích để mô hình hóa cho phương sai. Chẳng hạn có thể lấy phần giá trị cố định dự đoán và định nghĩa số hạng ngẫu nhiên mức 1 là e1ijpyˆij và giả sử giá trị dự đoán là dương, khi đó phương sai mức 1 trở thành σei2yˆij , tỷ lệ với giá trị dự đoán.

1.14 Phương sai của nhóm con định nghĩa ở mức 1

Một ví dụ phổ biến về phương phức hợp ở mức 1 là mô hình có phương sai riêng biệt cho các nhóm con. Chẳng hạn, trong nhiều phép đo lường sẽ có các khác biệt về độ biến động giữa các nhóm giới tính hoặc nhóm thành phần xã hội. Một cách làm trực tiếp cho mô hình trong trường hợp các nhóm đơn như vậy là sử dụng phiên bản của (1.15) cho mô hình với phương sai khác nhau cho học sinh có bố mẹ làm lao động chân tay

và lao động trí óc như sau: yij = β0 +β1xij + (u0j + e2ijz2ij +e3ijz3ij) z2ij =   

1 cho: chân tay

0 cho: trí óc

z3ij =

 

0 cho: chân tay

1 cho: trí óc

var(e2ij) = σ2e2 var(e3ij) = σ2e3 cov(e2ij, e3ij) = 0

Bây giờ chúng ta xét 1 phương pháp khác có thể chỉ rõ loại phương sai phức hợp ở mức 1. Chúng ta đề cấp đến mô hình yij = β0 +β1xij + (u0j +e2ijz2ij) z2ij =   

1 cho: chân tay

0 cho: trí óc

var(e0ij) = σe20 var(e2ij) = 0

cov(e0ij, e2ij) =σe02

Trong mô hình đó, phương sai mức 1 được cho bằng σe20+ 2σe02z2ij vì phương sai của hệ số thành phần lao động chân tay (z2ij=1) rút lại bằng 0. Như vậy, phương sai ở mức 1 của nhóm trẻ em xuất thân lao động chân tay là σ2e0 + 2σe02, còn của nhóm trẻ em xuất thân lao động trí óc là σe20.

của cả các nhóm tầng lớp xuất thân và giới tính. Một cách giải quyết là xây dựng mô hình phương sai riêng biệt cho từng nhóm trong 4 nhóm đối tượng, sử dụng các thủ tục ở trên. Một cách khác có thể xem xét mô hình có cộng thêm các phương sai như sau:

eij = (e0ij +e2ijz2ij + e4ijz4ij) z4ij =    1 cho: nam 0 cho: nữ var(e0ij) =σe20 (1.16) cov(e0ij, e2ij) = σe02 cov(e0ij, e4ij) = σe04

với hai phương sai và hiệp phương sai còn lại bằng 0. Do vậy (1.16) gợi ý phương sai mức 1 cho con trai xuất thân lao động chân tay là

σe20 + 2σe02 + 2σe04 , v.v.

Giả sử rằng chúng ta có biến định tính nhận 3 giá trị phân loại, chúng ta định nghĩa 2 biến giả, z5ij, z6ij tương ứng với các nhóm phân loại thứ 2 và thứ 3. Với zij miêu tả một biến liên tục, một mô hình cộng tính đối

với biến động ngẫu nhiên mức 1 có thể viết thành eij = (e0ij +e5ijz5ij + e6ijz6ij) var(e0ij) = σe20 var(e1ij) = σe21 cov(e0ij, e1ij) = σe01 cov(e0ij, e4ij) = σe04 cov(e0ij, e5ij) = σe05 cov(e0ij, e6ij) = σe06

Có thể thêm vào mô hình này một hoặc cả hai hiệp phương sai giữa hệ số các biến giả và hệ số các biến liên tục, cụ thể là σe15, σe16. Các hiệp phương sai này có ý nghĩa tương tự như tương tác giữa các số hạng trong phần cố định của mô hình. Từ đó, chúng ta thấy có thể xây dựng các mô hình có độ phức tạp tăng dần, bắt đầu bằng một mô hình cộng tính. Hạn chế duy nhất là chúng ta không thể xét đến hiệp phương sai giữa các loại biến giả được lập từ cùng một biến giải thích định tính. Do vậy, nếu thành phần xuất thân của học sinh có 3 mức, thì chúng ta không thể xét đến hiệp phương sai tương ứng giữa các mức 2 và 3.

Số dư có thể được ước lượng trực từ các mô hình phức hợp. Ví dụ, từ (1.16) ước lượng số dư cho học sinh nam có thành phần xuất thân lao động chân tay là eˆ0ij + ˆe2ij + ˆe4ij .

1.15 Phương sai như một hàm của giá trị dự đoán

Phương sai mức 1 có thể mô hình hóa như một hàm của những tổ hợp các biến giải thích và chúng ta có thể sử dụng kết hợp với các giá trị ước lượng được của các hệ số hồi quy. Cụ thể, giá trị dự đoán có thể được xét đến như một hàm của tổ hợp nữa. Khi đó (1.15) trở thành

yij = β0 +β1xij + (u0j +e0ij +e1ijyˆij).

với phương sai mức 1 được đưa ra bởi:

σe20 + 2σe01yˆij + σ2e1yˆij2

Trường hợp đặc biệt của mô hình này là mô hình phương sai không đổi có được khi hai số hạng phương sai rút về bằng 0. Đối với mô hình này, ước lượng của các tham số ngẫu nhiên có thể tính ngay được bằng cách ỏ từng bước lặp của thủ tục ta tính tập hợp các giá trị dự đoán mới và sử dụng chúng như giá trị của biến giải thích ở mức 1.

Chương 2

Tác động của các nhân tố đến kết quả học tập của sinh viên

2.1 Mô tả số liệu

Nghiên cứu này được thực hiện trên bộ số liệu lấy tại trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương được thành lập theo Quyết định 868/QĐ-TTg ngày 12/7/2007 của Thủ Tướng chính phủ trên cơ sở trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế 1 - Bộ Y tế (được thành lập theo Quyết định số 1952 /QĐ-BGD&ĐT ngày 24/4/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo) mà trước đó là Trường Y sỹ Hải Dương.

Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương có chức năng đào tạo cán bộ kỹ thuật y tế và điều dưỡng ở trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học; nghiên cứu khoa học; phát triển công nghệ và cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.

Nhà trường cam kết tạo cho người học một môi trường giáo dục dân chủ, kỷ cương, minh bạch, văn hoá và có tính chuyên nghiệp cao. Đảm

bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực, có đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp ứng xử, làm việc nhóm và khả năng học tập suốt đời.

Trường có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo tốt, đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên. Khuôn viên chính của Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương có tổng diện tích gần 10 ha, được quy hoạch thành 2 khu. Khu A bao gồm Bệnh viện thực hành, Trung tâm Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm, khu thực hành và khu giảng đường. Khu B bao gồm Nhà hiệu bộ, 03 ký túc xá 5 tầng, sân chơi, bãi tập. Hiện nay Trường đang tích cực chuẩn bị đầu tư xây dựng giảng đường, thư viện (giai đoạn 2), 46 phòng học lý thuyết tổng diện tích 3.964 m2, 39 phòng thực hành tại trường tổng diện tích 3.084 m2, 4 phòng thí nghiệm thực hành, 2 phòng học tin học với tổng số 90 máy tính, cùng với 1 thư viện điện tử và 1 thư viện thông thường.

Để đáp ứng nhu cầu ăn ở của sinh viên , nhà trường đã đầu tư xây mới khu ký túc xá học sinh - sinh viên đảm bảo đủ chỗ ở cho 1.100 người. Bên cạnh đó các cơ sở thực hành ngoài trường cũng rất phong phú với 14 phòng học của Trường tại bệnh viện đa khoa Hải Dương, 6 phòng thực hành chăm sóc răng miệng tại 6 trường THCS thuộc địa bàn thành phố Hải Dương, 5 cơ sở thực tập cộng đồng tại 5 xã Thanh Bình, Tân Hưng, Ngọc Sơn, Quang Hưng, Phùng Chí Kiên, các bệnh viện huyện thuộc Hải Dương, Hưng Yên, Bệnh viện tuyến tỉnh/ TP: Đống Đa, Xanh Pôn, Thanh Nhàn, Phụ sản - Hà Nội; Việt Tiệp - Hải Phòng; Bệnh viện 7 - Hải Dương; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hải Dương, Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức

năng Hải Dương, Bệnh viện tuyến Trung ương: Việt Đức, Bạch Mai, Viện K, Bệnh viện E, Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí, Bệnh viện trung ương Quân đội 108,v.v.v, Viện Dinh dưỡng quốc gia, Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương, Viện Y học lao động và sức khoẻ môi trường, Trung tâm kiểm nghiệm ATVSTP, trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện.

Với mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương luôn quan tâm phát triển đội ngũ giảng viên. Đến nay, tổng số cán bộ viên chức của Trường là 338, trong đó có 248 giảng viên, bao gồm: 01 phó giáo sư, 18 Tiến sỹ (5 nghiên cứu sinh bảo vệ trong năm 2011), 114 thạc sỹ. Ngoài ra Trường còn có 463 giảng viên kiêm nhiệm, thỉnh giảng: 24 Giáo sư, 33 Phó giáo sư, 57 Tiến sỹ và 235 Thạc sỹ từ các Trường Đại học Y, Bệnh viện, Viện nghiên cứu. Bên cạnh đó trường cũng thường xuyên mời các giảng viên nước ngoài, Việt kiều tham gia giảng dạy cho sinh viên, đồng thời gửi giảng viên tham gia khóa đào tạo từ xa của Trường Đại học Công nghệ Queensland - Australia. Quy mô đào tạo của trường hiện tại là hơn 4.000 học sinh sinh viên/ năm, giai đoạn 2015 đến 2020 sẽ lên tới 5.000 - 7.000 học sinh sinh viên/ năm.

Qua 50 năm xây dựng và phát triển, Trường đã có bề dày kinh nghiệm và là địa chỉ tin cậy trong đào tạo, đã cung cấp cho ngành y tế hơn 23.000 kỹ thuật y tế, điều dưỡng, hộ sinh (trong đó có 383 thầy thuốc cho nước CHDCND Lào và Vương quốc Căm-Pu-Chia).

Trong những năm qua trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đã không ngừng lớn mạnh và phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Do vậy công tác tuyển sinh của có nhiều biến đổi theo chiều hướng tốt, số

thí sinh đăng ký ngày một tăng, điểm chuẩn tương đối ổn định theo xu

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng học tập của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)