Giải pháp đối với doanh nghiệp dệt may

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ ÁN: " ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG EU" ppt (Trang 25 - 31)

III. MỘT SỐ MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP CHO HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU TRONG THỜI GIAN TỚI.

3.2.1Giải pháp đối với doanh nghiệp dệt may

- Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu sang EU. Để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm các doanh nghiệp Việt Nam phải chú trọng đến đổi mới thiết bị công nghệ, thay thế máy móc thiết bị lạc hậu nhằm nâng cao năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Để khắc phục tình trạng lạc hậu của máy móc thiết bị công nghệ phương án tối ưu với các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu máy móc cơng nghệ dệt may nguồn từ EU. Nhập khẩu máy móc cơng nghệ nguồn từ EU sẽ giúp giải quyết được vấn đề phương tiện sản xuất hiện đại, giải quyết khó khăn do yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm từ EU.

- Đẩy mạnh áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000, SA 8000 trong quản lý sản xuất để vượt rào cản vào thị trường EU. Thị trường EU có hệ thống quản lý chất lượng hàng nhập khẩu khá chặt chẽ. Hàng hố từ bên ngồi muốn vào thị trường này phải vượt qua rào cản kỹ thuật của EU gồm yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng và tiêu chuẩn về môi trường. Đối với tiêu chuẩn chất lượng, hệ thống quản lý chât lượng ISO 9000 là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghệp xuất khẩu sang thị trường EU thuộc các nước đang phát triển; ISO 9000 được coi như chữ tín giữa người sản xuất với người tiêu dùng, giữa các doanh nghiệp với nhau. Chất lượng của sản phẩm khong chỉ đơn thuần là các yêu cầu về mặt phẩm chất bên trong mà còn đảm bảo cả yêu cầu về mặt thẩm mỹ, tiện dụng và an toàn cho người sử dụng. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 quy tụ kinh nghiệm của quốc tế trong lĩnh vực quản lý và đảm bảo chất lượng trên cơ sở phân tích các quan hệ giữa người sử dụng và người cung ứng. Đây chính là phương tiện hiệu quả giúp cho các nhà sản xuất tự xây dựng và áp dụng hệ thống bảo đảm chất lượng ở cơ sở mình, đồng thời là phương tiện để bên mua có thể căn cứ vào đó tiến hành kiểm tra người sản xuất, kiểm tra sự ổn định của sản xuất và chất lượng trước khi ký hợp đồng. ISO 9000 đưa ra các chuẩn mực một hệ thống chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ. ISO 9000 hướng dẫn các tổ chức cũng như các doanh nghiệp xây dựng một mơ hình quản lý thích hợp và văn bản hố các yếu tố của hệ thống chất lượng theo mơ hình đã chọn. ISO 9000 khơng phải là tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm mà là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng. Hệ thống quản lý của một doanh

nghiệp có tốt mới cho ra sản phẩm chất lượng cao. Do đó hàng của doanh nghiệp có chứng chỉ ISO thì thâm nhập vào thị trường EU dễ dàng hơn nhiều so với hàng của doanh nghiệp khác khơng có chứng chỉ này. Đối với tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng ký mã hiệu trở nên quan trọng số một trong lưu thơng hàng hố trên thị trường EU và là yếu tố bắt buộc đối với hàng hoá nhập khẩu vào EU. Hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 càng trở nên quan trọng với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam phải chú ý đến vấn đề dán nhãn môi trường cho sản phẩm dệt, thị trường EU cấm nhập sản phẩm dệt có thuốc nhuộm azo. Chứng chỉ ISO 14000 sẽ là phương tiện và thước đo để khách hàng EU có thể an tâm về phương diện bảo vệ môi trường của sản phẩm. Việc thừa nhận và cam kết áp dụng ISO đã trở thành một tiêu chí để duy trì sự cạnh tranh trên thị trường EU. Bằng phương pháp này các doanh nghiệp Việt Nam tăng dược khả năng cạnh tranh và uy tín trên thị trường EU

- Lựa chọn phương thức xâm nhập thị trường EU có hiệu quả. Có nhiều hình thức để các doanh nghiệp Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường EU như xuất khẩu qua trung gian, xuất khẩu trực tiếp, thực hiện liên doanh, thực hiện đầu tư trực tiếp. Mỗi phương thức thâm nhập thị trường trên đây có những ưu thế và hạn chế riêng. Xuất khẩu qua trung gian là con đường mòn mà rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhất là đối với hai ngành dệt may và da giầy đã áp dụng để thâm nhập thị trường EU. Do thị trường này còn rất mới mẻ và do các doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm về thương trường nên ít cơng ty thiết lập được quan hệ bạn hàng trực tiếp với đối tác EU do đó chỉ có thể xuất khẩu qua trung gian là các cơng ty Châu á có quan hệ trực tiếp

với đối tác EU. Về chiến lược các doanh nghiệp Việt Nam chỉ nên lấy đó làm bước đệm nhằm làm quen với thị trường và rút kinh nghiệm nhằm tự mình xây dựng chỗ đứng riêng cho mình trên thị trường.

Xuất khẩu trực tiếp là con đường chính, lâu dài để các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU hiện nay. Cần áp dụng hình thức đầu tư trực tiếp và liên doanh; tuy nhiên đầu tư trực tiếp không phải là hướng chính trong thời gian trước mắt nhưng chí ít nó cũng cần thiết trong một số lĩnh vực như các cơ sở tiếp thị và dịch vụ. Liên doanh có thể dưới hình thức sử dụng giấy phép, nhãn hiệu hàng hố bởi vì người tiêu dùng EU có sở thích và thói quan sử dụng những sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng, chất lượng là yếu tố quyết định tiêu dùng đối với phần lớn mặt hàng được tiêu thụ trên thị trường này chứ không phải là giá cả. Hiện nay hàng dệt may Việt Nam chưa có danh tiếng, năng lực cạnh tranh cịn yếu nên khó thâm nhập vào EU nếu liên doanh dưới hình thức sử dụng giấy phép nhãn hiệu hàng hố tên thương phẩm có thể là biện pháp trung gian để các nhà xuất khẩu thâm nhập vào thị trường này. Phấn đấu tăng tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp giảm dần hình thức gia cơng và xuất khẩu qua nước thứ ba và chuyển từ gia công sang mua nguyên liệu bán thành phẩm.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất, thiết kế, kinh doanh, cơng nhân có tay nghề cao, có đủ trình độ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh quốc tế trong tình hình mới và thực hiện được các mục tiêu trong thời gian ngắn nhất. Phối hợp với các trường đại học để đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp dệt may ưu tiên học bổng cho sinh viên để thu hút số học viên và

mở thêm chương trình sau đại học để đào tạo chuyên sâu trong nước cũng như gửi đi thực tập nghiên cứu ở ngoài nước.

- Từng bước tạo dựng tên tuổi doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm, khẳng định uy tín trên thị trường quốc tế đặc biệt là trên thị trường EU. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu ứng dụng các nghiệp vụ marketing để phát hiện những mặt hàng mới có khả năng tiêu thụ ở thị trường EU, cho ra đời và thực hiện những hoạt động khuếch trương cần thiết giúp cho các mặt hàng mới tìm được chỗ đứng, duy trì và phát triển trên thị trường này. Cung ứng tốt các dịch vụ sau bán hàng để duy trì củng cố uy tín sản phẩm đối với người tiêu dùng về những sản phẩm cần có dịch vụ sau bán hàng

- Tăng cường thu hút vốn đầu tư huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, kêu gọi đầu tư nước ngoài (trực tiếp hoặc gián tiếp) để tập trung đầu tư cơ cở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị hiện đại theo hướng tiếp cận với công nghệ cao trong thiết kế mẫu, trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng sức cạnh tranh trên thị trường thé giới và trong nước. Nâng cao trình độ cơng nghệ thiết bị cho các doanh nghiệp dệt, may. Liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp dệt và may, may xuất khẩu. Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư sản xuất hàng dệt may xuất khẩu. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay tham gia sản xuất và kinh doanh xuất nhâp khẩu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn kinh doanh ít, lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong thương trường của một nền kinh tế thị trường nên gặp nhiều hạn chế trong việc xúc tiến thương mại cũng như việc đề ra chiến lược lâu dài vươn ra thị trường nước ngoài. Để hạn

chế bớt những khó khăn về vốn, các doanh nghiệp cần tiếp cận các nguồn vốn của các ngân hàng hay các quỹ tín dụng trong khi nhà nước chưa có ngân hàng chuyên doanh hay quỹ bảo lãnh tín dụng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần khai thác tác dụng tích cực của Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, tìm kiếm sự hỗ trợ của nhà nước, các tổ chức quốc tế hay các hiệp hội ngành hàng để tham gia triển lãm, hội chợ, hội thảo ở trong nước hoặc ở nước ngồi, tìm kiếm sự hỗ trợ trong và ngoài nước để lập văn phòng, phòng trưng bày, lập kho ngoại quan hay chi nhánh cơng ty tại nước ngồi để thực hiện công tác xúc tiến thương mại cho sản phẩm hay dịch vụ của mình

- Mỗi doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trường nhưng cũng xác định rõ sản phẩm và thị trường chủ lực của mình để có chiến lược đầu tư và tiếp thị phù hợp trên cơ sở đó để tích cực đầu tư củng cố và mở rộng sản xuất. Thực hiện phối hợp giữa chun mơn hố cao giữa các doanh nghiệp, tìm mọi cách để tăng năng suất lao động triệt để tiết kiệm chi phí nhằm giảm giá thành một cách đáng kể so với hiện nay. Đây là giải pháp chủ yếu để tăng sức cạnh tranh sản phẩm.

- Chủ động tìm kiếm khách hàng bằng mọi biện pháp như qua internet, hội chợ thơng mại, qua các đại lý. Đặc biệt các doanh nghiệp cần phát triển hệ thống kênh phân phối, tiêu thụ ở nước ngồi một vũ khí cạnh tranh dặc biệt vì phân phối là yếu tố chủ yếu đem đến cho khách hàng những giá trị gia tăng và đem đến cho khách hàng sự hài lòng. Mức độ hài lòng của khách hàng với sản phẩm sản phẩm của công ty cao hơn so với hàng của đối thủ cạnh tranh sẽ quyết định cuối cùng khả năng chiếm lĩnh thị

trường của doanh nghiệp tức là quyết định sự thắng lợi trong cạnh tranh. Cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại EU rất lớn, các doanh nghiệp cần quan tâm hợp tác với những ông chủ dệt may lớn người Việt ở đây để hợp tác tạo thành hệ thống kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm hữu hiệu. Doanh nghiệp cũng cần tích cực chủ động phối hợp với các thương vụ tại các nước thành viên EU để thường xuyên nắm bắt tình hình về nhu cầu thị hiếu của thị trường về nhu cầu hàng hoá, giá cả và mọi biến động của thị trường. Thông qua thương vụ để giới thiệu sản phẩm tìm đối tác tin cậy.

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ ÁN: " ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG EU" ppt (Trang 25 - 31)