Việt Nam với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu

Một phần của tài liệu Lịch sử các học thuyết kinh tế (Trang 28 - 30)

Là một nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, có độ mở lớn nên khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động nghiêm trọng tới kinh tế Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá, xuất khẩu lao động, thu hút đầu tư nước ngoài, nguồn ngoại tệ từ các kiều hối, du lịch, dịch vụ. Bên cạnh đó, hệ quả của các biện pháp kiềm chế lạm phát cùng với thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra đã làm trầm trọng thêm những khó khăn của nền kinh tế đất nước.

Trước tình hình đó, Nhà nước Việt Nam đã ban hành kịp thời và tổ chức thực hiện đạt kết quả các gói giải pháp kích thích kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Chính phủ Việt Nam đã đề ra 5 nhóm chính sách cụ thể về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy thoái, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có gói giải

các ngành, các doanh nghiệp đã tập trung triển khai gói kích thích kinh tế này, coi đó là chính sách kinh tế- xã hội trọng tâm của năm 2009 để thực hiện mục tiêu ngăn chặn suy giảm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Kết quả thực hiện gói kích thích kinh tế, tính từ đầu tháng 9/2009 đạt được như sau: - Về thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất, tính đến đầu tháng 9/2009, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đạt 418.304 tỷ đồng.

- Về thực hiện chính sách miễn giảm, giảm thuế, tính đến đầu tháng 9 có trên 125.000 lượt doanh nghiệp và khoảng 937.000 đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân được hưởng ưu đãi về thuế. Trong chương trình tổng thể nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, dự kiến cả năm số thuế được miễn giảm, giảm khoảng 20.000 tỷ đồng.

- Về việc thực hiện các giải pháp về vốn đầu tư phát triển, theo kế hoạch, vốn đầu tư phát triển của Nhà nước trong gói kích thích kinh tế khoảng 90.800 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm đạt khoảng 60.800 tỷ đồng.

Do sớm nhận định, đánh giá tình hình một cách chủ động, thận trọng và chính xác để chuyển hướng chính sách kịp thời, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và của toàn xã hội, Việt Nam đã ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng khá và tăng được nguồn lực cho đầu tư phát triển, tạo đà cho thời gian tới. Các doanh nghiệp Việt Nam đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất, sản xuất đi vào phục hồi và có bước phát triển, lao động được thu hút trở lại, 76 ngành doanh nghiệp mới được thành lập; tạo thêm 1,5 triệu chỗ làm việc. Từ quý II, giá trị sản xuất công nghiệp đã tăng trở lại một cách ổn định, tháng sau cao hơn tháng trước, 9 tháng tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2008 và dự kiến cả năm tăng khoảng 7,2%. Giá trị tăng thêm của ngành xây dựng từ - 0,4% năm 2008 tăng lên 11,3% năm 2009. Giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ khoảng 6,5%. Nông nghiệp phát triển khá ổn định, giá trị sản xuất cả năm dự định tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) quý sau cao hơn quý trước: Quý I: 3,14%; Quý II: 4,46%; Quý III: 5,76%; 9 tháng đầu năm tăng 4,56%; Dự kiến cả năm 2009 tăng khoảng 5,2%.

Một phần của tài liệu Lịch sử các học thuyết kinh tế (Trang 28 - 30)