Trong định tuyến dựa trên chất lượng dịch vụ, mạng phải cân bằng giữa việc tiêu thụ năng lượng với chất lượng dữ liệu. Thông thường, mạng phải đáp ứng một số yêu cầu chất lượng dịch vụ như trì hoãn, năng lượng, băng thông, vv… khi cung cấp dữ liệu cho các trạm cơ sở. Định tuyến phân công theo trình tự (Sequential Assignment
Routing - SAR) là một trong những giao thức định tuyến đầu tiên cho mạng cảm biến vô tuyến. SAR đưa ra khái niệm chất lượng dịch vụ quyết định định tuyến. Việc quyết định định tuyến trong SAR phụ thuộc vào 3 yếu tố: các nguồn năng lượng, chất lượng dịch vụ trên mỗi đường đi, và mức ưu tiên cho mỗi gói tin. Để tránh đường đi đơn bị lỗi, một tiếp cận đa đường được sử dụng và các lược đồ khôi phục lại đường đi địa lý hóa được sử dụng. Để tạo ra các đường đi từ một nút nguồn, một cây gốc tại nút nguồn được thiết lập tới các nút đích (chẳng hạn các trạm cơ sở). Các đường đi của cây được xây dựng cùng với việc tránh các nút có năng lượng thấp cũng như đảm bảo chất lượng dịch vụ. Ở cuối tiến trình, mỗi nút cảm biến sẽ trở thành một phần của cây đa đường. Do đó, SAR là một giao thức đa đường sử dụng bảng điều khiển mà nhắm tới việc đạt được hiệu quả về mặt năng lượng cũng như chống lỗi.
Một giao thức định tuyến khác đảm bảo chất lượng dịch vụ mà cung cấp các đảm bảo thời gian thực đầu cuối có tên là SPEED. Giao thức này sử dụng các mô-đun định tuyến có tên là Stateless Geographic Non-Deterministic Forwarding – SNFG. Khi đem so sánh với định tuyến nguồn động (Dynamic Source Routing – DSR) và định tuyến véc-tơ ad hoc theo yêu cầu (Ad hoc On-Demand Vector routing – AODV), SPEED làm việc tốt hơn với độ trễ đầu cuối và tỉ lệ mất gói thấp. Tuy nhiên SPEED không quan tâm đến vấn đề năng lượng, do đó cần phải so sánh nó với một giao thức định tuyến mà nhận biết năng lượng khác.