Đánh dấu X vào đầu câu trả lời đúng nhất:

Một phần của tài liệu Giáo án Sinh 7 CKHTN (Trang 78)

V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

A. Đánh dấu X vào đầu câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Đặc điểm chung của ngành thân mềm:

a. Cơ thể có mềm không phân đốt b. Có lớp vỏ đá vôi

c. Cơ quan vận động đã giảm

d. Cơ quan tiêu hoá đã phân hoá, có hệ tuần hoàn.

Câu 2: Vỏ tôm cứng mà tôm vẫn tăng trưởng được là nhờ:

a. Vỏ tôm ngày càng dày và lớn lên làm cho cơ thể tôm lớn lên theo. b. Sau mỗi giai đoạn tăng trưởng, tôm phải lột xác.

c. Đến giai đoạn tăng trưởng vỏ kitin mềm ra. d. Cả a, b, c.

Câu 3: Hệ tuần hoàn của châu chấu thuộc dạng nào:

a. Hệ tuần hoàn hở b. Hệ tuần hoàn kín c. Tim hình ống dài d. Cả a, b, c

Câu 4: Châu chấu di chuyển nhờ cơ quan nào?

a. Chân trước b. Chân sau c. Cánh d. Cả a, b, c

B. Đánh dấu X vào ô trống chỉ đúng vai trò thực tiễn của từng loại sâu bọ:

Vai trò Loài sâu bọ Thụ phấn cho cây Tiêu diệt các sâu bọ Làm thực phẩm Truyền bệnh Phá hoại cây trồng Làm thuốc chữa bệnh Ruồi Muỗi Tằm Ong mật Ong mắt đỏ Châu chấu II. Tự luận

- Nêu cấu tạo ngoài của nhện và các chức năng phù hợp với các cấu tạo đó. Biểu điểm

I. Trắc nghiệm

A. 4 điểm (mỗi câu đúng 1 điểm) B. 2 điểm

II. Tự luận

- Nêu cấu tạo ngoài: 2 phần ( 2 điểm) - Chức năng : (2 điểm)

IV. CỦNG CỐ

- GV nhận xét giờ

- Chữa bài nếu còn thời gian.

V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- HS học bài

- Ôn tập lại các phần đã học - Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.

Bài 32: THỰC HÀNH MỔ CÁ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS xác định được vị trí và nêu rõ vai trò một số cơ quan của cá trên mẫu mổ.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng mổ trên động vật có xương sống. - Rèn kĩ năng trình bày mẫu mổ.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

- GV: Mẫu cá chép

Bộ đồ mổ, khay mổ, đinh ghim.

Tranh phóng to hình 32.1 và 32.3 SGK. Mô hình não cá hoặc mẫu não mổ sẵn. - HS: + 1 con cá chép (cá giếc)

+ Khăn lau, xà phòng.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định tổ chức2. Kiểm tra bài cũ 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới

Hoạt động 1: Tổ chức thực hành

- GV phân chia nhóm thực hành - Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.

- Nêu yêu cầu của tiết thực hành (như SGK).

Hoạt động 2: Tiến trình thực hành (4 bước)

a. Cách mổ:

- GV trình bày kĩ thuật giải phẫu (như SGK trang 106) chú ý vị trí đường cắt để nhìn rõ nội quan của cá).

- Biểu diễn thao tác mổ (dựa vào hình 32.1 SGK).

- Sau khi mổ cho HS quan sát vị trí tự nhiên của các nội quan chưa gỡ.

b. Quan sát cấu tạo trong trên mẫu mổ

- Hướng dẫn HS xác định vị trí các nội quan

- Gỡ nội quan để quan sát rõ các cơ quan (như SGK).

- Quan sát mẫu bộ não cá và nhận xét màu sắc và các đặc điểm khác.

c. Hướng dẫn viết tương trình

- Hướng dẫn HS cách điền vào bảng các nội quan của cá + Trao đổi nhóm nhận xét vị trí, vai trò các cơ quan + Điền ngay vào bảng kết quả quan sát của mỗi cơ quan + Kết quả bảng 1 đó là bản tường trình bài thực hành.

Bước 2: Thực hành của học sinh

- HS thực hành theo nhóm 4-6 người - Mỗi nhóm cử ra:

+ Nhóm trưởng: điều hành chung + Thư kí: ghi chép kết quả quan sát. - Các nhóm thực hành theo hướng dẫn của GV:

+ Mổ cá: lưu ý nâng mũi kéo để tránh cắt phải các cơ quan bên trong + Quan sát cấu tạo trong: quan sát đến đâu ghi chép đến đó.

- Sau khi quan sát các nhóm trao đổi, nêu nhận xét vị trí và vai trò của từng cơ quan, điền bảng SGK trang 107.

Bước 3: Kiểm tra kết quả quan sát của HS:

- GV quan sát việc thực hiện những sai sót của HS khi xác định tên và vai trò của từng cơ quan.

- GV thông báo đáp án chuẩn, các nhóm đối chiếu, sửa chữa sai sót.

Bảng 1: Các cơ quan bên trong của cá

Tên cơ quan Nhận xét vị trí và vai trò

- Mang (hệ hô hấp) Nằm dưới xương nắp mang trong phần đầu gồm các lámang gần các xương cung mang – có vai trò trao đổi khí. - Tim (hệ tuần hoàn) Nằm phía trước khoang thân ứng với vây ngực, co bóp đểđẩy máu vào động mạch – giúp cho sự tuần hoàn máu.

- Hệ tiêu hoá (thực quản, dạ dày, ruột,

gan)

Phân hoá rõ rệt thành thực quản, dạy dày, ruột, có gan tiết mật giúp cho sự tiêu hoá thức ăn.

- Bóng hơi Trong khoang thân, sát cột sống, giúp cá chìm nổi dễdàng trong nước. - Thận (hệ bài tiết) Hai dải, sát cột sống. Lọc từ máu các chất không cần thiếtđể thải ra ngoài. - Tuyến sinh dục (hệ

sinh sản)

Trong khoang thân, ở cá đực là 2 dải tinh hoàn, ở cá cái là 2 buồng trứng phát triển trong mùa sinh sản.

- Não (hệ thần kinh) Não nằm trong hộp sọ, ngoài ra còn tuỷ sống nằm trongcác cung đốt sống, điều khiển, điều hoà hoạt động của cá.

Bước 4: Tổng kết

- GV nhận xét từng mẫu mổ: mổ đúng, nội quan gỡ không bị nát, trình bày đẹp. - Nêu sai sót của từng nhóm cụ thể.

- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của các nhóm. - Cho các nhóm thu dọn vệ sinh.

- Kết quả bảng phải điền sẽ là kết quả tường trình - GV đánh giá điểm cho 1 số nhóm.

4. Kiểm tra - đánh giá

- GV đánh giá việc học của HS

- Cho HS trình bày các nội dung đã quan sát được - Cho điểm 1-2 nhóm có kết quả tốt.

5. Hướng dẫn học bài ở nhà

- Chuẩn bị bài cấu tạo trong của cá chép.

Tiết 36 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 37 Ngày soạn: 20/12/10 Ngày dạy: 28/12/10 LỚP LƯỠNG CƯ Bài 35: ẾCH ĐỒNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Mô tả được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật. - Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

- Bảng phụ ghi nội dung bảng SGK trang 114. - Tranh cấu tạo ngoài của ếch đồng.

- Mẫu: ếch nuôi trong lồng nuôi. - HS: chuẩn bị theo nhóm.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định tổ chức2. Kiểm tra bài cũ 2. Kiểm tra bài cũ

- Cho những VD nêu ảnh hưởng của điều kiện sống khác nhau đến cấu tạo cơ thể và tập tính của cá?

- Vai trò của cá đối với đời sống con người?

3. Bài mới

Hoạt động 1: Đời sống

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và thảo luận:

- Thông tin trên cho em biết điều gì về đời sống của ếch đồng?

- GV cho HS giải thích một số hiện tượng:

- Vì sao ếch thường kiếm mồi vào ban đêm? - Thức ăn của ếch là sâu bọ, giun, ốc nói lên điều gì?

(con mồi ở cạn và ở nước nên ếch có đời sống vừa cạn vừa nước).

- HS tự thu nhận thông tin trong SGK trang 113 và rút ra nhận xét.

- 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét bổ sung.

- HS trình bày ý kiến.

Kết luận:

- ếch có đời sống vừa ở nước vừa ở cạn (nửa nước, nửa cạn). - Kiếm ăn vào ban đêm.

- Có hiện tượng trú đông. - Là động vật biến nhiệt.

Hoạt động 2: Cấu tạo ngoài và di chuyển a. Di chuyển

- GV yêu cầu HS quan sát cách di chuyển của ếch trong lồng nuôi và hình 35.2 SGK, mô tả động tác di chuyển trên cạn. + Quan sát cách di chuyển trong nước của ếch và hình 35.3 SGK, mô tả động tác di chuyển trong nước.

- HS quan sát, mô tả được:

+ Trên cạn: khi ngồi chi sau gấp chữ Z, lúc nhảy chi sau bật thẳng  nhảy cóc.

+ Dưới nước: Chi sau đẩy nước, chi trước bẻ lái.

Kết luận:

- Ếch có 2 cách di chuyển; + Nhảy cóc (trên cạn) + Bơi (dưới nước).

Một phần của tài liệu Giáo án Sinh 7 CKHTN (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w