Một số kiến nghị hoàn thiện

Một phần của tài liệu người bào chữa trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 25)

III. Thực trạng bảo vệ pháp luật và công lý của người bào chữa và

3.Một số kiến nghị hoàn thiện

- Nâng cao tính tranh tụng trong hoạt động TTHS.

Hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa đang là vấn đề nóng bỏng được Đảng và nhà nước, cũng như dư luận rất quan tâm. Mặc dù luật TTHS Việt Nam vẫn quy định trong phiên tòa có phần xét hỏi kết hợp với tranh luận, nhưng hiện nay nếu chỉ thiên về xét hỏi thì sẽ không đảm bảo được kết quả khách quan của vụ án. Hơn nữa, người bào chữa tham gia vào các phiên tòa hình sự ngày càng phổ biến hơn. Ngoài ra nhận thức pháp luật của nhân dân ngày càng được nâng cao. Do vậy, vấn đề nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa để đi dến giải quyết của vụ án được đảm bảo hơn. Trong tình hình thực tế đó chúng tôi có một số đề xuất như sạu:

• Trong trình tự xét hỏi KSV hỏi chính, HĐXX cũng hỏi nhưng chỉ hỏi để làm sáng tỏ các tình tiết còn mâu thuẫn chưa được sáng tỏ trong vụ án. Khi KSV tham gia hỏi chính thì HĐXX có thời gian để nghe được hai bên gỡ tội và buộc tội thực hiện việc xét hỏi. Điều này sẽ tránh được trường hợp HĐXX chỉ lo hỏi những điều mà mình thắc mắc khi nghiên cứu hồ sơ làm tốn thời gian và hạn chế việc xét hỏi của người bào chữa. Ngoài ra BLTTHS nên bổ sung thêm: “Người bào chữa được quyền sử dụng các đồ vật, công cụ để minh họa cho quan điểm bào chữa của mình”. Quy định này sẽ tạo điều kiện cho người bào chữa thể hiện quan điểm của mình một cách dễ dàng ở phiên tòa.

• Để xóa bỏ tình trạng “án bỏ túi”, “án tại hồ sơ”, “án chỉ đạo”, để việc tranh luận giữa hai bên buộc tội và gỡ tội được diễn ra công bằng, HĐXX chỉ dựa vào kết quả của việc xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa khi đưa ra phán quyết. Việc này tránh được trường hợp HĐXX chỉ nghiêng về ý kiến của VKS mà bỏ qua ý kiến của người bào chữa. Đồng thời, khi tham gia tranh luận HĐXX không được hạn chế thời gian tranh luận của người bào chữa, trong trường hợp HĐXX đồng ý với ý kiến tranh luận của người bào chữa thì phải ghi vào bản án, trường hợp HĐXX bác bỏ ý kiến đó thì phải giải thích lý do cho người bào chữa hiểu.

• Nâng cao chất lượng công tố của KSV tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác.

• Tăng cường công tác kiểm sát việc bắt, giam, giữa bảo đảm đúng pháp luật; trường hợp chưa cần bắt, tạm giữ, tạm giam thì kiên quyết không phê chuẩn lệnh bắt giữ. VKS các cấp chịu trách nhiệm về những oan, sai trong việc bắt tạm giữ, tạm giam thuộc phạm vi thẩm quyền phê chuẩn của mình.

• Các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để luật sư tham gia vào quá trình tố tộng: tham gia hỏi bị căn, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh luận dân chủ tại phiên tòa…

- Hoàn thiện các quy định của pháp luật về người bào chữa

• Cần có văn bản hướng dẫn quy định cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn, cách thức tham gia bào chữa của hai chủ thể người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và bào chữa viên nhân dân. Kèm theo đó quy định cụ thể các loại giấy tờ để hai chủ thể này có thể dễ dàng tham gia vào quá trình bào chữa.

• Kiến nghị nên sửa khoản 1 Điều 58 BLTTHS thành “Người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can đối với tất cả các loại tội. Trong trường hợp bắt người theo quy định tại điều 81 và điều 82 của bộ luật này thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ” và khoản 2 Điều 58 BLTTHS thành “Đề nghị CQĐT báo trước về thời gian và địa điểm lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can để có mặt khi lấy lời khai người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can”. Người bào chữa được có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và được hỏi người bị tạm giữ, bị can và tham gia vào các hoạt động điều tra khác, tức là người bào chữa được hỏi và tham gia các hoạt động điều tra khác mà không cần phải có sự đồng ý của ĐTV. CQĐT phải thông báo cho người bào chữa biết thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và các hoạt động điều tra khác. CQĐT không được gây khó khăn cho người bào chữa khi tham gia vào các hoạt động này. Đối với người tham gia bào chữa cho người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì có quyền có mặt trong tất cả các buổi hỏi cung, bởi những bị can này không đủ khả năng để trả lời những câu hỏi của ĐTV, còn các trường hợp khác nếu người bào chữa vắng mặt, việc hỏi cung bị can và các hoạt động khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản. Quy định cho phép người bào chữa có quyền gặp người bị tạm giữ, gặp

bị can, bị cáo đang bị tạm giam trong giờ hành chính và không bị giới hạn thời gian, số lần gặp. Khi gặp, người bào chữa có quyền trao đổi, giải thích cho thân chủ của mình, đồng thời CQTHTT phải tạo điều kiện thuận lợi cho người bào chữa được thực hiện quyền này. Tùy theo tính chất nguy hiểm của tội phạm mà quy định người bào chữa được gặp riêng hay dưới sự giám sát của ĐTV, cán bộ quản lý trại giam.

• Người bào chữa được thu thập các bằng chứng có liên quan đến vụ án ở các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục luật định về thu thập và bảo quản chứng cứ. Các chứng cứ do người bào chữa thu thập phải được xem xét công khai trước tòa. Nếu người bào chữa có đưa ra các yêu cầu thì trong thời gian nhất định cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đối với các yêu cầu trên. Hết thời hạn này mà các CQTHTT không trả lời hoặc trả lời muộn thì coi như yêu cầu của người bào chữa được chấp nhận và CQTHTT có nghĩa vụ phải thực hiện yêu cầu đó. Trong trường hợp bác bỏ yêu cầu của người bào chữa thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Nếu người bào chữa không chấp nhận thì có quyền khiếu nại lên thủ trưởng các CQTHTT và thủ trưởng giải quyết khiếu nại theo luật khếu nại, tố cáo.

• Để tránh sự gây khó khăn của CQTHTT, NTHTT tới quyền bào chữa của người bào chữa, kiến nghị nên có hướng dẫn cụ thể về trường hợp CQTHTT, NTHTT cản trở người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền mời người khác bào chữa. Quy định việc cản trở sự tham gia tố tụng của người bào chữa là một dạng vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, là một trong những căn cứ để hủy án hoặc từ chối truy tố, xét xử…

- Thay đổi nhận thức, tác phong làm việc của cán bộ trong CQTHTT. Nhằm tránh tình trạng NTHTT cố tình gây khó khăn, cản trở sự tham gia tố tụng của người bào chữa, cần phải có những hoạt động nâng cao nhận thức của NTHTT về vai trò, vị trí của người bào chữa đồng thời xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, để thay đổi suy nghĩ của một con người không phải là điều đơn giản. Để làm được điều đó, chính bản thân những người bào chữa, những luật sư phải tự vươn lên, tự khẳng định vị trí của mình. Các luật sư phải bằng những hành động hữu ích, những đóng góp cụ thể, tích cực vào quá trình giải quyết VAHS nói riêng và công cuộc cải cách tư pháp nói chung, xóa đi những quan niệm cũ kĩ lạc hậu, những cái nhìn không đúng về vai trò của người bào chữa, luật sư trong hoạt động tố tụng.

Song song với việc pháp luật quy định quyền cho người bào chữa là các nghĩa vụ của người bào chữa. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa cần phải tương xứng với nhau, không thể quy định quá nhiều quyền nhưng trách nhiệm của họ lại quá ít. Đề người bào chữa được thuận lợi trong việc tham gia từ đầu vụ án, từ giai đoạn khởi tố vụ án thì chúng ta cũng cần phải có những quy định để buộc người bào chữa thực hiện hoặc không được thực hiện những công việc mà ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của người khác.

Trong những năm qua, việc thực hiện nghĩa vụ của người bào chữa còn có những vướng mắc mà chúng ta cần phải xem xét, đó là:

Thứ nhất là người bào chữa không được từ chối bào chữa cho bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhận nếu không có lý do chính đáng. Hiện nay, chưa có một văn bản nào quy định lý do chính đáng là gì? Tùy theo từng người bào chữa để có thể hiểu lý do chính đáng khác nhau mà có quyền từ chối người bào chữa. Có thể người bào chữa đã lạm dụng quy định lý do chính đáng để từ chối bào chữa đối với bị can. Cũng vì những trường hợp như nếu người bào chữa chỉ định thù lao rất thấp hay trường hợp người bào chữa không thích quan điểm thái độ của bị can, bị cáo mà từ chối bào chữa. Như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của bị can, bị cáo. Do vậy cần quy định rõ về trường hợp có lý do chính đáng.

Thứ hai là, người bào chữa không được tiết lộ bí mật mà mình biết được khi làm nhiệm vụ, nhưng pháp luật không quy định hậu quả pháp lý mà người bào chữa phải chịu nếu không thực hiện đúng. Thực tiễn xét xử cho thấy, nhiều người bào chữa muốn cho thân chủ của mình thoát tội nên đã có những việc làm không trong sáng, làm lộ bí mật điều tra hòng chạy tội cho bị can, bị cáo, có nhiều vụ án có những thông tin bí mật ở giai đoạn điều tra chưa được kiểm chứng lại thì đã bị người bào chữa thông báo cho bị can, bị cáo biết. Việc này đã gây không ít khó khăn cho CQTHTT.

Ngoài ra, có vài trường hợp người bào chữa say mê việc bảo vệ cho thân chủ nên đã có những lời lẽ xúc phạm CQTHTT, hoặc làm lộ bí mật Nhà nước, bí mật công tác, mua chuộc, cưỡng ép người khác khai báo gian dối cung cấp tài liệu sai sự thật. Do vậy, cần có chế tài hình sự hay dân sự đối với người bào chữa thực hiện các hành vi trên.

Qua những vướng mắc trên về nghĩa vụ của người bào chữa, để đảm bảo cho việc bào chữa vào một khuôn phép nhất định, chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện không đúng quy định của pháp luật thì chúng tơi có một số đề xuất như sau:

Một là, cần bổ sung thêm vào BLTTHS hoặc có văn bản hướng dẫn về lý do chính đáng. Theo chúng tôi thì người bào chữa phải từ chối bào chữa cho bị can, bị cáo mà mình đã nhận nếu có một trong các lý do sau đây:

+ Người bào chữa có mối quan hệ thân thuộc với những người có quyền và lợi ích đối lập với bị can, bị cáo mà người bào chữa đảm nhận.

+ Người bào chữa không thống nhất được phương án bào chữa đối với bị can, bị cáo.

+ Người bào chữa vì lý do sức khỏe không thể thực hiện bào chữa. Khi có những lý do trên người bào chữa sẽ được từ chối bào chữa với những vụ án mà mình đã nhận. Như vậy, quy định này sẽ đảm bảo quyền của người bị buộc tội và phù hợp với yêu cầu của thực tế.

Hai là, khoản 3 điều 58 BLTTHS cần được bổ sung như sau: “Người bào chữa không được tiết lộ bí mật mà mình biết được khi thực hiện bào chữa… Nếu tiết lộ bí mật điều tra thì có thể bị truy cứu TNHS theo điều 263 BLHS, nếu mua chuộc cưỡng ép người khác khai báo gian dối thì có thể bị truy cứu TNHS theo điều 307 BLHS, nếu lợi dụng việc bào chữa để xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị truy cứu TNHS theo điều 122 BLHS và nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường”.

Như vậy, theo quy định của luật hình sự khi xem xét thấy người bào chữa vi phạm những điều luật trên thì có thể khởi tố người bào chữa ra tòa và nếu thiệt hại thì người bào chữa phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự.

Kèm theo với đó, cần có những kế hoạch cụ thể để làm gia tăng hơn nữa về số lượng và chất lượng người bào chữa, đặc biệt là đội ngũ luật sư. Việc nâng cao chất lượng luật sư cần được quan tâm hàng đâu. Theo quy định của Luật luật sư năm 2006, một người để trở thành luật sư phải có bằng cử nhân luật (tương đương 4 năm đại học), 6 tháng đào tạo nghề luật sư và 18 tháng tâp sự hành nghề luật sư tại tổ chức hành nghề luật sư. Quy trình đào tạo như vậy là bảo đảm sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, thời gian đào tạo không phải là ngắn. Tuy nhiên, chừng đó thời gian chỉ đủ để tạo ra một người biết hành nghề luật sư. Bản thân mỗi luật sư phải không ngừng học hỏi, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để ngày càng hoàn thiện hơn.

KẾT LUẬN

Bào chữa là một chức năng xã hội, một chức năng cơ bản của hoạt động tố tụng hình sự, chức năng xuất phát từ quyền bào chữa của người bị buộc tội. Chức năng này được thực hiện bởi người bào chữa. Trải qua nửa thế kỷ, quyền bào chữa, chức năng bào chữa, người bào chữa dần dần được nhận thức đúng vai trò, vị trí pháp lý cũng như vai trò, vị trí ngoài xã hội. Chức năng bào chữa được mở rộng cùng với quyền bào chữa phù hợp với nền dân chủ xã hội ngày càng được mở rộng và với thực tế. Tổ chức của những người bào chữa ngày càng được Nhà nước quan tâm củng cố và tạp điều kiện để phát triển về số lượng lẫn chất lượng. Đây không chỉ là tổ chức nghề nghiệp mà là một thể chế pháp lý nằm trong hoạt động tư pháp Nhà nước.

Bào chữa cho những người vi phạm pháp luật, giúp đỡ họ về mặt pháp lý không có nghĩa là đứng về phía tội phạm, bênh vực tội phạm, mà bào chữa như một

“lương y”, đem khả năng của mình trị bệnh cho người phạm tội, phòng và chống tội phạm cho xã hội, làm sáng tỏ việc áp dụng pháp luật hình sự và thực hiện luật tố tụng hình sự trong xét xử. Người bào chữa đã phát huy tính nhân đạo, tính công bằng và sự nghiêm minh của pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong khi tội phạm vẫn còn là một bệnh của xã hội thì xã hội vẫn còn cần người bào chữa. Vì vậy chuẩn bị một đội ngũ bào chữa toàn vẹn từ trình độ đến phẩm chất đạo đức là một công việc không bao giờ có điểm dừng./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 1988, Nxb Chính trị quốc gia. 2. Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia.

3. Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Nxb Chính trị quốc gia.

4. Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Ngọc Anh (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia.

5. Tập bài giảng Luật tố tụng hình sự, ĐH Luật Tp.Hcm, 2012.

6. Luận văn tốt nghiệp “Vai trò của người bào chữa trong việc bảo vệ pháp luật và công lý”, Phạm Thị Thu Thảo, 2007.

7. Khóa luận tốt nghiệp: “Người bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Lê Thị Kim Vân, 2012.

Một phần của tài liệu người bào chữa trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 25)