Kinh nghiệm và bài học:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoạt động bù trừ thanh toán và lưu ký chứng khoán ở việt nam (Trang 37 - 40)

Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều đang nỗ lực nhằm củng cố vị trí của mình trên thị trường tài chính thế giới. Một trong những biện pháp thường được đề cập tới là tăng cường tính hiệu quả và bảo mật của quá trình thanh toán tài chính, trong đó có hệ thống thanh toán bù trừ chứng khoán.

Tin học hóa các hoạt động chứng khoán tài chính là bước phát triển tất yếu trong sự phát triển chung của nền kinh tế áp dụng khoa học công nghệ.

STP và STR - công cụ tránh rủi ro

STP - tin học hóa hoàn toàn các giao dịch chứng khoán là một trong các biện pháp hiệu quả, khắc phục sự chậm trễ trong quá trình xử lý các giao dịch bằng giấy còn phổ biến hiện nay. Bên cạnh STP, STR tạo điều kiện cho thông tin chính xác tiếp cận với các hệ thống khác mà không phải qua sự can thiệp của con người, từ đó giúp cho quá trình phân tích thông tin và ra quyết định dựa trên những thông tin này dễ dàng hơn. Ngôn ngữ trong giao dịch tài chính, tín dụng giữa các quốc gia luôn là một hạn chế tạo ra những cản trở về mặt thời gian và độ chính xác của thông tin. STP, STR tạo ra được ngôn ngữ chuẩn sử dụng trong giao tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tín dụng của các quốc gia khác nhau khi tham gia vào các giao dịch tín dụng. Theo ông An Đô - Cty NTT Data (Cty tích hợp hệ thống lớn nhất của Nhật Bản), thì việc áp dụng STP và STR sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và nâng cao độ an toàn của tổng thể thị trường đồng thời nó còn giúp nâng cao độ minh bạch của thị trường, STP và STR còn giúp nâng cao hiệu quả của thị trường. Tuy nhiên theo một đại diện của Ngân hàng Công thương thì việc STP, STR có sử dụng ngôn ngữ chuẩn riêng sẽ đặt ra

một vấn đề là buộc người sử dụng phải bỏ thời gian để học và nghiên cứu về ngôn ngữ của STP, STR. Đây sẽ là một khó khăn không nhỏ khi sử dụng công nghệ này.

Thanh toán chứng khoán và quản lý rủi ro

Theo ông An Đô, thì rất nhiều nước trên thế giới đã sử dụng cơ chế CSD (trung tâm ký thác chứng khoán) để vận hành hệ thống nhập sổ chứng khoán và tiền mặt. Biện pháp CSD được coi là công cụ lý tưởng để nhằm giảm thiểu quá trình vận chuyển các chứng khoán giấy là bởi việc nhập sổ đã đảm bảo được sự thu hồi và phi vật thể hoá của chứng khoán.

Trong thanh toán luôn tiềm ẩn nhiều loại rủi ro khác nhau. Do vậy phương pháp để giảm thiểu rủi ro ngoài việc phải rút ngắn thời gian thanh toán có thể sử dụng phương pháp DVP. Đây là phương thức để giúp cho việc giao nhận chứng khoán và thanh toán tiền mặt diễn ra cùng một lúc. Điều này sẽ tránh xảy ra rủi ro cho người giao chứng khoán do có sự chênh lệch giữa thời gian giao chứng khoán và nhận tiền.

Hoặc như, bộ phận Chứng khoán phái sinh của Bursa Malaysia (BMD) vừa giới thiệu hệ thống thanh toán bù trừ phái sinh mới nhằm cung cấp các dịch vụ thanh toán bù trừ nhanh chóng và hiệu quả hơn cho các thành viên của mình. Hệ thống mới này đi vào hoạt động từ thứ 2 ngày 27 tháng 2 năm 2012, và sẽ mở đường cho sự xuất hiện của các sản phẩm phái sinh tương lai và quyền chọn mới.

Ông Dato' Tajuddin Atan, CEO của Bursa Malaysia và Chủ tịch của BMD phát biểu: “Các sàn giao dịch trên khắp thế giới đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng, và để giúp nâng cao tính cạnh tranh của mình, chúng tôi cần chủ động trong việc giảm bớt các xung đột trên thị trường và tạo ra một môi trường giao dịch, thanh toán, bù trừ hiệu quả hơn. Việc giới thiệu một hệ thống thanh toán bù trừ phái sinh mới nằm trong chiến lược nâng cấp hệ thống kết nối thị trường phái sinh bằng các giao dịch điện tử toàn cầu và với chức năng xử lý

Những ưu điểm của hệ thống mới còn bao gồm khả năng thực hiện thanh toán bù trừ cho khối lượng giao dịch lớn hơn; tự động cao hơn nhờ vào công nghệ web; và các chức năng tiên tiến như chức năng đặt yêu cầu và xét duyệt trực tuyến theo thời gian thực và giao nhận chứng từ điện tử đối với việc chuyển giao chứng khoán, bao gồm các tính năng thanh toán đa thị trường và đa tiền tệ. Đối với các thành viên, điều này cũng đem tới một sự cải tiến vượt bậc về việc xử lý các thông tin bù trừ theo thời gian thực và làm giảm đáng kể các công việc trên giấy tờ.

Hệ thống thanh toán bù trừ mới cung cấp và giúp BMD tiếp nhận sớm hơn nền tảng giao dịch CME Globex, một trong những hệ thống giao dịch điện tử dành cho hợp đồng tương lai và quyền chọn nhanh nhất thế giới.

KẾT LUẬN

Tóm lại hoạt động thanh toán bù trừ và lưu ký chứng khoán ở Việt Nam đang trên đà hoàn thiện và có nhiều cạnh tranh. Bởi vậy vấn đề đặt ra ở đây nhà nước cần đưa ra những chính sách cụ thể gì , những đổi mới như thế nào để khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, giúp cho thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng sôi động hơn, mang đến lợi ích tối đa cho các nhà đầu tư, tuy nhiên vẫn có những quy phạm chuẩn mực dựa trên một thống nhất chung.

Nguồn tham khảo:

- Giáo trình TTCK của Học viện Ngân hàng - Giáo tình TTCK của Đại học kinh tế Quốc dân - HSBC: http://www.hsbc.com.vn

- Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) - Vneconomy

- Stockbiz Learning Center

- Bộ Tài chính Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (SSC)

- Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừthanh toán chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC ngày 22/10/2007 của bộ trưởng Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoạt động bù trừ thanh toán và lưu ký chứng khoán ở việt nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w