Khuyến khích người nghèo đô thị tự thoát nghèo

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " Tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo " pdf (Trang 34 - 41)

II -Giải pháp để tăng trưởng bề vững kết hợp xóa đói giảm nghèo hiệu

2. Phát triển công nghiệp, đô thị nhằm tạo việc làm và nâng cao đời sống cho

2.3. Khuyến khích người nghèo đô thị tự thoát nghèo

Thiết lập khuôn khổ chiến lược, chính sách tổng thể phát triển đô thị để làm cơ sở từng bước giải quyết các khu nhà ổ chuột và tạm bợ ở các thành

phố và thị xã, giảm nghèo, giảm tính dễ bị tổn thương của khu vực đô thị, xây dựng chiến lược quốc gia về đô thị hoá.

Để giảm nghèo ở đô thị cần phải tạo việc làm, giảm thất nghiệp, xây dựng và triển khai các chiến lược và chính sách về tăng trưởng kinh tế và xã hội ở các đô thị, bao gồm những chương trình đầu tư cho các khu vực kinh tế có tính đến nhóm người nghèo; tạo công ăn việc làm thông qua phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển khu vực dịch vụ để người nghèo tự tạo ra

công ăn việc làm cho họ.

Tăng cường hệ thống dạy nghề và dịch vụ giới thiệu, tìm kiếm việc làm

để tạo cho người nghèo ở thành thị có việc làm ổn định, tăng thu nhập và dần dần cải thiện mức sống cho họ.

Phát triển các chính sách nhằm cung cấp các khoản vay vốn cho người

nghèo đô thị thông qua các chương trình tiết kiệm và tín dụng cộng đồng, bao gồm các khoản vay nhỏ cho hoạt động sản xuất, dịch vụ; hỗ trợ kịp thời cho nhu cầu giáo dục, chăm sóc sức khỏe, cải tạo, nâng cấp nhà ở và các điều kiện hạ tầng thiết yếu như cấp thoát nước, cấp điện, vệ sinh môi trường.

Tiếp tục phát triển các chương trình xây dựng nâng cấp mạng lưới hạ

tầng tới tận cơ sở; từng bước cải tạo, mở mang giao thông đô thị, phát triển giao thông công cộng, chống ùn tắc và bảo đảm an toàn giao thông. Đảm bảo các dịch vụ cấp thoát nước, vệ sinh, chiếu sáng công cộng đến được các cộng

đồng thu nhập thấp, thực hiện chương trình quản lý rác thải trên nguyên tắc xã hội hóa để giảm ô nhiễm khu vực người nghèo đô thị. Phát triển các chương

trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng cho người nghèo. Xây dựng chính sách phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp ở đô thị. Tạo mọi điều kiện để người

nghèo được tham gia lao động tại các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại

các phường, quận, thị trấn để tăng thêm việc làm và thu nhập.

Xây dựng chiến lược và chính sách nâng cấp đô thị có tính đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo, trong đó sẽ ưu tiên dành quỹ đất để xây dựng nhà ở cho

người nghèo, tạo điều kiện phát triển cân bằng đô thị, giảm thiểu sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo. Phát triển cân đối khu vực nội - ngoại thành,

tăng cường liên kết thành thị - nông thôn thông qua các chương trình cung cấp

cơ hội việc làm trong lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản, thương mại và dịch vụ.

Xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường đô thị, đảm bảo phát triển bền vững theo nguyên tắc giảm thiểu rủi ro về sức khỏe, đặc biệt cho dân nghèo

đô thị thông qua các biện pháp xử lý ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất, tiếng ồn và các chất thải khác.

Xây dựng các tiêu chuẩn, quy phạm trong thiết kế quy hoạch đô thị, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường có tính đến nhu cầu và khả năng chi trả của

người nghèo đô thị.

Thực hiện cải cách các thủ tục hành chính phù hợp với điều kiện người

nghèo đô thị trong lĩnh vực quản lý nhà, đất, cấp phép xây dựng và kinh

doanh, đăng ký hộ khẩu ở khu vực đô thị.

Xây dựng chính sách khuyến khích cộng đồng, động viên khả năng và

sự chủ động của người nghèo, bao gồm nguồn tài chính, sức lao động và kinh nghiệm tham gia giải quyết các vấn đề nhà ở, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo thu nhập và quản lý cộng đồng.

Kết luận

Tóm lại, chủ trương gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội là đúng đắn, phù hợp với xu hướng phát triển, mục tiêu của xã hội loài

người. Công việc xóa đói giảm nghèo là một phần của việc thực hiện công

bằng xã hội để cho người nghèo có cơm ăn, có áo mặc, giảm bớt sự cách biệt

về kinh tế và bất bình đẳng, để ai cũng có thể hưởng lợi từ công cuộc đổi mới

của đất nước. Nhất là đối với Việt Nam một nước đang trong thời kỳ quá độ

lên xã hội chủ nghĩa.

Nước ta mới có hơn 10 năm thực hiện chủ chương gắn tăng trưởng kinh

tế với xóa đói giảm nghèo, nên còn không ít các bất cập còn tồn tại cần khắc

phục. Tuy vậy chúng ta cũng đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn và là một tấm gương của Liên Hợp Quốc về xóa đói giảm nghèo. Với những phương hướng và giải pháp đúng đắn và sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước,

Việt Nam sẽ ngày càng làm tốt hơn tiến tới xóa nghèo toàn diện và tăng trưởng bền vững.

Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi các thiếu sót và hạn chế.

Các tài liệu tham khảo

-Giáo trình Kinh tế phát triển, xuất bản năm 1999 và 2005. -Văn kiện đại hội Đảng.

-Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo.

-Tạp trí Kinh tế và phát triển các số 91,93,95, 99… năm 2004 và 2005 -Tạp trí Cộng sản

-Tạp trí nghiên cứu kinh tế.

-Các webside của: Đảng Cộng sản, Tổng cục thống kê, Bộ kế hoạch và

đầu tư, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm thông tin Quốc

MỤC LỤC

Lời Mở Đầu... 1

Chương I: Tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo ... 2

I- Tăng trưởng và phát triển kinh tế... 2

1. Khái niệm về tăng trưởng và phát triển... 2

1.1 Tăng trưởng... 2

1.2 Phát triển... 2

2. Sự lựa chọn con đường phát triển của Việt Nam... 2

II. Định nghĩa và phương pháp tiếp cận chuẩn đói nghèo ... 3

1. Phương pháp xác định chuẩn đói nghèo quốc tế... 3

2. Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo ... 4

3. Phương pháp xác định chuẩn đói nghèo của Chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia ... 4

III - Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo... 5

1. Các phương thức phân phối... 5

1.1 Phân phối thu nhập theo chức năng... 5

1.2 Phân phối lại thu nhập... 5

1. 2.Giới thiệu đường Lorenz và hệ số Gini... 6

2.1 Đường Lozen... 6

2.2 Hệ số GINI ... 7

3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập...7

3.1 Mối quan hệ giữa tăng trưởng và giảm nghèo ... 7

3.2 Bất bình đẳng và nghèo đói trong tăng trưởng kinh tế... 9

Chương II: Thực trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo... 10

I - Thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam... 10

1. Đầu vào của tăng trưởng... 10

3. Đầu ra của tăng trưởng... 11

II. Thực trạng đói nghèo của Việt Nam trong thời gian qua... 12

1. Tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta đã giảm nhanh, trong đó thành thị giảm nhanh hơn nông thôn... 12

2. Số hộ nghèo vẫn còn nhiều và phần lớn ở vùng nông thôn, số hộ ở cận kề chuẩn nghèo còn đông... 13

3. Sự phân hóa giàu nghèo giữa các khu vực, giữ các vùng kinh tế và giữa các đơn vị hành chính ... 14

4. Sự bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư ... 15

5. Tỷ lệ hộ đói nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn còn 20%... 16

III - Thực trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo ... 17

1. Phân phối thu nhập thời gian qua ở Việt Nam... 17

2. Những thành tựu đã đạt được của sự kết giữa tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo ... 18

3. Những thách thức cần phải giải quyết... 20

Chương III: Phương hướng và giải pháp cho mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo... 22

I - Phương hướng cho mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo... 22

1.Quan điểm của Đảng về tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo ... 22

2. Phương hướng phân phối thu nhập ở Việt Nam... 23

3.Phương hướng tăng trưởng kinh tế kết hợp xóa đói giảm nghèo... 24

3.1 Phương hướng chung... 24

3.2 Mục tiêu đến 2010 trong chiến lược xóa đói giảm nghèo quốc gia... 25

II -Giải pháp để tăng trưởng bề vững kết hợp xóa đói giảm nghèo hiệu quả ở Việt Nam... 28

1.Phát triển cơ sở hạ tầng để tạo cơ hội cho các xã nghèo, vùng nghèo, người nghèo tiếp cận các dịch vụ công... 28

1.2. Về phát triển đường giao thông... 29

1.3. Phát triển thuỷ lợi nhỏ cho các xã nghèo... 30

1.4. Về phát triển mạng lưới thông tin liên lạc ở nông thôn, nhất là các điểm bưu điện văn hóa xã ... 31

2. Phát triển công nghiệp, đô thị nhằm tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người nghèo ... 32

2.1. Phát triển mạnh công nghiệp, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân. 2.2. Phát triển và mở rộng các mối liên kết giữa công nghiệp và các hoạt động tiểu thủ công nghiệp. ... 32

2.3. Khuyến khích người nghèo đô thị tự thoát nghèo... 32

Kết luận... 36

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " Tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo " pdf (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)