Vị thế của các NHTMNN trong hệ thống các ngân hàng Việt

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa trong quá trình cải cách các ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam (Trang 52)

Các NHTMNN hầu hết đều là các NHTM quốc doanh lớn nhất thị trường với thương hiệu tốt và mối quan hệ chặt chẽ với nhiều khách hàng truyền thống, cùng với nền tảng tài chính vững mạnh. Sau khi chuyển đổi, chiến lược của các NHTMNN như NHTMCP Công thương Việt Nam và NHTMCP Ngoại thương Việt Nam là trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, đáp ứng toàn diện nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tài chính, hỗ trợ tốt nhất cho các khách hàng trong nước và quốc tế; quản lý có hiệu quả và phát triển bền vững. Phấn đấu trở thành một Tập đoàn Tài chính Ngân hàng mạnh trong khu vực vào năm 2015 đó là Tập đoàn hoạt động dựa trên hai trụ cột là NHTM và ngân hàng đầu tư: tiếp tục mở rọng phạm vi và quy mô hoạt động thông qua việc phát triển mạng lưới, thành lập và liên kết thành lập các công ty kinh doanh trên lĩnh vực tài chính tiền tệ, ngân hàng và các lĩnh vực kinh doanh liên quan khác. Việc chuyển đổi từ NHNN sang mô hình ngân hàng cổ phần, cơ chế sở hữu có sự thay đổi, có sự tham gia của nhiều thành phần sở hữu và đặc biệt là các đối tác chiến lược nước ngoài đã cải thiện văn hóa kinh doanh, công tác quản trị ngân hàng phù hợp với tình hình mới, tăng tính cạnh tranh của các NHTMNN trên thị trường đồng thời

mở ra nhiều cơ hội được tiếp cận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, trong kinh doanh ngân hàng.

Sau cổ phần hóa, bộ máy tổ chức nhân sự của các NHTMNN đã được chuyển đổi, sắp xếp gọn nhẹ tạo điều kiên cho các NHTMNN đổi mới và củng cố cơ cầu tổ chức.

Năng lực vốn chủ sở hữu sau cổ phần hóa của ngân hàng tăng cao là điều kiện thuận lợi để các NHTMNN thực hiện tài trợ cho các dự án lớn và đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp có quy mô lớn. Đồng thời, mối quan hệ gắn bó sâu sắc với các khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp nhà nước đã hỗ trợ rất tốt cho hoạt động của ngân hàng

Có thể xem xét vị thế của các NHTMNN qua một số các chỉ tiêu sau:

Về mạng lƣới chi nhánh, phòng giao dịch

Mạng lưới phân phối sâu rộng là thuận lợi nổi trội của các NHTMNN. Điều này giúp cho ngân hàng có đủ nguồn lực để phát triển sản phẩm phù hợp với phân đoạn khách hàng cao cấp. Sau cổ phần hóa, vốn điều lệ là cơ sở để các NHTMNN mở rộng và củng cố thêm hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc.

Hình 2.3: Mạng lƣới hoạt động của 1 số ngân hàng

Về hiệu quả hoạt động kinh doanh

Hình 2.4: Lợi nhuận sau thuế và tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008 các ngân hàng

Về quy mô

Hình 2.5: Tƣơng quan Tổng tài sản và vốn điều lệ của các ngân hàng năm 2008

Hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng hiện đại

Hiện tại, hệ thống cơ sở hạ thàng Công nghệ thông tin của các NHTMNN đã và đang được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo tiền đề cho việc phát triển các dịch vụ mới trong tương lai theo mô hình ngân hàng hiện đại. Toàn bộ hệ thống mạng trải rộng khắp cả nước và luôn có phương án dự phòng đảm bảo hệ thống hoạt động thông suốt và đảm bảo cho việc giao dịch trực tuyến với “Hệ thống ngân hàng cốt lõi”. Với hệ thống máy chủ mạng, hệ thống lưu trữ đủ lớn được thiết kế theo hướng tập trung hóa và ảo hóa nhằm đảm bảo cho Hệ thống ngân hàng cốt lõi (Core banking) hoạt động ổn định, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phát triển trong vòng 03 đến 05 năm tới.

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa trong quá trình cải cách các ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam (Trang 52)