Biện pháp cải cách tiền tệ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM (Trang 43)

Khi lạm phát ở mức không thể kiểm soát được thì đổi loại tiền là biên pháp được đưa ra.

3.2 Những biện pháp chiến lược

Do lưu thông hàng hóa là tiền đề của lưu thông tiền tệ nên nếu quỹ hàng hàng hóa được tạo ra có số lượng lón chất lượng cao, chủng loại phong phú thì đây là tiền đề vững chắc nhất để ổn định lưu thông tiền tệ, nhằn huy động tốt các nguồn lực để phát triển kinh tế cần xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đúng đắn, trong đó cần chú trọng điều chỉnh cơ cấu hợp lí, phát triển ngành mũi nhọn xuất khẩu .

Đổi mới chính sách quản lí công: Chính phủ phải khai thác và quản lí chặt chẽ các nguồn thu, tăng thu từ thuế chủ yếu dựa trên cơ sở mở rộng và nuôi dưỡng nguồn thu, chống thất thoát có hiệu quả. Ngân sách nhà nước phải đảm bảo cho tính hiệu quả và tiết kiệm. Thực hiện cân đối ngân sách tích cực làm cơ sở cho các cân đối khác trong nền kinh tế.

3.2.2 Thực hiện chiến lược thị trường cạnh tranh hoàn toàn

Nếu cạnh tranh được nâng lên ổ mức độ hoàn hảo thì giá cả sẽ có xu hướng giảm xuống. Mặt khác cạnh tranh thúc đẩy các nhà kinh doanh cải tiến kĩ thuật cải tiến quản lí và do đó sẽ giảm được chi phí sản xuất kinh doanh, giảm được giá bán hàng hóa .

3.2.3 Dùng lạm phát để chống lạm phát

Đối với các quốc gia còn nhiều tiềm năng về lao động, đất đai tài nguyên ,… nhà nước có thể tăng chỉ số phát hành để chi phí cho việc mở rộng đầu tư và hi vọng các công trình đầu tư mang lại hiệu quả và góp phần kiềm chế lạm phát. Áp dụng biện pháp này đòi hỏi phải có một tiềm lực mạnh về các yếu tố sản xuất, có trình độ khoa học– kĩ thuật tiên tiến, trình độ quản lí kinh tế cao thì mới có thể thành công.

Tài Liệu Tham Khảo www.gso.gov.vn www.tailieu.vn www.vietnamnet.vn www.sbv.gov.vn www.tuoitre.vn

Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM (Trang 43)