Trong mổ nội soi để 1sonde; sau 3-5 ngày rút DL này nhưng với điều kiện nước tiểu trong
Câu 9. Phẫu thuật mở: 1. Chỉ định:
* Chỉ định tuyệt đối:
- Bí đái hoàn toàn: trước khi pt phải đặt sonde tiểu qua niệu đạo hoặc sonde BQ - Viêm tuyến TL, viêm BQ, viêm bể thận- thận
- U phì đại lành tính TLT có kèm theo sỏi BQ, túi thừa BQ, u BQ
- Tình trạng BQ bé: BQ dãn quá mức do bí đái kéo dài mất trương lực hoặc do viêm BQ kéo dài cơ thành BQ tăng sinh gây tình trạng BQ bé
* Chỉ định tương đối:
- Các TH UPĐTLT gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt và công tác của bệnh nhân
- UPĐTLT tuy chưa có bí đái nhưng đã có các biến chứng, tai biến của bệnh lý tuổi già như bệnh lý tim mạch, hen phế quản, tai biến mạch máu não đã ổn định
Phẫu thuật mở cắt tiền liệt tuyến 2. Các đường vào tuyến tiền liệt
- Qua niệu đạo: pp nội soi + các pp không sang chấn
- Qua trực tràng + tầng sinh môn: hay dùng trong sinh thiết tiền liệt tuyến Mổ mở qua các đường:
* PP Freyer: Cắt TLT sau đó nhét mét cầm máu và DL BQ trên xơng mu
Hiện nay không hay sử dụng pp này vì thường để lại nhiễm trùng và dò BQ kéo dài. Nhưng khi các pp khác thất bại thì dùng pp này vì pp này cầm máu tốt
(Kể tên các pp cầm máu?)
Các pp cầm máu: Dơ cao chi, gấp chi; ấn động mạch; băng chèn; băng ép; băng nút; kẹp thắt buộc mạch máu; ga rô
* Phương pháp Harris-Hryntschak:
- Bóc tiền liệt tuyến
- Nhét mét tạm thời để cầm máu trong tuyến - Khâu cầm máu các điểm 5, 7h ở cổ BQ
- Đặt sonde Foley qua niệu đạo bơm bóng và kéo ép lên cổ BQ để cầm máu ổ tuyến và cổ BQ
- Dẫn luu BQ trên mu, dẫn lưu khoang Retzius Chú ý: Dẫn lưu BQ trên mu bằng Malecot
Trong những ngày đầu kéo ống sonde Foley xuống đùi cố định(bằng băng dính lên đùi) nhằm éo bóng vào mép cắt để không chảy máu ổ tuyến
- Chọn sonde Foley trong trường hợp này đảm bảo bóng tối thiểu 25ml/cc thờgn chọn cái 30ml/cc trở lên vì sau bơm bóng phải kéo bóng xuống để ép vào mép cắt nhằm cầm máu mép cắt. Sonde này còn nhằm để rửa BQ và theo dõi chảy máu . Rửa BQ nhằm tránh máu cục trong BQ, rửa tới khi ớc tiểu trong. Nếu nước tiểu trong thì sau 48-72h bỏ lép ép và tháo bóng xuống còn 15ml và theo dõi nếu nước tiểu trong thì là không chảy máu, nếu nước tiểu đỏ tức còn chảy máu thì cần bơm lại bóng và léo ép trở lại
- DL khoang Retzius: Rút sau 72 giờ nếu không còn dịch chảy ra nữa(sau 72h bn trung tiện được rồi)
- DL BQ trên xương mu: Có các cách rút như sau
+ Rút Foley trước sau đó 1 tuần thì rút DL trên mu. Sau mổ 10 ngày thì rút Malecote và sau đó phải đặt lại Foley và sau 2-3 ngày liền dẫn lưu trn mu thì rút Foley
Ưu điểm:
+ Rút Foley trước tránh gây viêm niệu đạo
+ Nhược điểm: Khi đặt lại có thể có khó khăn vì đã khâu kéo cổ BQ nên có thể gây rò DL BQ trên mu gây khó liền
+ Cách 2: Sau mổ 5-7 ngày rút DL trên mu sau đó 2-3 ngày sau rút DL qua niệu đạo
PP này có nhiều ưu điểm hơn pp trên nhưng về lâu dài cần đề phòng viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn
* Phương pháp Millan:
Rạch da đường trắng giữa dưới rốn, bộc lộ mặt trước BQ- tuyến tiền liệt. Khâu 2 mối chỉ căng ở mặt trước tuyến tiền liệt gồm cả tĩnh mạch chạy thẳng qua. Mở mặt trước tuyến tiền liệt theo đường ngang giữa 2 mối chỉ căng. Dùng kéo đầu tù bóc tách vỏ tuyến và phần u phì đại lần lượt từ đỉnh tới cổ BQ. Nhét mét cầm máu vào lỗ tuyến, khâu cầm máu ở điểm 5 và 7h. Kiểm tra cầm máu lỗ tuyến, đặt sonde Foley. Đóng thành bụng
Câu 10. Tai biến và biến chứng sau mổ UXXTLT: 1. Biến chứng sớm:
* Tai biến liên quan tác dụng phụ của thuốc tê: + Nôn, buồn nôn
+ Tụt huyết áp. Tụt HA do giãn mạch( thuốc tê ức chế hệ giao cảm gây hưng phấn phó giao cảm làm giãn mạch ngoại vi và co mạch trung tâm làm tụt HA. Tác dụng phụ này hết sau 24h sau mổ. Do vậy sau mổ 24 h cần theo dõi sát HA bệnh nhân
+ Khoang Retzius: rách đám rối tĩnh mạch Sanrotoni
+ Vết mổ thành bụng
- Biểu hiện:
+ Trên thành bụng: máu chảy ra thấm vào băng do đó khi khám phải mở băng
xem có máu thấm băng không, cũng có thể máu chảy ra vào các khe cơ nên không thấm ra băng cho nên cần quan sát xem ở vết mổ có bầm tím không, có căng không nếu có tức là máu chảy vào khe cơ
Vì vậy khi khám vết mổ cần mô tả rõ: có dịch thấm băng không nếu có thì ít hay nhiều, màu gì; vết mổ có nề không có bầm tím không?
+ Chảy máu khoang Retzius: Chảy máu ở đây máu sẽ qua sonde dẫn lưu khoang
Retzius ra ngoài cùng với nước tiểu rò ra, dịch tiết (nếu có). Khi tắc sonde này máu sẽ xuống vùng tiểu khung sẽ thấy 2 nếp bẹn, bìu tím đen lại
+ Chảy máu thành bàng quang: máu có thể vào bàng quang, có thể chảy ra ngoài.
Nhưng thành bàng quang chảy máu chủ yếu là từ niêm mạc BQ nên chảy máu thành BQ thường máu chảy vào bàng quang là chính. Khi đó máu qua dẫn lưu BQ trên xương mu và qua sonde đặt qua niệu đạo ra ngoài
Chẩn đoán phân biệt giữa chảy máu từ lô tiền liệt và thành BQ:
Léo ép sonde Foley tốt mà máu vẫn chảy qua sonde DL trên mu thì là máu chảy từ thành BQ. Còn nếu léo tốt mà máu không chảy nữa là máu chảy từ lô tiền liệt - Nhiễm khuẩn :
+Vết mổ thành bụng, + Khoang Retzius
+ Nhiễm khuẩn ở BQ, niệu đạo
+ Nhiễm khuẩn xa: viêm bể thận-thận, viêm tinh hoàn, túi tinh, viêm đường hô hấp
- Suy thận : do nhiễm khuẩn ngược dòng
- Suy hô hấp
- Rò nước tiểu 2. Biến chứng muộn:
- Hẹp niệu đạo, hẹp xơ cổ BQ - Rò BQ
- Đái rỉ: do làm tổn thương cơ thắt vân cổ BQ - Rối loạn chức năng sinh dục, phóng tinh ngược - Viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, túi tinh
- Mổ nội soi còn có thêm biến chứng hội chứng nội soi: do mổ lâu nước vào
máu qua các mạch bị bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật gây tình trạng nhiễm độc nước (quá trình mổ nội soi phải đưa vào bàng quang một lượng dung dịch tưới rửa không dẫn điện như glycerin 1,5% hay nước cất, quá trình tưới rửa này gây hấp thu dịch vào máu)