Thông qua các cuộc khủng hoảng ở trên và dựa vào thực tại nền kinh tế Việt Nam . Duới đây là một số rủi ro mà Việt Nam gặp phải.
Việt Nam mở của kinh tế từ năm 1986 theo đại hội VI. Nhưng từ năm 1986 đến trước khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận kinh tế với chúng ta thì nền kinh tế của ta vẫn trì trệ. Khiến chúng ta vẫn là một nước nghèo. Sau khi được rỡ bỏ lệnh
cấm vận của Mỹ, đặc biệt khi Việt Nam tham gia vào nhiều các tổ chức trong khu vực lẫn thế giới thì Việt Nam bắt đầu mới “mở cửa” thị trường. Cho dù cánh cửa mở rộng thị trương của Việt Nam vẫn còn hẹp và hạn chế. Với việc tình hình kinh tế thế giới gặp khó khăn trong thời gian qua cộng với việc Việt Nam một người mới học việc trên thị trường khiến cách quản lý của chúng ta vẫn chưa theo kịp do vẫn ảnh hưởng từ xã hội cũ. Do đó nên kinh tế của ta gặp không ít rủi ro .
Có thể nói cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay ảnh hưởng tới bất kì một quốc gia nào trên thế giới dù ít hay nhỏ.
Đối với Việt Nam khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Nhưng nền kinh tế Việt Nam chưa thực sự hoà nhập sâu vào thị trường thế giới vì vậy mà khủng hoảng chỉ tác động một phần rủi ro mà Việt Nam gặp phải ở đây chính là cơ cấu của nền kinh tế cộng thêm chính sách điều hành vĩ mô.
1.Nền kinh tế đã quá nóng .
Mức tăng trưởng bình quân hàng năm của Việt Nam đã được duy trì ở mức 7-8%/năm. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng 10%, dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ tài chính) tăng 8%, trong khi lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chỉ tăng 3,4% đã cho thấy mức độ đầu cơ trong lĩnh vực bất động sản. Việc tăng trưởng nhanh như vậy sẽ kéo theo lạm phát. “Đi liền với tăng trưởng sẽ là lạm phát”.Việc tăng trưởng nhanh sẽ dẫn đến một bộ phân nhỏ người giàu nhanh chóng.Dẫn tới chiêc “bánh thu nhập” sẽ được chia không đều.Dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo. Cộng với lạm phát và giá cả hàng hóa gia tăng. Trong khi số tiền mà người dân nghèo chủ yếu là dùng để mua các mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày. Khi lạm phát xảy ra thì đa số người dân sẽ gặp khó khăn hơn….
2. Thị trường tài chính – ngân hàng yếu kém
Thị trường chứng khoán đã phát triển rất nhanh trong thời gian qua nhưng hệ thống tài chính của Việt Nam vẫn chịu sự chi phối bởi các ngân hàng thương mại không được kiểm soát một cách hiệu quả với lượng nợ xấu khá lớn. Chúng ta có thể thấy rõ hơn ở thị trường vàng trong nước. Khi chúng ta thành lập ra các sàn vàng, trong khi đó chúng ta chưa có một quy địnhnào về tổ chức hoạt động của nó dẫn tới sự đầu cơ. Làm giá vàng trong nước luôn
có xu hướng cao hơn thế giới. Chúng ta thiếu các văn bản luật có hiệu quả để điều chỉnh các sai phạm trong quá trình hoạt động. Có thể nói thị trường chứng khoán của VIệt Nam vẫn là thị trường “non nớt” độ nhạy cảm cao , dựa nhiều vào tâm lý người đầu tư , tâm lý đám đông hơn là kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty được niêm yết trên thị trường.
Trong hệ thông ngân hang còn có nhiều mặt yếu kém:
Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu so với hệ thống vẫn đang ởt mức thấp. Theo thông lệ thì tỉ lệ này khoảng 8% nhưng chỉ tiêu này chỉ được các NHTM cổ phần thì đáp ứng được, Như vói các NHTM Nhà nước với số vốn điều lệ chưa tới 1 tỉ USD thì lại chưa đáp ứng được mới chỉ khoang 5 %.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM nhà nước ở mức thấp. Không tương xứng với quy mo hoạt động của các ngân hàng. Theo quốc tế thì tỉ lệ lợi nhuận trên vốn bình quân(ROE) phải là 15% và tỉ lệ lợi nhuân trên tổng tài sản (ROA) là 1%. Ở Việt Nam thì có mỗi NH Ngoại Thương là đạt chỉ tiêu này còn NHTM nhà nước còn lại thì chưa đạt.
Trên thị trường có sự phân khúc thị trường ro dệt khí các NHTM nhà nước chiếm tới 80% thi phần. Các NHTM nhà nước với khach hàng chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước. Trong khi đó NHTM cổ phần khách hàng chủ yếu là các DN vừa và nhỏ.
Rủi ro tín dụng tăng cao khi nguồn thu chủ yếu của các NHTM là nguồn thu từ chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất tiền gửi.
Chính sách điều hành tỉ giá tiền tệ của chính phủ còn nhiều bất cập
3 . Đầu tư
Đầu tư quá mức (gần 40% GDP) và hệ số ICOR 4,4 (có nghĩa là Việt Nam hiện cần 4,4 đơn vị đầu tư để tạo ra một đơn vị tăng trưởng) là rất cao so với các nước khác trong khu vực ở những giai đoạn phát triển tương đương như Việt Nam bây giờ (hệ số ICOR trung bình của các nước trong khu vực là khoảng 3). Con số này còn cao hơn khi mà gói kích cầu 6 tỉ usd của chúng ta được thực hiện trong năm nay. Theo báo cáo quốc hội mới họp trong tháng này chỉ số ICOR hiện nay tại một số tập đoàn có khi lên tới 7-7,5%. Rõ rằng việc chỉ số ICOR cao như vậy sẽ là một rủi ro tiềm ẩn đến nền kinh tế Việt Nam khi mà chúng ta không tân dụng được tối đá nguồn vốn.
4. Tham nhũng
Một lượng tiền lớn có nguồn gốc tham nhũng, rửa tiền, và đầu tư nước ngoài đang đổ vào thị trường bất động sản và chứng khoán, tạo nên bong bóng tài sản. Đây là vấn đề mà hầu hết các nước đang phát triển gặp phải trong quá trình phát triển của họ đó là tham nhũng , giao dich ngầm. Việc giao dịch ngầm sẽ làm giảm tính hiệu quả của tăng trưởng của kinh tế mang lại khi nạn tham nhũng vẫn ở mức cao tại VIệt Nam. Hơn hết việc giao dịch ngầm nằm ngoài vòng kiểm soát của chính phủ sẽ khiến chúng ta không chủ động trong việc hoạch định chính sách kinh tế của mình.
5.
Thâm hụt thương mại
Thâm hụt thương mại tăng nhanh và tỷ giá dao động bất thường là những dấu hiệu của những rủi ro ngầm ẩn. Việt Nam cũng đang tích luỹ một lượng lớn nợ ngoại tệ không được phòng vệ. Hiện tại dự trữ ngoại hối của Việt Nam khoảng 16 tỷ USD. Đủ trong 12 tuần nhập khẩu.
Trong năm 2008, Việt Nam cùng lúc đối mặt với hai vấn đề là thâm hụt thương mại và lạm phát tăng cao. Thâm hụt thương mại đã tăng tới 18 tỷ USD trong năm 2008, và lạm phát lên tới đỉnh điểm 28,3% vào tháng 8/2008. Nguyên nhân là do tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế và giá hàng hóa tăng mạnh.
Việt Nam có khả năng cũng sẽ đối mặt với các vấn đề này trong thời gian tới. Thứ nhất, thâm hụt thương mại đã nới rộng trong những tháng gần đây với tỷ lệ tăng 1,5 tỷ USD mỗi tháng. Kim ngạch nhập khẩu máy móc và linh kiện, sản phẩm điện tử và xe ô tô tăng nhanh, phản ánh nhu cầu trong nước đang tăng mạnh mẽ. Với thâm hụt thương mại tháng 1-9 ở mức 6,5 tỷ USD thì tổng thâm hụt năm nay có thể lên tới 11 tỷ USD,(Standard Chartered dự báo).
6. Giải ngân vốn
Việc giải ngân ODA sẽ chậm lại vì các nhà cung cấp vốn ODA lớn như Nhật, châu Âu, Mỹ đang gặp khó khăn thì đương nhiên sẽ hạn chế việc cấp vốn ODA. Tính đến nay, vốn ODA cam kết cho Việt Nam năm 2008 trên 40 tỷ USD, nhưng mới chỉ giải ngân được khoảng 7-8 tỷ USD. Tốc độ giải ngân của chúng ta chậm sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển,. Khi mà hệ thống giao thông cơ sở hạ tầng của Việt Nam phát triển chậm so với tốc độ phát triển của kinh tế lẫn sự gia tăng dân số.
7