II/ Thực trạng tín dụng ở các NHTM Việt Nam.
3/ Một số giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại và nâng cao hiệu
quả của hoạt động tín dụng ngân hàng hiện nay.
Trên đây ta đã thấy một số mặt được và chưa được trong hoạt động tín
dụng của hệ thống NHTM, để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong nền kinh tế nước ta hiện nay thì cần tập trung giải quyết các vấn đề còn tồn tại
theo một số giải pháp sau:
- Để có thể mở rộng tín dụng, mỗi NHTM cần phải xây dựng cho mình một chính sách tín dụng riêng, xác định rõ chiến lược phát triển, xây dựng chiến lược kinh doanh trước mắt và lâu dài.
Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị phù hợp với chiến lược khách
hàng của từng NHTM, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Tăng cường cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế, đồng thời xây dựng nhiều phương
thức cho vay mới, đa dạng phù hợp với nhiều loại khách hàng. Các chi nhánh
NHTM trên địa bàn cần kịp thời phát hiện, xử lý và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cụ thể trên địa bàn mình. Đồng thời các cấp lãnh đạo, quản lý cũng
cần có những sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách có liên quan một cách kịp thời và đúng đắn.
Về mặt cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ cán bộ theo nhiều phương thức, công
tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ... Do đặc điểm của tín dụng là cơ chế chính sách thay đổi thường xuyên, nên mỗi khi có các văn bản bổ sung sửa đổi mới cần
được tổ chức phổ biến, đào tạo ngắn ngày cập nhật thông tin cho cán bộ nghiệp
vụ.
- Đối với vấn đề lãi suất, nhằm khắc phục những hạn chế trong cạnh tranh
lãi suất cần thực hiện một số biện pháp sau: NHNN cần ban hành lãi suất sàn
trong cho vay để đảm bảo thực thực thi công cụ lãi suất, đem lại môi trường kinh
doanh bình đẳng hơn cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. Đẩy mạnh kích cầu qua
tín dụng ngân hàng, làm đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế, nâng cao tỷ suất lợi
nhuận trong kinh doanh nói chung; từ đó mở rộng đầu tư cho tín dụng ngân hàng, khơi thông dòng chảy tiền tệ trong nền kinh tế. Các NHTM cần mở rộng
các hình thức cạnh tranh mang tính chủ động thông qua chất lượng và công nghệ, do đó các NHTM cần chủ động cải tiến chất lượng, quy trình tín dụng và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, cải tiến chất lượng phục vụ, đồng thời phải
nghiên cứu áp dụng công nghệ mới trong hoạt động ngân hàng, cải tiến các vấn đề nhân sự, chi phí quản lý...giảm tối đa chi phí kinh doanh. Ngoài ra còn cần
phải chú trọng đến công tác tiếp thị thường xuyên lắng nghe, thấu hiểu khách
hàng. Mở rộng tín dụng đến nhiều đối tượng khách hàng, đa dạng hoá các loại
hình tín dụng để tăng trưởng tín dụng cân bằng với huy động vốn... nói chung có
nhiều biện pháp nhằm khắc phục hạn chế của cạnh tranh lãi suất, tuy nhiên áp dụng linh hoạt biện pháp nào và vào khi nào, nơi nào cụ thể thì phải tuỳ theo đặc điểm, tính chất hoạt động của từng NHTM.
- Về việc xử lý nợ xấu thì cần có giải pháp đồng bộ và hữu hiệu nhằm xử
lý tốt nợ xấu của NHTM. Việc xoá bỏ nợ xấu không chỉ là nhiệm vụ của riêng hệ
thống ngân hàng mà còn của cả nền kinh tế, nó không chỉ tuỳ thuộc vào các biện
pháp của ngân hàng trung ương, NHTM, hay khách hàng vay mà còn tuỳ thuộc
vào cả một hệ thống pháp lý đồng bộ, hoàn chỉnh, một môi trường kinh tế thuận
lợi. Cần thành lập một tổ chức mua bán nợ- một tổ chức tài chính- tín dụng đặc
thù có trách nhiệm xử lý nợ xấu. (Mô hình này đã được ngành ngân hàng xem xét áp dụng, nhưng đến nay đề án thành lập của NHNN trình Chính phủ không
khả thi, thay vào đó, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đang phối hợp
với ngành ngân hàng xúc tiến hoàn chỉnh đề án thành lập một uỷ ban chuyên trách có chức năng xử lý nợ xấu). Cần tập trung tháo gỡ các vướng mắc về cơ
bảo đảm tiền vay để có thể bán, cho thuê...Đồng thời cần thực hiện phân loại tài sản "Có" trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng; nâng cao chất lượng tín dụng của các khoản cho vay ngay từ những khâu đầu tiên của
quy trình tín dụng.
- Để tăng hiệu quả của tín dụng chính sách của Nhà nước cần nhanh chóng
tách bạch việc cho vay thực hiện chính sách với cho vay thương mại của các
ngân hàng. Nếu cần, các NHTM có thể thực hiện theo sự uỷ thác của Chính phủ để hưởng phí hoặc hoa hồng trên số vốn đã thực hiện. Như vậy, các ngân hàng sẽ
nâng cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm trong công việc của mình. Hơn
nữa cần quan tâm đến khía cạnh kinh tế khi giải quyết các vấn đề xã hội, nếu
không sẽ mang lại hậu quả ngược lại. Và một vấn đề quan trọng nữa là cần xem
lại cơ chế tài chính trong việc thực hiện các chương trình kinh tế mang tính
chính sách như trên, và nhất thiết phải có cơ chế hỗ trợ tài chính cho các ngân
hàng. Nên chăng có thể khoán thu ở mức tối thiểu nào đó để các ngân hàng cố
gắng và có trách nhiệm trong việc thu hồi nợ, số còn lại có thể cho phép trừ vào các khoản phải nộp ngân sách hoặc ngân sách cấp hỗ trợ trực tiếp.
Các giải pháp trên tuy chưa phải là đầy đủ, tối ưu song cũng có thể để
tham khảo nhằm khắc phục những vấn đề còn hạn chế và cũng là để nâng cao
PHẦN KẾT LUẬN.
Từ khi ra đời hệ thống NHTM Việt Nam cùng với hoạt động tín dụng của nó đã góp phần phát triển nền kinh tế Việt Nam một cách tích cực. Nó không
những cung ứng vốn cho các doanh nghiệp tăng cường mở rộng hoạt động sản
xuất kinh doanh mà còn có vai trò quan trọng trong việc tài trợ các dự án, chương trình xây dựng cơ bản, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của đất nước.
Tín dụng ngân hàng đã đạt được một số thành tựu nhất định, chứng tỏ rõ nó là một bộ phận chủ yếu trong hệ thống tín dụng ở nước ta, đóng vai trò tích cực
trong việc thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản
xuất phát triển góp phần vào quá trình xây dựng đất nước đưa đất nước đi lên
theo con đường chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, trong nền cơ chế thị trường thì hoạt động tín dụng trong các NHTM vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, còn tồn tại nhiều
vấn đề cần giải quyết.
Trong khuôn khổ hạn hẹp của đề tài em đã trình bày một số lý luận cơ bản
về NHTM và hoạt động tín dụng của nó, cùng với một số vấn đề nổi cộm trong
thực tế hoạt động tín dụng trong các NHTM ở Việt Nam, và có đưa ra một số đề
xuất về giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả của hoạt động tín
dụng ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Đăng Khâm đã tận tình hướng
dẫn để em hoàn thành đề án này. Song do trình độ và thời gian có hạn nên bài viết chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy cô và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.- Nguyễn Đức Thảo. TpHCM. 2. Ngân hàng thương mại. - Reed Edward, Gill Edwardk. TpHCM. 3. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. - DCox. Nxb Chính trị quốc gia.
4. Tiền và hoạt động ngân hàng. - Lê Vinh Danh. Nxb Chính trị quốc gia.
5. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính. - Frederic. S. Mishkin. 6. Quản trị ngân hàng thương mại. - Peter S.Rose. Nxb Tài chính. 7. Tạp chí Ngân hàng.
8. Thời báo Ngân hàng.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: Lý luận chung về NHTM và hoạt động tín dụng ngân hàng 2
I. Ngân hàng thương mại 2
1. Khái niệm ngân hàng thương mại 2 2. Các nghiệp vụ của NHTM 2 II. Hoạt động tín dụng của NHTM 7 1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 7
1.1. Định nghĩa tín dụng 7
1.2. Tín dụng ngân hàng 8
1.3. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng 8 2. Phân loại tín dụng ngân hàng 9 3. Lãi suất tín dụng ngân hàng 10 3.1. Khái niệm 10 3.2. Các loại lãi suất tín dụng ngân hàng 11 4. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 12
Chương II: Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của NHTM
và biểu hiện thực tế ở Việt Nam 14
I. Quy trình tín dụng 14
II. Các phương thức tín dụng 17
III. Lãi suất tín dụng 19 IV. Chính sách tín dụng 23
V. Rủi ro tín dụng 24
1. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với các NHTM 24 2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng 25 3. Một số nguyên tắc đảm bảo an toàn tín dụng 26
Chương III: Thực trạng hoạt động tín dụng trong các NHTM ở Việt Nam hiện
nay và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng ngân
hàng 29
I. Những thuận lợi và một số thách thức trong hoạt động tín dụng ngân hàng 29 1. Một vài nét về cơ sở pháp lý của hoạt động tín dụng ở Việt Nam hiện nay 29 2. Những thuận lợi cho hoạt động tín dụng ngân hàng trong giai đoạn hiện nay 30 3. Một số thách thức mới trong hoạt động tín dụng ngân hàng 31 II. Thực trạng tín dụng ở các NHTM Việt Nam 32
1. Một số kết quả đạt được 32
2. Những vấn đề còn tồn tại
34
3. Một số giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại và nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng ngân hàng hiện nay 36
PHẦN KẾT LUẬN 39