4.1. Đa dạng các bậc taxon thực vật
Xã Xuân Sơn là một trong 4 xã thuộc Vườn Quốc gia Xuân Sơn – Phú Thọ, hệ thực vật ở đây khá phong phú và đa dạng.
Trong quá trình nghiên cứu về thành phần loài ở 3 quần xã: Rừng phục hồi tự nhiên 15 năm (RPH 15 năm), rừng trồng Keo tai tượng 7 năm (RKE 7 năm) và thảm cây bụi 3 – 4 tuổi, chúng tôi đã thống kê được 152 loài, 140 chi, 72 họ được phân bố trong 4 ngành: Ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Mộc tặc (Equisetophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Mộc lan (Magnoliophyta). Số lượng các taxon cụ thể trong từng ngành thực vật được trình bày trong bảng 4.1.
Bảng 4.1: Sự phân bố các taxon thực vật trong các ngành ở 3 quần xã nghiên cứu
STT Ngành Số họHọ % Số chiChi % Số loàiLoài %
1 Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) 2 2,78 2 1,43 2 1,31 2 Ngành Mộc tặc (Equisetophyta) 1 1,39 1 0,71 1 0,66 3 Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 3 4,17 4 2,86 6 3,95 4 Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) 66 91,66 133 95 143 94,08 4.1. Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) 54 81,82 109 81,95 116 81,12 4.2. Lớp Hành (Liliopsida) 12 18,18 24 18,05 27 18,88 Tổng cộng 72 100,0 140 100,0 152 100,0
Biểu đồ 4.1: Sự phân bố của các bậc taxon thực vật ở KVNC
Qua phân tích bảng 4.1 cho thấy, thành phần thực vật ở KVNC khá phong phú và đa dạng. Sự phân bố của các taxon cụ thể như sau: Ngành Mộc lan
(Magnoliophyta) có số họ, chi, loài phong phú nhất, gồm 66 họ (chiếm 91,66%), 133 chi (95%), 143 loài (94,08%). Tiếp đến là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) với 3 họ (4,17%), 4 chi (2,86%), 6 loài (3,95%). Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) có 2 họ (2,78%), 2 chi (1,43%), 2 loài (1,31%) và ngành Mộc tặc (Equisetophyta) có 1 họ (1,39%), 1 chi (0,71%), 1 loài (0,66%).
Trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta), lớp Mộc lan (Magnoliopsida) có 54 họ (81,82%), 109 chi (81,95%), 116 loài (81,12%). Trong khi đó, lớp Hành (Liliopsida)
có số họ, chi, loài ít hơn rất nhiều: 12 họ (18,18%), 24 chi (18,05%), 27 loài (18,88%).
4.2. Đa dạng thành phần loài thực vật (Danh lục thực vật ở KVNC)
Do KVNC thuộc vùng đệm của Vườn Quốc gia Xuân Sơn, nên việc bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật nói chung rất được chú trọng. Đồng thời, nhờ thực hiện các chính sách về quy hoạch, phát triển lâm sản ngoài gỗ (1999) của Bộ Nông nghiệp nên việc khai thác, chặt phá rừng cũng bị hạn chế. Qua kết quả điều tra cho thấy, thực vật ở đây rất phong phú về thành phần loài. Điều này được thể hiện qua bảng 4.2, có 152 loài thực vật trong 3 quần xã nghiên cứu.
Bảng 4.2: Danh lục các loài thực vật trong 3 quần xã tại KVNC
TT
loài Tên khoa học Tên Việt Nam
Tên quần xã Dạng sống Công dụng I. LYCOPODIOPHYTA NGÀNH THÔNG ĐẤT (1). Lycopodiaceae Họ Thông đất 1 Lycopodium cernuua (L.) Pic.Serm
Thông đất T Thảo Ca, T
(2). Selaginellaceae Họ Quyển bá
2 Selaginella repanda (Desv.) Spring ex Gaudich
Quyển bá lá tròn R Thảo T II. EQUISETOPHYTA NGÀNH MỘC TẶC
3 (3). Equisetaceae Họ Mộc tặc
Equisetum ramosissimum Desf. Cỏ quản bút R Thảo T