Qua 3 năm hoạt động , thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được những kết quả như sau
Một là , đã mở ra một TTCK theo mô hình tập trung với qui mô nhỏ . Hoạt động của thị trường chứng khoán mặc dù chưa phát triển như mong muốn song bước đầu đã được triển khai suôn sẻ , không gây ra những biến cố lớn hoặc tác động tiêu cực tới đời sống kinh tế – xã hội của đất nước
Hai là , đã huy động được một khối lượng vốn nhất định cho ngấnachs Nhà nước thông qua cơ chếđấu thầu và bảo lãnh phát hành trên 5400 tỷđồng TPCP , trái phiếu Quỹ hỗ trợ phát triển để niêm yết trên thị trường . Đã có 05 Cty phát hành thêm cổ phiếu để mở rộng sản xuất kinh doanh , tăng vốn điều lệ với tổng vốn tăng thêm 155,4 tỷđồng
Ba là , đã xây dựng được một hệ thống các tổ chức trung gian tham gia trên TTCK , bao gồm các Cty CK , các tổ chức lưu ký , ngân hàng chỉđịnh thanh toán . Các trung gian tàI chín đã làm tốt vai trò môi giới , mua bán chứng khoán trên thị trường tập trung , tích cực tham gia bảo lãnh phát hành và tư vấn cho các công ty trong việc niêm yết và cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư , thực hiện tốt việc thanh toán bù trừ các giao dịch chứng khoán trên thị trường
Bốn là , công chúng dần làm quen với với thị trường chứng khoán . TTCK Việt Nam được xây dựng là một thị trường CK mang tính đại chúng , vì thế , mỗi cổ phiếu theo qui định tại nghịđịnh 48/1998/NĐ -CP chỉ có mệnh giá là 10.000 đồng đẻ người dù ít tiền
cũng có thể tham gia . Nhờ vậy , trong một thời gian ngắn , số lượng các nhà đầu tư tăng lên rất nhanh
Năm là , hoạt động quản lý , vận hành thị trường của UBCKNN và TTGDCK TPHCM đã có nhiều cải tiến và từng bước hoàn thiện trên cơ sở rút kinh ngihiêm từ hoạt động thực tiễn
Sáu là , hoạt động cuẩ TTCK góp phần thúc đẩy tiến trình CPH doanh nghiệp Nhà nước và áp dụng những công nghệ tốt nhất trong quản trị doanh nghiệp trong đó việc thực hiện công khai thông tin về hoạt động sản xuất , kinh doanh và quản trị doanh nghiệp có ý ngiã đặc biệt quan trọng tạo ra tiền đề phấn đấu cho sự phát triển vững chắc của doanh nghiệp nói chung và Cty niêm yết nói riêng
2.2 Những hạn chế
Thứ nhất , TTCK Việt Nam phải chăng còn quá trầm lặng . Ta xem xét kể từ phiên giao dịch chứng khoán đầu tiên, ngày 28/7/2000 , liên tiếp giá cổ phiếu tăng . Đến phiên giao dịch ngày 26/6/2001 chỉ số chứng khoán VN. Index đạt con số kỷ lục là 571, 04 điểm, trị giá trong phiên đạt 23.570.700.000 đồng . Tại thời điẻm đó , giá các cổ phiếu giao dịch đã đạt tới mức cực đỉnh . Chỉ trong vòng một năm đầu chỉ số giao dịch đã tăng liên tục . Nhưng đó cũng là lời cảnh báo về sự tụt dốc tất yếu sẽ xảy ra . Và điều đó đã xảy ra ,chỉ số VN.Index liên tục sụt giảm trong những tháng tiếp theo cùng với sự nguội lạnh dần của thị trường . Đến tháng 3 năm 2003 , giá các cổ phiếu đồng loạt sụt giảm , VN, Index giảm đến mức kỷ lục145,41 điểm vào ngày 31/3 . Cung cầu của thị trường cổ phiếu có những biểu hiện khó nắm bắt . Các nhà đầu tư trong tình trạng thiếu thông tin thị trường trong khi những thông tin tác động đa chiều luôn được chuyênr tải . Một số công ty niêm yết dường như đang bị xói mòn hình ảnh tốt đẹp trong mắt các nhà đầu tư . Sau đó , TTCK “ phục hồi" nhưng từđó đến nay chỉ số chứng khoán chỉ trongphạm vi 150- 160 điểm ,tổng giá trị giao dịch khớp lệnh từng phiên giao dịch chỉđạt 2- 10 tỷđồng . Thêm vào đó , mặc dù còn ở giai đoạn phát triển ban đầu những hiện tượng đầu cơ , thao túng thị trường … đã có dấu hiệu manh nha trên thị trường chứng khoán Việt Nam , và gây khó khăn không ít cho hoạt động quản lý và điều hành thị trường
Đồng thời do tổng mệnh giá các chứng khoán niêm yết còn quá nhỏ vì vậy ,sự thay đổi giá cả của chúng chưa phản ánh được động tháI của nền kinh tế quốc dân. Cho nên chỉ số chứng khoán VN.Index không những không phát huy được tác dụng dự báo trước xu hướng mà còn phản ánh không đúng thực trạng nền kinh tế . Trong những năm gần đây , nền kinh tế Việt Nam luôn tăng trưởng cao , ổn định >7% trong khi đó ,chỉ số chứng khoán
thì liên tục biến thiên giảm .Như vậy , TTCK chưa thể đóng vai trò “ hàn thử biểu “ của nền kinh tế
Thứ hai , nền kinh tế Việt Nam còn khó khăn , thu nhập dân chúng thấp , nguồn vống lại bị phân tán ,đầu tư vào các tàI sản thay thế như tiền gửi , ngân hàng , đầu tư bất động sản , ngoại tệ … chưa có chính sách phù hợp để khai thác nguồn lực tàI chính trong dân . TTCK chưa thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dàI hạn cho đầu tư páht triển . Hiện nay tỉ lệ vốn đầu tư vào chứng khoán còn quá nhỏ bé , tổng giá trị thị trường mới chiếm 1,6% GDP
Thứ ba , hệ thống doanh nghiệp Việt Nam còn mang nặng tư tưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung , còn trông chờ vào nguồn vay ưu đãi không muốn huy động vốn trên thị trường . Các doanh nghiệp e nhại kiểm toán và công bố thông tin khi niêm yết trên thị trường chứng khoán . Các doanh nghiệp niêm yết không phải là các doanh nghiệp lớn , có khả năng phát triển hấp dẫn người đầu tư . Ngoài ra ở một số Cty niêm yết tỷ lệ vốn thuộc sở hữu nhà nước còn khá cao ,do vậy khối lượng cổ phiếu thực sự đưa vào giao dịch rất thấp. Các tổ chức niêm yết chưa they hết dược tầm quan trọng của việc công khai thông tin nên chưa chủ động , tự giác cung cấp thông tin cho công chúng đầu tư , chính điều này phần nào ảnh hưởng đến lòng tin và quyết định tham gia thị trường của người đầu tư Thứ tư , Đảng và chính phủ chủ trương phát triển hệ thống tài chính trong đó có thị trường vốn , TTCK ; tuy nhiên trong điều hành thì hệ thống thị trường bị chia cắt : Thị trrường tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước quản lý , thị bảo hiểm do Bộ tài chính điều hành , TTCK do UBCKNN giám sát . Các bộ ngành đều xây dựng chiến lược phát triển của ngành mình, song chưa có sự tổng hợp thống nhất chiến lược phát triển thị trường tài chính nói chung. Vì vậy định hướng và các giảI pháp thiếu đồng bộ ; chưa coi việc phát triển thị trường vốn, TTCK là khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN
Thứ năm , quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK còn nhiều bất cập, khó khăn. UBCKNN đã tăng cường công tác quản lý giám sát , xử lý kịp thời các vi phạm , tuy nhiên cơ chế quản lý điều hành chưa đáp ứng đòi hỏi thị trường , thể hiện ở các mặt như hệ thống pháp lý chưa đồng bộ , thâm chí mâu thuẫn ( ví dụ giữa các văn bản về tham gia mua cổ phiếu của các nhà ĐTNN) ; chính sách khuyến khích các đối tượng tham gia thị trường ( thuế , phí .. )chưa thống nhất và chưa thực sựđược phát huy tác dụng ( ví dụđối với nhà đầu tư cá nhân được miễn thuế , nhưng các nhà đầu tư có tổ chức thì chưa được miễn thuế); hưa kịp thời xử lý các tình huống đặc biệt là lúc thị trường lên xuống thất thường
Hoạt động của TTGDCK còn hạn chế về mô hình tổ chức và trình độ kỹ thuật ; việc cung cấp thông tin thị trường chưa được thuận lợi cho người quan tâm .
2.3 Nguyên nhân tồn tại
Những tồn tại và hạn chế nêu trên , bắt nguồn từ các nguyên nhân cơ bản sau Một là , TTCK là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính nhưng được xây dựng và phát triển một cách riêng rẽ , thiếu chiến lược tổng thể phát triển thị trường tài chính cũng như sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các bộ , các ngành liên quan trong việc hoạch định và thực thi chính sách
Hai là ,chứng khoán niêm yết còn hạn chế về số lượng , chất lượng chưa cao . Nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cân kịp thời với thị trường vốn mà còn ỷ lại vào sựưu đãI , bao cấp của nhà nước hoặc thói quen vay ngân hàng , mặt khác doanh nghiệp còn ngại công bố thông tin , công khai tàI chính khi tham gia niêm yết
Ba là , thị trường còn thiếu vắng các nhà đầu tư có tổ chức ( Ngân hàng , bảo hiểm , quỹ đầu tư ,các tổ chức đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp ) nên ảnh hưởng đến tính ổn định của thị trường do tác động tâm lý của các nhà đầu tư nhỏ , thiếu chuyên nghiệp
Bốn là ,việc quản lý và điều hành thị trường của UBCKNN , TTGDCK còn bất cập , hạn chế do sự thiếu chủđộng và thiếu kinh nghiêm của đội ngũ quản lý thị trường
Năm là , vai trò của nhà nước hỗ trợ thị trường là rất quan trọng nhưng chưa được quan tâm đúng mức như các chính sách khuyến khích ưu đãi về thuế đối với các tổ chức tham gia thị trường
Sáu là , những biến động trong thời gian qua về thị trường bất động sản , giá vàng , lãI suất ngân hàng tăng … cũng tác động, ảnh hưởng xấu đến thị trường chứng khoán IV. Giải pháp và định hướng phát triển Thị trường chứng khoán