Tuyên truyền, giáo dục về thuế GTGT

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực trạng công tác thu thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam và giải pháp” docx (Trang 25)

c. Doanh nghiệp chưa nhận thức đúng nghĩa vụ nộp thuế

3.8.Tuyên truyền, giáo dục về thuế GTGT

Thực tế cho thấy, một chính sách thuế dù được hoàn thiện đến đâu nhưng nếu các chủ thế của các quan hệ thuế không nắm bắt được những quy định cụ thể trong các quy phạm pháp luật thuế thì chính sách sẽ khó có tính khả thi. Chính vì vậy, việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thuế có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định sự vận dụng thành công hay không của chính sách thuế vào thực tiễn cuộc sống. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, cần phải truyền tải một cách phổ biến, cụ thể, sâu hơn, có định hướng mục đích và đối tượng xác định rõ ràng hơn. Chính vì chính sách tuyên truyền pháp luật thuế chỉ mang tính rộng rãi và bao quát nhất khiến cho việc thu và nộp thuế gây ra nhiều tranh cãi và xuất hiện những hành vi gian lận. Việc tuyên truyền một cách có hệ thống và chi tiết khiến cho các đối tượng nộp thuế thực hiện một cách nghiêm túc hơn.

Thứ hai, khi tuyên truyền cần phải chiếm được niềm tin của nhân dân thì việc áp dụng các chính sách vào thực tiễn hoàn toàn có khả thi, tạo sự tin tưởng và chấp hành của mọi người, mọi tầng lớp xã hội, tránh trường hợp đưa việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thuế chỉ mang tính hình thức.

Thứ ba, tuyên truyền, khuyến khích các cá nhân mua hàng đòi hóa đơn. Đây là việc rất hữu ích đối với chính người tiêu dùng trong việc dễ kiểm soát số lượng hàng hóa đã mua và số tiền chi tiêu, cũng như việc trao đổi, gửi trả hay hoàn lại trong quá trình mua hàng. Không chỉ dừng lại ở đây, mà nhờ vào việc sử dụng hóa đơn, cơ quan thuế có thu thuế và kiểm soát một cách dễ dàng hơn.

Nhóm 8 lớp TMA320.3 Page 25

KẾT LUẬN

Việc triển khai công tác thu thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới luôn gặp nhiều khó khăn, thách thức, xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để khắc phục được những hạn chế, thiếu sót đó, đòi hỏi phải triển khai đồng bộ nhiều biện pháp từ phía nhà nước nhằm tác động tới các đối tượng trong quá trình thu thuế: từ phía cơ quan hữu quan đến doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, nhóm chúng em đã cố gắng bám sát lý luận, tìm hiểu thực tiễn, từ đó đề ra những giải pháp bước đầu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thu thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam.

Do thời gian nghiên cứu có hạn, vấn đề nghiên cứu không phải là dễ, đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng em hy vọng đề tài sẽ được nghiên cứu ở phạm vi rộng lớn và sâu sắc hơn.

Qua đây, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo Nguyễn Thu Hằng đã hướng dẫn, giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài này./.

Một phần của tài liệu Đề tài “Thực trạng công tác thu thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam và giải pháp” docx (Trang 25)