III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4. VAI TRÒ CỦA DÒNG HỌ TRONG CÔNG TÁC KHUYẾN HỌC
Ở xã hội truyền thống, dòng họ có chức năng quan trọng trong việc kiểm soát và điều chỉnh hành vi của mỗi thành viên trong gia tộc. Cho đến nay, mặc dù những quy định của dòng họ không còn khắt khe như trước nữa, nhưng dòng họ vẫn có sự ảnh hưởng nhất định đến nhận thức của mỗi cá nhân và đặc biệt là nhận thức về tầm quan trọng của việc học.
Trong công tác khuyến học, dòng họ có vai trò quan trọng trong việc giáo dục con cháu về truyền thống hiếu học cũng như giáo dục con cháu về ý thức học tập, rèn luyện đạo đức. Các cá nhân trong dòng họ, đều được giáo dục về bề dày truyền thống học tập của dòng họ, từ đó tự ý thức được mình phải làm gì để không làm mất đi truyền thống đó. Trong mỗi buổi lễ khen thưởng, hay trong các dịp họp họ, dòng họ luôn nhắc nhở con cháu phải nhớ đến truyền thống của tổ tiên, cố gắng phát huy truyền thống học tập của cha ông. Thêm vào đó là nhắc nhở các gia đình thường xuyên đôn đốc, động viên con cái học tập. Các thành viên trong ban khuyến học nêu gương các gia đình có con cháu đạt thành tích học tập tốt, để các gia đình khác trong dòng họ noi theo. Ngoài việc nhắc nhở con cháu chăm chỉ học kiến thức, dòng họ cũng giáo dục con cháu việc học lấy kiến thức thôi chưa đủ mà còn phải học đạo nghĩa làm người, phải biết “uống nước nhớ nguồn”, luôn hướng về gia đình, dòng họ, quê hương. “Chim có tổ, người có tông” là một trong những giá trị xã hội chi phối mạnh nhất đến ý thức của các thành viên trong dòng họ. Nếu một thành viên làm mất đi thanh danh của dòng họ, thì không chỉ có lỗi với những người đang sống mà còn có lỗi với cả những người đã khuất. Xúc phạm đến danh dự của dòng họ là điều tối kị, vì thế, dòng họ luôn theo dõi để định hướng và điều chỉnh con cháu mình đi đúng khuôn mẫu, chuẩn mực đạo đức. Cho dù có đi đâu, làm gì, cũng không được quên nơi mà mình đã sinh ra và lớn lên. Điều này được thể hiện qua việc, con cháu trong dòng họ đỗ đạt thành danh vẫn không quên quay trở lại đóng góp cho sự nghiệp khuyến khích học tập, duy trì truyền thống hiếu học của dòng họ (xem hộp 7).
Ngoài ra, dòng họ còn có vai trò trong việc thúc đẩy công tác khuyến học ở địa phương phát triển. Xã Tân Kỳ là nơi tập trung nhiều dòng họ lớn sinh sống, các
dòng họ ở đây đều xây dựng hội khuyến học dòng họ và hoạt động rất sôi nổi. Các dòng họ có đóng góp rất lớn đến sự nghiệp giáo dục của địa phương, giúp đỡ xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất giáo dục cho con em trong xã. Như dòng họ Nguyễn Thế có Tiến sĩ Nguyễn Thế Đệ đã giúp đỡ Trường tiểu học và Mầm Non xã Tân Kỳ lát sân gạch, tặng ghế đá và sửa chữa bàn ghế. Ở dòng họ Nguyễn Tiên, có Ông Nguyễn Tiên Chín, là doanh nhân thành đạt ở Hải Dương, thường xuyên ủng hộ tiền vào quỹ khuyến học của dòng họ và cả vào quỹ của Hội khuyến học của xã. Phó chủ tịch hội khuyến học Tân Kỳ đã nhận xét: “Công tác khuyến học của các
chi hội Khuyến học dòng họ có tốt thì phong trào khuyến học ở cả địa phương mới thực sự phát triển được. Bởi các dòng họ ở đây đều là các dòng họ lớn, có truyền thống hiếu học lâu đời và có tiếng nói trong địa phương.”
Vậy nên, việc nhắc nhở, giúp đỡ, bảo ban con cháu học hành tiến bộ, cùng với việc giáo dục nhận thức cho con cháu giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ, đã tạo nên danh tiếng cho các dòng họ, để con cháu cứ đời này nối tiếp đời sau viết tiếp trang sử đẹp cho dòng họ.
Hộp 7
Ông Nguyễn Thế Trần chia sẻ:
“Tiến sĩ Nguyễn Thế Đệ là người thành công nhất của dòng họ Nguyễn Thế, hiện nay ông đang là thành viên của Tổng hội xây dựng Hà Nội. Sau khi thành công trong lĩnh vực bất động sản thì ông Đệ chuyển sang đầu tư cho ngành giáo dục, hiện ông Đệ là thành viên sáng lập ra trường đại học tư thục kiến trúc và xây dựng Hồng Hà. Đồng thời, khi trở về quê hương, tiến sĩ Đệ ngoài việc đóng góp cho quỹ khuyến học dòng họ đã giúp đỡ trường tiếu học và mầm non xã Tân Kỳ lát sân gạch, tặng ghế đá và sửa chữa bàn ghế”.
Ông Nguyễn Tiên Lịch đã kể lại:
“Ông Nguyễn Tiên Chín hiện đang là giám đốc công ty vật tư xăng dầu Hải Dương, thành đạt lắm. Nhưng con người này luôn ủng độ, đóng góp nhiệt tình cho quỹ khuyến học dòng họ và quỹ khuyến học xã. Năm nào cũng được xã tuyên dương, khen ngợi vì tấm lòng của ông Chín”.
Nguồn : Phỏng vấn sâu
5.KẾT LUẬN
Bằng các việc làm cụ thể như thành lập tổ chức khuyến học dòng họ và duy trì hoạt động với nhiều hình thức động viên khen thưởng khác nhau, các dòng họ ở
thôn Nghi Khê, xã Tân Kỳ đã khơi dậy tinh thần học tập của con cháu trong dòng họ. Qua nghiên cứu cho thấy, tổ chức khuyến học dòng họ hoạt động thực sự có hiệu quả; ngoài việc làm tốt công tác khen thưởng cho con cháu, khuyến học dòng họ còn làm tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động học tập và sinh hoạt của các cá nhân trong dòng họ. Hiệu quả mà công tác khuyến học dòng họ mang lại là rất lớn, nó đã có tác động mạnh đến việc thay đổi cách nhìn nhận trong vấn đề giáo dục con cái ở các bậc phụ huynh. Bên cạnh đó, thúc đẩy các cá nhân phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ. Thông qua hoạt động của tổ chức khuyến học dòng họ, vai trò của dòng họ trong việc giáo dục nhận thức cũng như trong việc đẩy mạnh phong trào khuyến học ở địa phương được thể hiện rõ ràng hơn. Chính vì vậy, các chi hội khuyến học dòng họ đã được hình thành ở rất nhiều xã, huyện, tỉnh trên mọi miền đất nước, và có nhiều dòng họ đã được công nhận là dòng họ khuyến học như dòng họ Nguyễn Tiên và dòng họ Nguyễn Thế. Có thể thấy, các dòng họ đã và đang góp phần xây dựng công tác khuyến học ở nông thôn cũng như có vai trò to lớn trong việc xây dựng một xã hội học tập theo Nghị quyết của Đai hội Đảng lần thứ XI.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. http://www.hua.edu.vn:85/tc_khktnn/Upload%5C7112008-Bai
%2013%20_477-486_.pdf – DƯƠNG VĂN HIỂU (2008). Truyền thống dòng họ
với sự phát triển nguồn lực con người – nghiên cứu tại xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Tạp chí Khoa học và Phát triển. tập VI, số 5: 477- 486.
2. http://hoikhuyenhochanoi.edu.vn/vi/news/Tin-Tuc/HOAT-DONG-
KHUYEN-HOC-CUA-DoNG-HO-NGUYEN-DUC-PHUONG-NGHIA-DO-248/ - về “Hoạt động khuyến học của dòng họ Nguyễn Đức phương Nghĩa Đô.”
3. TỐNG VĂN CHUNG (2006), Xã hội học nông thôn, Nhà xuất bản ĐH Quốc Gia, Hà Nội
4. http://www. hoikhuyenhoc.vn
5. Báo cáo tổng kết về hoạt động khuyến học năm 2010- 2011 của Hội khuyến học xã Tân Kỳ, Tứ Kỳ, Hải Dương.
PHỤ LỤC 1. DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Bảng 1: Sự cần thiết của khuyến học dòng họ 17
Bảng 2: Mức độ và hình thức tham gia quỹ khuyến học dòng họ 18 Bảng 3: Việc học tập của con cháu trong dòng họ từ khi có quỹ khuyến
học dòng họ
21 Bảng 4: Tỉ lệ con cháu thi và đỗ Đại học, cao đẳng của dòng họ Nguyễn
Thế
22 Bảng 5: Tỉ lệ con cháu thi và đỗ Đại học, cao đẳng của dòng họ Nguyễn
Tiên
23 Bảng 6: Mức độ hài lòng về cách thức tổ chức của khuyến học dòng họ 25 Hình 1: Cơ cấu hình thức khen thưởng của dòng họ 14
2. BẢNG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KHUYẾN HỌC DÒNG HỌ ( kết quả phỏng vấn nhóm) QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC KHUYẾN HỌC DÒNG HỌ NGUYỄN THẾ Năm Sự kiện Tháng 12/2003
- Tổ chức khuyến học dòng họ được thành lập, với bộ máy tổ chức gồm 4 người là những người đầu ngành trong họ, nhưng chưa xây dựng được quỹ khuyến học.
Tháng
2/2004 - Quỹ khuyến học được thành lập.
2004 - 2009 - Tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động của tổ chức.
2009 - Tiến sỹ Nguyễn Thế Đệ, người con thành đạt của dòng họ giúp
xây miếu cho làng, đúc chuông tặng chùa Nghi Khê.
2010 - HKH tặng xe đạp và hỗ trợ tiền cho học sinh nghèo hiếu học.
2011 đến nay
- Tiến sĩ Nguyễn Thế Đệ giúp đỡ trường Tiểu học và mầm non Tân Kỳ sửa sang lại cơ sở vật chất: giúp lát sân trường, xây ghế đá, xây bể bơi...
- Bộ máy tổ chức khuyến học không có gì thay đổi, tất cả các năm tổ chức khuyến học dòng họ đều được chính quyền xã tuyên dương là dòng họ khuyến học tiêu biểu.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA TỔ CHỨC KHUYẾN HỌC DÒNG HỌ NGUYỄN TIÊN
Thời gian Sự kiện
Khoảng 200 năm trước
Khuyến học ra đời với hình thức “ học điền”.
1945 – 1975 Do chiến tranh tàn phá, con cháu dòng họ đều ra chiến trường chiến đấu, cùng với kinh tế khó khăn, khuyến học bị gián đoạn.
2007 Khuyến học tái hoạt động, thành lập chi hội Khuyến học dòng họ, với cơ cấu tổ chức bao gồm 7 người đứng đầu 7 chi trong họ, cụ thể:
- Người đứng đầu: Trưởng họ Nguyễn Tiên Lịch - Chủ tịch HKH: Nguyễn Tiên Duẩn
- Phó chủ tịch HKH: Nguyễn Tiên Chiến
- Ủy viên: 4 người còn lại, người quản lý quỹ là ông Nguyễn Tiên Vẽ.
Hoạt động của hội: xây dựng quỹ khuyến học, khen thưởng hàng năm cho con cháu có học tập tốt.
2009 Thay đổi thành phần Ban Khuyến học, Ông Nguyễn Tiên Chiến làm Chủ tịch HKH, thay cho ông Duẩn.
2009 đến nay Cơ cấu tổ chức và hình thức hoạt động không có gì thay đổi. Tất cả các năm HKH dòng họ đều nhận được sự tuyên dương của chính quyền xã.
3. PHỎNG VẤN SÂU
CHỦ TỊCH HỘI KHUYẾN HỌC DÒNG HỌ NGUYỄN THẾ
Thời gian: 8 giờ 30 phút, ngày 23 tháng 3 năm 2012
Địa điểm: Tại nhà bác Nguyễn Thế Trần – Chủ tịch Hội khuyến học, Cố vấn chuyên môn của dòng họ Nguyễn Thế.
Người phỏng vấn: Hoàng Ngọc Cảnh, Nguyễn Quỳnh Chi Thư ký: Lê Thị Thanh Thanh
Phần 1. Chào hỏi
Phần 2: Nội dung phỏng vấn
Câu 1: Thưa ông, chúng cháu được biết dòng họ mình là một trong những dòng họ tiêu biểu về hoạt động khuyến học, vậy ông có thể cho cháu biết khuyến học dòng họ Nguyễn Thế ra đời khi nào được không ạ?
- Thực ra, từ xưa, các cụ trong dòng họ Nguyễn Thế chúng tôi đã làm khuyến học rồi, chứ không phải đến bây giờ mới làm. Cách đây khoảng 300 năm, thời phong kiến ấy, thấy các cụ kể chuyện là dòng họ có nhiều người đỗ đạt lắm, dòng họ cũng có khen thưởng đấy.
Câu 2: Vậy ông có thể nói rõ hơn về việc ngày xưa các cụ trong dòng họ mình làm khuyến học như thế nào cho chúng cháu biết được không?
- À, ông cũng nghe các cụ xưa truyền đạt lại là để động viên khích lệ tinh thần học tập của những người con đỗ đạt cao, thì các cụ đã góp tiền để tạc nên bia đá, khắc tên những người đỗ đạt cao vào bia, lưu danh cho con cháu sau này học tập. Ngày xưa, cũng không có điều kiện nên không khen thưởng nhiều như bây giờ được.
Câu 3: Dạ, ông có thể cho cháu biết ngày xưa dòng họ mình có nhiều người đỗ đạt làm quan không ạ?
Có nhiều chứ, làm quan võ là chủ yếu, mà ông cũng không cung cấp được cho các cháu cụ thể đâu, vì ông cũng là thế hệ đời sau, cũng chỉ nghe kể lại là dòng họ mình như thế, những người đỗ đạt được ghi tên lên bia đá, nhưng giờ bia đá cũng mờ hết chữ rồi, cũng không có ai trong thôn đọc được nữa. Bia đá này hiện đang trong quá
trình trùng tu lại. Trải qua năm tháng cùng với sự phá hủy của thời gian, nó cũng bị mài mòn đi khá nhiều; nhưng nó vẫn là minh chứng cho danh tiếng của dòng họ một thời. Còn ngày nay, nếu nói đến học hành cao, có địa vị thì có Tiến sĩ Nguyễn Thế Đệ. Ông Đệ là người học hành đỗ đạt cao nhất trong dòng họ Nguyễn Thế đấy.
Câu 4: Thưa ông, dòng họ mình có nhiều người đỗ đạt, vậy sau đấy họ có giúp đỡ gì cho dòng họ mình không?
- Có chứ, như ông Nguyễn Thế Đệ ấy, rất tích cực đóng góp cho dòng họ, đóng góp vào xây mộ tổ, ủng hộ cho quỹ khuyến học dòng họ này, không những thế còn đóng góp cho thôn, xã nữa như đóng góp tiền xây miếu chùa, đúc chuông chùa Nghi Khê.
Câu 5: Vậy là khuyến học dòng họ mình đã có từ rất lâu phải không ạ? Từ thời gian xa xưa cho đến nay, khuyến học dòng họ mình có luôn duy trì hoạt động không ông?
- Mặc dù đã có từ thời các cụ đấy, nhưng cũng do chiến tranh mà hoạt động khuyến học có thời gian bị gián đoạn. Chiến tranh thì con cháu trong dòng họ nói riêng và cả nước nói chung, đều lên đường chiến đấu chống giặc ngoại xâm, vì vậy mà việc học cũng không được quan tâm nữa. Mãi cho đến bây giờ, khi có điều kiện, cùng với phong trào khuyến học của địa phương phát triển thì khuyến học dòng họ mới được thiết lập lại đấy chứ!
Câu 6: Năm nào hoạt động khuyến học dòng họ mình được khôi phục lại, thưa ông?
- Năm 2003, dòng họ quyết định xây dựng lại khuyến học dòng họ các cháu ạ!
Câu 7: Tại sao dòng họ mình lại quyết định xây dựng lại khuyến học dòng họ ạ?
- Dòng họ Nguyễn Thế chúng tôi xây dựng quỹ khuyến học dòng họ nhằm mục đích khuyến khích con cháu học tập, bên cạnh đó góp phần xây dựng phong trào khuyến học chung của cả địa phương, nhưng mục đích chính của tổ chức khuyến học đó là quan tâm, giúp đỡ, động viên con cháu học tập theo truyền thống của cha ông.
Câu 8: Khuyến học của dòng họ Nguyễn Thế đã xây dựng bộ máy tổ chức như thế nào ạ? Và có nội quy, quy chế, hay điều lệ hoạt động riêng không ạ?
- Dòng họ Nguyễn Thế gồm 4 chi, các thành viên trong ban khuyến học được lựa chọn là người đứng đầu 4 chi trong họ. Chủ tịch Hội khuyến học là người có tiếng nói trong dòng họ, còn 3 người còn lại làm các công việc hỗ trợ cho hoạt động khuyến học của dòng họ.
- Nội quy, quy chế, điều lệ hoạt động thì không có văn bản chính thức, cứ trên đưa ra quyết định gì thì mình triển khai theo quyết định đó, lấy quy chế, điều lệ, nội quy của hội khuyến học xã mà làm.
Câu 9: Vậy cụ thể công việc của từng thành viên trong ban khuyến học dòng họ mình như thế nào ạ?
- À, mỗi người đều có một nhiệm vụ riêng. Như tôi là chủ tịch hội khuyến học, thì có việc là đưa ra phương hướng hoạt động cho tổ chức, rồi phân việc cho từng người. Còn người giữ quỹ thì phải cân đối thu chi, và công khai các khoản chi cho tổ chức.
Câu 10: Vậy tổ chức khuyến học dòng họ mình có thành lập quỹ khuyến học riêng không ông? Ai là người giữ quỹ, thưa ông?
- Có chứ, đã là tổ chức thì phải có quỹ để hoạt động, người giữ quỹ là một thành viên trong ban khuyến học dòng họ.
Câu 11: Ông có thể cho cháu biết, quỹ khuyến học dòng họ được lấy từ đâu và