0
Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

SÔNG NGÒI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÝ 8 (Trang 25 -25 )

1. Đặc điểm chung

• Địa hình nước ta nhiều đồi núi, lượng mưa hằng năm lớn nên nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước

+ Có 2360 con sông dài trên 10km

+ Do lãnh thổ hẹp ngang và giáp biển, nhiều nơi đồi núi ăn sát ra biển nên phần lớn sông của nước ta là sông nhỏ, ngắn và dốc.

• Sông của nước ta chảy theo hai hướng chính: tây bắc - đông nam và hướng vòng cung theo hướng nghiêng chung của địa hình

+ Hướng tây bắc - đông nam: sông Hồng, sông Đà, sông Chảy, sông Cả, sông Mã, sông Ba, sông Vàm cỏ (Đông – Tây), sông Tiền, sông Hậu …

+ Hướng vòng cung: sông cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Lô, sông Gâm • Nước ta có chế độ mưa mùa nên sông ngòi có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn + Mùa lũ nước sông dâng cao, chảy mạnh, chiếm 70-80% lượng nước cả năm, thường gây lụt lội.

+ Do đặc điểm hình dạng mạng lưới sông, địa hình, địa chất nên tính chất lũ của các sông cũng khác nhau. Sông miền Bắc lũ dữ, lên nhanh, xuống nhanh, sông Miền Trung lũ lên nhanh, sông miền Nam lũ hiền, lên chậm, xuống chậm.

+ Do chế độ mưa trên mỗi lưu vực khác nhau nên mùa lũ của các sông không trùng nhau

• Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn, là nguồn tài nguyên lớn cho đời sống và sản xuất

2. Sông ngòi nước ta có giá trị lớn về nhiều mặt

+ Bồi đắp phù sa tạo ra các đồng bằng châu thổ màu mỡ + Là nguồn cung cấp nước chính cho sinh hoạt và sx

+ Có giá trị to lớn về giao thông, nghề cá, du lịch, thủy điện

3. Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm

Nhiều dòng sông đang bị ô nhiễm do: + Rác thải nước thải sinh hoạt của dân cư + Chất thảI công nghiệp, ghe tàu

+ Dư lượng hoá chất, phân bón trong nông nghiệp + Đánh bắt thuỷ sản bằng chất độc

4. Một số biện pháp khai thác tổng hợp sông ngòi

+ Xây dựng các công trình thuỷ lợi – thuỷ điện : tạo ra các hồ chứa nước lớn vừa có giá trị về thuỷ điện, thuỷ lợi, du lịch, nuôI thuỷ sản vứa có điều hoà dòng chảy sông ngòi, giảm bớt lũ lụt

+ Sử dụng nguồn nước ngọt của sông ngòi để tăng vụ, thau chua, rửa mặn. Khai thác nước mặt để nuôI thuỷ sản.

+ Tận dụng nguồn phù sa để tăng năng suất cây trồng

+ Đánh bắt thuỷ sản, nạo vét lòng sông, cảI tạo dòng chảy để phát triển giao thông đường sông

CÁC HỆ THỐNG SÔNG LỚN Ở NƯỚC TA

1. Đặc điểm chung

+ Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc chia thành nhiều hệ thống + Chín hệ thống sông lớn là:

- ở bắc Bộ: hệ thống sông Hồng, sông TháI Bình, sông Kỳ cùng – Bằng Giang

- ở Trung bộ: Hệ thống sồn mã, sông Cả, sông Thu bồn, sông Đà rằng

- ở Nam bộ: Hệ thống sông Đồng Nai – Vàm cỏ, hệ thống sông Cửu Long

+ Mỗi hệ thống sông có hình dạng và chế độ nước khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa hình, địa chất của mỗi khu vực

2. Các lưu vực sông

Sông ngòi Bắc Bộ Sông ngòi Trung Bộ Sông ngòi Nam Bộ

- Tiêu biểu là hệ thống sông Hồng

- Dạng nan quạt

- Trung và thượng lưu có độ dốc lớn - Chế độ nước thất thường - Mùa lũ từ tháng 6- tháng 10. lũ đột ngột - Có hàm lượng phù sa cao nhất, trữ năng thuỷ điện lớn nhất trong các hệ thống sông ở nước ta - Tiêu biểu là hệ thống sông Mã, Đà Rằng (s. Ba) - Dạng lông chim hoặc nhánh cây - Sông ngắn , dốc - Chế độ nước rất thất thường - Mùa lũ từ tháng 9 – tháng 12. Lũ đột ngột, lên nhanh, rút nhanh - Tiêu biểu là hệ thống sông Cửu Long

- Lòng sông rộng, sâu, độ dốc nhỏ, đổ ra biển bằng chín cửa

- Chế độ nước khá điều hoà - mùa lũ từ tháng 7- tháng 11. Lũ lên chậm, rút chậm - Có giá trị lớn về giao thông

3. Vấn đề phòng chống lũ lụt

+ Sông ngòi nước ta có nhiều giá trrị to lớn nhưng lũ lụt thường xảy ra gây nhiều thiệt hại về tính mạng, tài sản và sx. Để phòng chống lũ lụt cần thực hiện nhiều nhóm giảI pháp

- GiảI pháp chung

* Bảo vệ rừng trong các lưu vực sông, đặc biệt là rừng đầu nguồn * Củng cố và bảo vệ tốt các hệ thống đê

* Xây dựng các công trình thuỷ địên, thuỷ lợi, kênh mương thoát lũ

* Chủ động sẵn sáng vật tư phương tiện, lương thực, thực phẩm, thuốc men ở các vùng thường xuyên bị lũ

• Riêng vùng đb Sông Cửu Long, để sống chung với lũ hướng chung là: * Xây dựng các khu dân cư tránh lũ, nhà nổi, làng nổi

* Di dân lên các vùng gò đất cao

* Đào kênh thoát nước ra vùng biển phía Tây * Đắp đê bao ngăn lũ nhỏ

• Đb Sông Hồng

* Bơm nước từ các ô trũng trên đồng ruộng ra sông * Cũng cố hệ thống đê

* Bảo vệ rừng đầu nguồn

* Xây hồ thuỷ điện, hồ chứa nước

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÝ 8 (Trang 25 -25 )

×