Cải cách thị trường tài chính

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “Quan điểm và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong tiến trình tự do hóa thương mại trong ASEAN” doc (Trang 31 - 33)

2. Giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam trong điều kiện thực hiện AFTA

2.2.1 Cải cách thị trường tài chính

Để thu hút nhanh chóng và sử dụng có hiệu quả cả vốn trong nước và vốn nước ngoài thì một điều cần thiết là phải tạo ra được một thị trường vốn ổn định, một hệ thống ngân hàng hoàn chỉnh. Muốn vậy, Nhà nước phải nhanh chóng phát huy vai trò của thị trường chứng khoán, lành mạnh hóa hệ thống tài chính góp phần chu chuyển vốn từ nước ngoài vào trong nước và ngược lại được thuận tiện. Như vậy, Nhà nước cần phải soạn thảo và đưa ra luật thị trường chứng khoán, đào tạo con người có đủ khả năng và trình độ hoạt động tốt trên thị trường và hệ thống tài chính, nhanh chóng có biện pháp đẩy nhanh cổ phần hóa các doanh nghiệp. Ngoài ra Chính phủ không nên để hình thức đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động chỉ trên cơ sở công ty trách nhiệm hữu hạn mà nên để các công ty này tự lựa chọn hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn mà nên để các công ty này tự lựa chọn

hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hay theo hình thức công ty cổ phần. Như vậy vừa tạo điều kiện tốt cho thị trường chứng khoán ra đời, vừa tăng thêm vốn bổ sung của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia đóng gops cổ phần, đồng thời tạo thuận lợi và mở rộng thêm một kênh nữa cho thu hút FDI. Bởi nếu tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài bị khống chế khi mua cổ phần thì thứ nhất nó sẽ hạn chế nguồn đầu tư của họ, và thứ hai là hình thức này chỉ được coi là đầu tư gián tiếp. Còn nếu tỷ lệ sở hữu vốn của họ trong các Công ty cổ phần đạt mức khống chế thì họ sẽ trở thành nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài và quyền lợi, trách nhiệm của họ có thể được thi hành theo luật đầu tư trực tiếo nước ngoài. Như vậy, mức độ ổn định của đồng vốn có thể sẽ cao hơn, đồng thời đây cũng là một giải pháp biến các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước trở thành một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài một cách nhanh chóng. Như vậy thì dòng FDI đổ vào trong nước lại có nhiều thuận tiện hơn, ít thủ tục rườm rà hơn do họ được đầu tư qua kênh thị trường chứng khoán – một kênh đầu tư có nhiều triển vọng thuận lợi, nhanh chóng hơn cách làm “truyền thống”. Bởi các nhà đầu tư sẽ không phải bận tâm nhiều đến các thủ tục thành lập Công ty, thuê đất, giải phóng mặt bằng,… những thủ tục mà hiện được coi là gây lãng phí khá nhiều tiền bạc và thời gian của các nhà đầu tư. Không những thế nó còn ảnh hưởng đến hình ảnh về môi trường đầu tư của Việt Nam và gây ức chế cho các nhà đầu tư. Điều này chắc chắn sẽ không có lợi cho Việt Nam nếu tiếp tục kéo dài. Về mặt tài chính Việt Nam cần có biện pháp để các nhà đầu tư tiếp cận một cách dễ dàng với nguồn ngoại hối hơn vì ngoại hối chính là dòng máu nuôi sống hoạt động đầu tư mà một khi khó khăn trong việc tiếp cận sẽ làm cho dự án không thể hoạt động trong thời gian lâu dài được.

Thêm vào đó là cần xóa bỏ những quy định về việc trả lương cho lao động Việt Nam bằng ngoại tệ điều đó sẽ làm cho nhà đầu tư giảm được chi phí, khuyến khích đầu tư vào các ngành nghề sử dụng nhiều lao động. Từ

khủng hoảng kinh tế khu vực đã cho thấy cần phải thực hiện một chính sách về tỷ giá hối đoái sao cho có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài “Quan điểm và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong tiến trình tự do hóa thương mại trong ASEAN” doc (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)