Tạo hàm hệ thống từ hàm người dùng:

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS SQL server 2000 hoàng danh long (Trang 42)

Tạo hàm trong CSDL Master (là 1 trong 6 CSDL sẵn có của SQL Server ngay từ lúc cài đặt) thay vì tạo hàm trong CSDL đang dùng (nhu CSDL Quanlynha) Dùng tiền tố fn_TenHam

CHƯƠNG XI. TRIGGER

XI.1 KHÁI NIỆM:

Trigger là một dạng SP đặc biệt dùng để đáp ứng một sự kiện cụ thể (Insert, Update, Delete). Nó bao gồm một đoạn Script được gắn vào bảng dữ liệu và tự động thực thi khi có một sự kiện xảy ra tương ứng với Trigger được gán cho sự kiện đó (trong khi SP chỉ thực thi khi được gọi ra) .

Trigger không có tham số và giá trị trả về.

Chỉ nên sử dụng Trigger trong trường hợp cần thiết, chẳng hạn trong những trường hợp sau:

- Referential Integrity: ràng buộc toàn vẹn dữ liệu cho phù hợp với mô hình quan hệ cơ sở dữ liệu.

- Audit Trails: kiểm soát dữ liệu hiện tại khi có thay đổi đến giá trị trong bản ghi của bảng.

- Check: kiểm tra dữ liệu nhập vào có phù hợp với mối liên hệ giữa các bảng với nhau.

- Kiểm chứng khi xoá bản ghi

XI.2 PHÂN LOẠI

Có thể chia Trigger thành 3 loại theo sự kiện mà nó đáp ứng: - Insert Trigger.

- Update Trigger. - Delete Trigger. - Tổng hợp cả 3.

XI.3 TẠO TRIGGER XI.3.1 Cú pháp

Tạo Trigger giống như SP, và nó phải được tạo ra cho bảng cụ thể

Ví dụ: Tạo một Trigger cho bảng Hopdong để kiểm tra ràng buộc dữ liệu với bảng Nha (không thể tạo hợp đồng cho một nhà chưa nhập vào CSDL)

CREATE TRIGGER Ins ON [dbo].[Hopdong] FOR INSERT

AS

( select 'true' from inserted where inserted.nhaid in (select nhaid from nha) )

begin

raiserror ('Không thể tạo Hợp đồng này vì Nhà chưa được nhập trong table Nhà',16,1)

rollback Tran end

Diễn giải:

On: chỉ ra Trigger đang viết cho bảng hay khung nhìn nào. Nếu có từ khoá after thì không hỗ trợ view.

For Insert /For Update / For Delete: dùng khai báo đối với Insert Trigger/Update Trigger, Delete Trigger.

AS: giống như SP, nó chỉ định cho SQL Server biết điểm bắt đầu, sau AS là Script

XI.3.2 Tạo Trigger bằng EM.

Sau khi một bảng đã được gắn Trigger,nó sẽ tự động thực thi với sự kiện tương ứng. Chẳng hạn như ví dụ dưới đây, Trigger Ins được thực thi khi người dùng Insert một bản ghi mới vào bảng Hopdong. Nó đưa ra thông báo lỗi vì Nhà có NhaID =100 chưa tồn tại trong bảng Nha.

CHƯƠNG XII. CHUYỂN TÁC (TRANSACTION) VÀ KHOÁ (LOCK)

XII.1KHÁI NIỆM CHUYỂN TÁC

Xuất phát từ nhu cầu khi giao tiếp với dữ liệu có những trường hợp chúng ta mong muốn hoặc đồng thời nhiều sự kiện diễn ra, hoặc không sự kiện nào. Ví dụ: thao tác chuyển tiền bao gồm 2 sự kiện: rút tiền từ tài khoản A và cộng vào tài khoản B, yêu cầu hoặc cả 2 thao tác đều phải hoàn thành, hoặc không thao tác nào hoàn thành. Đó chính là một Chuyển tác.

Các lệnh:

Begin: bắt đầu một chuyển tác; Commit: xác nhận chuyển tác đã hoàn thành. Rollback: quay ngược chuyển tác. (Huỷ toàn bộ các sự kiện của chuyển tác) Save : đánh dấu một điểm cho phép Rollback chỉ một phần chuyển tác.

Một ví dụ là chúng ta đã thực hiện chuyển tác ngầm Rollback TRAN trong Trigger Ins ở chương Trigger, khi nhận thấy có lỗi trong ràng buộc dữ liệu thì huỷ toàn bộ quá trình Insert dữ liệu:

if not exists

( select 'true' from inserted where inserted.nhaid in (select nhaid from nha) )

begin

raiserror ('Không thể tạo Hợp đồng này vì Nhà chưa được nhập trong table Nhà',16,1)

rollback Tran end

XII.2KHOÁ (LOCK) VÀ ĐỒNG HÀNH (CONCURRENCY)

Khi có nhiều chuyển tác cùng thực hiện trên một đối tượng, người ta gọi là đồng hành. Dễ hiểu hơn, đồng hành là hiện tượng tại một thời điểm có nhiều người cùng kết nối và truy cập một đối tượng của CSDL. Trong nhiều trường hợp điều này sẽ xảy ra xung đột, ví dụ nhiều người đồng thời cố gắng sửa dữ liệu trong một bảng.

Để kiểm soát người dùng thực hiện những chuyển tác đồng hành, ngăn ngừa xung đột, đụng độ, người ta dùng khoá. Có nghĩa là một người không thể làm gì để sửa đổi một đối tượng khi có một người khác đang truy cập nó trước người

đó. Shared lock: Thực tế có nhiều kiểu khoá. Khoá căn bản nhất là khoá chia sẻ (Shared lock). Nó cho phép đọc dữ liệu và không cho phép thay đổi bất kỳ thuộc tính nào của dữ liệu.

CHƯƠNG XIII. SỬ DỤNG NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH TƯƠNG TÁC VỚI SQL SERVER

SQL Server thuần tuý chứa CSDL. Để cho phép người sử dụng khai thác được CSDL SQL Server, cần xây dựng những ứng dụng được phát triển bằng ngôn ngữ lập trình.

XIII.1 LẬP TRÌNH BẰNG ASP

Sử dụng ASP để thao tác với CSDL nói chung và SQL Server nói riêng được đề cập kỹ trong giáo trình môn “Lập trình Web bằng ASP”. Ở đây chúng ta đề cập đến một số khía cạnh thực hành.

XIII.1.1 Kết nối đến CSDL SQL Server:

Dùng đối tượng Connection ‘tạo một Connection

Set Conn = Server.CreateObject("ADODB.Connection") ‘ Khởi tạo chuỗi kết nối

strConn = "driver={SQL Server}; server=127.0.0.1; uid=iitm; pwd=test; database=quanlynha"

‘ Kết nối đến CSDL Conn.Open strConn

XIII.1.2 Thực thi câu lệnh SQL:

conn.execute "update hopdong set giatien=10000000 where hopdongid=1"

XIII.1.3 Thao tác với các bản ghi của một bảng:

Dùng đối tượng Recordset <%

‘ câu lệnh SQL

sqlString= “select * from Hopdong” ‘ Tạo đối tượng Recordset

Set RS = Server.CreateObject("ADODB.Recordset")

‘ thực thi câu lệnh SQL thông qua đối tượng kết nối Conn, kết quả trả về cho đối tượng Recordset.

‘ duyệt từng bản ghi trong bảng Hopdong bằng Recordset, hiện thi dạng bảng trên ‘giao diện Web.

<table> <%

‘ vòng lặp do while để duyệt tất cả các bản ghi do while not Rs.EOF

%> <tr> <td><%=Rs("Hopdongid")%></td> <td><%=Rs("NhaID")%></td> <td><%=Rs("CoquanID")%></td> <td><%=Rs("NgayBatdau")%></td> <td><%=Rs("NgayKetthuc")%></td> <td><%=Rs("Giatien")%></td> </tr> <%

‘ dịch chuyển đến bản ghi kế tiếp RS.MoveNext

Loop RS.close %> </table>

XIII.1.4 Cập nhật vào CSDL bằng Recordset:

sqlString =”select * from hopdong”

Set RS1 = Server.CreateObject("ADODB.Recordset") 'de co the update

adOpenDynamic=2 adLockPessimistic=2

Rs1.Open sqlString,Conn,adOpenDynamic,adLockPessimistic do while not Rs1.EOF

‘ lấy giá tiền thuê nhà từ trường Giatien tempGiatien=rs1(“giatien”)

rs1("giatien")=tempGiatien*2 ‘ xác nhận việc cập nhật rs1.Update rs1.MoveNext loop Rs1.Close

XIII.1.5 Thực thi một SP của SQL Server

Trong ví dụ ở chương Stored Procedure ta đã tạo một SP tên “Doanhthu” trong CSDL Quanlynha

CREATE PROCEDURE Doanhthu @dauthang smalldatetime,

@cuoithang smalldatetime AS

Gọi thực hiện SP đó từ ASP: ‘ gán giá trị cho các biến

dauthang=”1/1/2004” ‘month/date/year cuoithang=”1/31/2004”

‘câu lệnh sql gọi SP có tham số

sql="execute doanhthu " + dauthang + "," + cuoithang Set RS = Server.CreateObject("ADODB.Recordset") RS.Open sql,Conn

XIII.2 LẬP TRÌNH BẰNG VISUAL BASIC

Sử dụng Visual Basic để thao tác với CSDL nói chung và SQL Server nói riêng được đề cập kỹ trong giáo trình môn “Lập trình VISUAL BASIC”. Về căn bản cũng tương đối giống ASP.

XIII.2.1 Kết nối đến CSDL:

‘Khai báo biến Connection Dim Conn as New ADO ‘ chuỗi kết nối CSDL Dim StrConn as String

StrConn=”Provider=SQLOLEDB.1;Persist Security = False; uid=iitm; pwd=test; Initial Catalog=Quanlynha;server=127.0.0.1 ;”

‘ Tạo kết nối:

Set Conn=CreateObject (“ADODB.Connection”) Conn.Open StrConn

XIII.2.2 Thực hiện câu lệnh SQL:

Conn.Execute “Delete from hopdong where hopdongid=2”

XIII.2.3 Thực thi SP

Conn.Execute “Doanhthu ‘”&”1/1/2004”&” ‘,’ ”&”1/31/2004”&”’”

XIII.2.4 Thao tác với bản ghi

‘ Khai báo biến Recordset Dim RS

‘ Tạo đối tượng Recordset

Set RS=CreateObject (“ADODB.Recordset”)

‘ Thực thi câu lệnh SQL cho kết quả trả về Recordset: Rs.open “Select * from Hopdong”, Conn, 2, 2

‘ Insert dữ liệu RS.Addnew RS(“NhaID”)=”2” RS(“NhaCoquanID”)=”3” RS(“NgayBatdau”)=”1/1/2004” RS(“NgayKetthuc”)=”1/1/2006” RS(“Giatien”)=”5000000” RS.Update ‘ Đóng kết nối RS.Close Conn.Close Set RS=nothing Set Conn= nothing

CHƯƠNG XIV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ NÂNG CAO.

XIV.1 SECURITY

XIV.2 CHUYỂN TÁC VÀ TRUY VẤN PHÂN TÁN XIV.3 XML

XIV.4 TÌM KIẾM FULL TEXT SEARCH

XIV.5 DỊCH VỤ PHÂN TÍCH ANALYSIS SERVICES XIV.6 DATABASE REPLICATE

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS SQL server 2000 hoàng danh long (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w