Giải pháp, chính sách giải quyết việc làm thời kì 1996-2000

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " Kế hoạch nguồn nhân lực trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế xã hội " pptx (Trang 25 - 36)

a. Giải pháp về vấn đề kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm có mối quan hệ qua lại và

qiui định lẫn nhau. Xét về một mặt nào đó tăng trưởng kinh tế sẽ tạo cầu việc làm, là cơ sở để xây dựng kế hoạch việc làm. Còn việc làm là nhân tố cơ bản để tạo lên tăng trưởng kinh tế. Vì thế tăng trưởng kinh tế sẽ góp phần làm

tăng việc làm xã hội cho người lao động.

Giải pháp về kinh tế là giải pháp chủ yếu để tăng cầu lao động, là giải pháp cơ bản và có hiệu quả giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay cũng như

trong thời gian tới. Giải pháp này với mục đích hướng vào tăng trưởng kinh

tế, tăng cầu lao động từ đó dẫn đến tăng việc làm. Đây là một hướng tích cực,

tuy nhiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố và sự lựa chọn chiến lược giải pháp

trong những điều kiện dân số, kinh tế xã hội cụ thể. Dựa vào chiến lược, kế

hoạch phát triển kinh tế, xã hội 2001-2005 cùng với tình hình của nước ta,

những giải pháp chủ yếu có thể như sau:

* Phát triển toàn diện khu vực nông thôn: Các chương trình phát triển

khu vực nông thôn cần phải được khuyến khích tập trung vào việc tạo thu

nhập cho khu vực nông thôn, tăng số công ăn việc làm, cải thiện các dịch vụ y

tế và giáo dục, phát triển cơ sở hạ tầng (điện, đường, trương, trạm) đồng thời

dụng 2 mặt: một mặt sẽ có tác động làm giảm cung lao động về lâu dài, mặt

khác sẽ tăng cầu tại chỗ, hạn chế di cư ồ ạt từ nông thôn ra thành thị, dần nâng

cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn. Đảng và nhà nước ta luôn coi nông

nghiệp, nông thôn là mặt trận hàng đầu không chỉ bởi ý nghĩa kinh tế mà còn là tầm quan trọng xã hội, chính trị. Nhiều chính sách được ban hành, gần đây

nhất là nghị quyết hội nghị trung ương 5 khoá 9 về công nghiệp hoá hiện đại

hoá nông nghiệp và nông thôn đang khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.

Nhiều chương trình phát triển, nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước được huy động nhằm mục tiêu này. Đơn cử, chính phủ Việt Nam tích cực hợp tác

trực tiếp với ngân hàng thế giới kết quả là đầu tư của ngân hàng thế giới cho

phát triển nông thôn Việt Nam đã tăng từ 27% tổng các dự án đầu tư trong giai đoạn 1994-1998 lên 38% trong giai đoạn 1999-2000 với tổng số vốn gần

12 tỉ USD cho các dự án phục hồi thuỷ lợi, tài chính nông thôn, bảo vệ rừng, đa dạng hoá nông nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng và xoá đói giảm nghèo. * Phát triển toàn diện khu vực nông thôn trước hết phải nhận thức được

tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp, phát triển sản xuất nông nghiệp vẫn

là hình thức sản xuất chính nhưng phải dần chuyển đổi từ hình thức sản xuất

nông nghiệp nhỏ lên sản xuất lớn, tập trung nâng cao năng suất hiệu quả lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Các địa phương, khu vực nào có điều kiện

thì tiến tới hình thành các trang trại nông nghiệp, các nông trường lâm nghiệp theo hương cơ khí hoá công nghiệp hoá các hoạt động sản xuất. Phát triển

toàn diện nông thôn đồng thời phát triển các ngành nghề công nghiệp tiểu thủ

công nghiệp, dịch vụ, một mặt tận dụng các lợi thế về nguồn lao động dư thừa và lao động mùa vụ từ khu vực nông nghiệp mặt khác nó có tác dụng thúc đẩy, hỗ trợ sự phát triển nông nghiệp. Tuỳ vào từng điều kiện, lợi thế về tự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhiên, nguồn nhân lực mà các vùng xác định cơ cấu ngành nghề cho phù hợp

với khu vực nông thôn, tạo việc làm tại chỗ cho người lao động theo chủ trương “li nông bất li hương”.

* Phát triển khai thác các yếu tố tăng việc làm tự thân: Khu vực việc

làm tự thân bao gồm những chủ doanh nghiệp độc lập, chủ cửa hàng, cửa hiệu

tự hạch toán, người làm thường xuyên và không thường xuyên nghề tự do, các thành viên gia đình…làm việc tuỳ theo nhu cầu sử dụng vốn và nhu cầu

hàng hoá và dịch vụ. Việc làm tự thân xuất phát từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng thu hút nhiều lao động với cường độ lớn, nó bổ sung cho các

doanh nghiệp lớn của nhà nước và của tư nhân do đó việc làm khu vực làm tự

thân trong một nước nghèo và đông dân như nước ta cần được thừa nhận và chú ý phát triển. Trong hơn 2 năm qua kể từ khi luật doanh nghiệp có hiệu lực

cả nước có hơn 42000 doanh nghiệp và hơn 300000 hộ kinh doanh cá nhân

mới đăng kí thu hút thêm 4 tỉ USD tiền vốn đầu tư tạo được 750000 chỗ việc

làm mới. Để tạo nhiều việc làm cần tập chung vào các yếu tố cần thiết như: sự

mất ổn định thể chế và kinh tế vĩ mô; sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp

thuộc mọi thành phần kinh tế; huy động mọi nguồn lực đặc biệt là vốn, đào tạo chuyên môn kĩ thuật và nâng cao trình độ văn hoá cho các đối tượng trong

khu vực việc làm tự thân.

* Mở rộng các ngành sản xuất có qui mô nhỏ, lựa chọn các công nghệ

sản xuất phù hợp sử dụng nhiều lao động.

Công nghiệp hoá hiện đại hoá có tác động đến việc làm thông qua các chính sách của chính phủ lựa chọn các ngành để phát triển. Nếu lựa chọn phát

triển các ngành sử dụng dung lượng vốn cao, kĩ thuật cao đặc biệt là các ngành xuất khẩu thì không có khả năng tạo đủ việc làm cho lực lượng lao động đang tăng lên. Bởi vậy chiến lược đặt ra sao cho thúc đẩy các ngành công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp ở các khu vực truyền thống lẫn hiện đại ở các khu vực nông thôn và đô thị có khả năng tạo việc làm nhiều hơn so

với công nghiệp qui mô lớn. Thực hiện chiến lược này có thể bằng 2 cách:

trực tiếp thông qua đầu tư và các hình thức khuyến khích của chính phủ và gián tiếp thông qua việc tái phân phối thu nhập cho người nghèo, đây là

sử dụng lao động hơn so với những người giàu. Mặt khác một trong những

yếu tố chủ yếu kìm hãm sự thành công của bất kì chương trình tạo công việc

làm chính là sự phụ thuộc quá nhiều công nghệ của các nước phát triển. Do đó cần phải giảm bớt sự phụ thuộc này bằng cách phát huy nội lực trong lĩnh

vực nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong nước, trong các doanh nghiệp Việt

Nam sử dụng nhiều lao động. Ngoài ra cũng có thể tập chung phát triển các

công nghệ có giá thành thấp, sử dụng nhiều lao động. Nhưng việc sản xuất

ngành nghề với công nghệ sử dụng nhiều lao động thường chỉ thu hút những lao động có trình độ thấp và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện tại hoặc có lợi

thế xuất khẩu về giá nhân công rẻ. Còn xét về lâu dài thì vẫn phải phát triển

các khu công nghiệp cao thu hút lao động có trình độ để đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên trong điều kiện của Việt Nam hiện nay thì việc lựa

chọn công nghệ sử dụng nhiều lao động là quan trọng đồng thời bên cạnh đó (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất công nghệ cao giải quyết lao động có trình độ cao là tiền đề cho tăng trưởng kinh tế.

b. Nhóm giải pháp về chính sách:

* Chính sách về dân số: Qui mô cơ cấu dân số tạo nên cung lao động, và là đối tượng của công tác giải quyết việc làm. Các nhân tố làm tăng giảm qui mô, thay đổi cơ cấu dân số của một địa phương, của một quốc gia sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nhân lực của địa phương và quốc gia đó. Để đạt được các chỉ tiêu, giảm tỉ lệ sinh bình quân hàng năm 0.05%, tốc độ tăng dân

số đến năm 2005 vào khoảng 1.2% nhằm ổn định qui mô dân số ở mức hợp lí

(88-89 triệu người vào năm 2010), giải quyết đồng bộ từng bước có trọng điểm chất lượng dân số, cơ cấu dân số và phân bố dân cư cần thực hiện các

giải pháp cơ bản sau:

Thực hiên xã hội hoá công tác kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức

khoẻ bà mẹ trẻ em đặc biệt với sự tham gia của các tổ chức xã hội như hội

Do có sự phân bố không đều và thiếu thống nhất về nguồn nhân lực so

với các nguồn lực khác giữa các vùng trong phạm vi quốc gia đẫn đến tình trạng dư thừa lao động ở khu vực này trong khi đó lại thiếu lao động ở khu

vực khác. Thực hiện phân bố lại dân cư, lao động trên địa bàn từng địa phương cũng như phạm vi toàn quốc là giải pháp quan trọng nhằm thay đổi qui mô cơ cấu dân số, lao động tạo nên sự hợp lí giữa các vùng miền. Chủ trương, chính sách của chính phủ khuyến khích người dân đặc biệt ở khu vực nông thôn đồng bằng đi làm kinh tế mới một mặt nhằm giải quyết việc làm,

tăng thu nhập cho người lao động mặt khác nhằm khai thác các nguồn lực của đất nước. Nhà nước ngoài việc giúp đỡ vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho

người lao động thì mặt khác nhà nước phải quản lí tốt công tác di dân tránh

tình trạng di dân một cách tự phát gây khó khăn cho cả nhà nước và người lao động.

* Xuất khẩu lao động và chuyên gia: “Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải

quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước… cùng với các giải pháp giải

quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động và chuyên gia là một

chiến lược quan trọng, lâu dài góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công

cuộc xây dựng đất nước trong thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá“ ( Nghị Định 152/1999/NĐ-CP ). Để khắc phục những hạn chế hiện tại và phấn đấu đạt được chỉ tiêu thường xuyên có một triệu lao động làm việc ở nước ngoài trong thời gian tới cần phải có nhiều giải pháp về cơ chế, chính sách cũng như

về tổ chức cán bộ. Sau đây là một số giải pháp chủ yếu:

Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cho xuất khẩu: Thông

thường sau khi kí được hợp đồng xuất khẩu lao động các doanh nghiệp mới

bắt đầu thông báo tuyển lao động cho xuất khẩu. Do vậy nhiều khi không đủ

số lượng và không đảm bảo chất lượng mặc dù nó phù hợp với khả năng và tư

xuất khẩu lao động. Trong thời gian tới cần tích cực đào tạo nguồn nhân lực mang tính đón đầu và dự trữ để xuất khẩu. Cần trang bị cho người học vững

vàng các kiến thức về chuyên môn, ngoại ngữ, hiểu biết về quan hệ trong nền

kinh tế thị trường đồng thời có biện pháp để nâng cao trình độ văn hoá, sức

khoẻ, ý thức tổ chức kỉ luật và một số vấn đề khác. Nếu làm tốt công tác trên, khi các doanh nghiệp kí được hợp đông sẽ có nguồn lao động ddax được đào tạo sẵn tại các cơ sở, chỉ cần bồi dưỡng thêm một số vấn đề như luật pháp,

phong tục tập quán của nước sở tại là có thể đủ số nguồn lao động để xuất

khẩu theo yêu cầu của nước nhận lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sắp xếp lại doanh nghiệp và tốt công tác tuyển chọn lao động đi xuất

khẩu lao động: xuất khẩu lao động khác hoàn toàn với xuất khẩu hàng hoá. Xuất khẩu lao động cần thông qua các doanh nghiệp có đủ điều kiện cần thiết và được phép xuất khẩu. Do đó cần phải sắp xếp lại các doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động, thu hồi giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động một

thời gian hoặc vĩnh viễn các doanh nghiệp không đủ điều kiện. Các doanh

nghiệp này cần được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cần

tuyển chọn trực tiếp, không thông qua các đại lí thu gom như thu gom các

hàng hoá thông thường vì đây là những người lao động xuất khẩu, đơn vị xuất

khẩu lao động phải chăm lo đến người lao động trước trong và sau khi xuất

khẩu lao động. Những người được lựa chọn đi xuất khẩu lao động phải là những người được đào tạo, có trình độ chuyên môn, tay nghề, có sức khoẻ,

hiểu biết ngoại ngữ, luật pháp, phong tục tập quán của nước đến làm việc.

Tích cực khai thác thị trường mới, giữ vững thị trường hiện có: Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, củng cố và mở rộng thị trường là một việc khó khăn và phức tạp nhưng cũng là điều kiện quan trọng để xuất khẩu lao động. Để làm tốt công việc này cần có sự đầu tư thích đáng về thời gian và tiền vốn

nhằm thu thập thông tin về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động các nước

yêu cầu, tình hình tài chính của các doanh nghiệp cần tuyển, phong tục tập

tố dễ pháy sinh rủi ro…, hiệu quả kinh tế và khả năng rủi ro của thị trường

mới khai thác. Cùng với việc khai thác thị trường mới, vấn đề quan trọng

trong công tác thị trường cho xuất khẩu lao động là giữ vững các thị trường

truyền thống của nước ta như Hàn Quốc, Nhật Bản và gần đây là Đài Loan. Tăng cường công tác quản lí lao động nước ngoài: Khi số lao động ở nước ngoài tăng lên, tăng cường quản lí số lao động này là việc rất quan

trọng. Việc quản lí này nhằm khắc phục những rủi ro những vướng mắc liên

quan đến người lao động.

* Gắn kết giáo dục, đào tạo với công việc làm. Tăng qui mô đào tạo, đặc

biệt là đào tạo đại học, trong những năm gần đây tạo nên hiện tượng “ người

thất nghiệp có học “, nhiều sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm, hoặc không tương xứng với trình độ chuyên môn. Đào tạo chính qui bị giới

hạn trước nhu cầu học lớn và tăng nhanh làm cho các hình thức đào tạo tại

chức, bằng 2, … mở rộng qui mô với chất lượng đào tạo không cao. Đây là sự

biểu hiện của sự kéo dài thời gian học trước sự phát triển không kịp của khu

vực công nghiệp và dịch vụ hiện đại. Kết quả là sự lãng phí xã hội, chi phí cơ

hội cao, biến dạng tiền lương của lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.

Bởi vậy cần có những chính sách tạo ra những cơ hội kinh tế hấp dẫn hơn ở nông thôn, điều chỉnh hệ thống giáo dục đào tạo đáp ứng các nhu cầu phát

triển nông thôn, nhu cầu có nghề để làm việc trong các doang nghiệp Việt

Nam và tự tạo việc làm, hơn là định hướng cho sinh viên vào nhu cầu làm việc trong các khu vực hiện đại như hiện nay. Thực hiện được giải pháp này sẽ tránh được những lãng phí không cần thiết, tăng tiềm năng cầu lao động.

a. Nhóm giải pháp về tăng cường quản lí của Nhà nước và sự phối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hợp của các tổ chức Đoàn thể trong việc giải quyết việc làm:

Ngoài cơ chế thị trường là công cụ hữu hiệu để giải quyết việc làm thì không thể thiếu được sự quản lí của Nhà nước trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động đặc biệt đối vơí một thị trường lao động còn sơ khai

giải quyết việc làm bằng nhiều giải pháp nhưng 2 giải pháp được coi là hữu

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " Kế hoạch nguồn nhân lực trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế xã hội " pptx (Trang 25 - 36)