III. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện BCLCTT
2. Quan điểm và phương hướng hoàn thiện
Mục đích của báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin tài chính cho nhiều đối tượng sử dụng với nhiều mục đích khác nhau,từ đó đã hình thành một
số quan điểm về soạn thảo và trình bày báo cáo tài chính. Từ việc nghiên cứu kĩ
nội dung, cách lập của báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tôi xin đưa ra một số quan điển và phương hướng để hoàn thiện như sau:
*Tuân thủ pháp luật: Nhà nước luôn luôn quan tâm đến các hoạt động
kinh tế và kế toán thông qua việc ban hành các văn bản pháp quy về tài chính - kế toán phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Việc xây dựng hệ
thống báo cáo tài chính cần phải dựa trên quan điểm tuân thủ pháp luật nhưng
vẫn đảm bảo tính trung thực và hợp lý của các thông tin.
*Phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ kế toán quốc tế và đặc điểm nền
kinh tế Việt Nam: Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã, đang và
sẽ có những thay đổi lớn lao với xu hướng tự do thương mại. Việt Nam đang
trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới.Kế toán công
cụ quản lý nền kinh tế cũng phải đổi mới, hoà nhập nhằm tạo tiền đề cho sự hoà nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới. Việc xây dựng hệ thống
các báo cáo tài chính với các chỉ tiêu phù hợp với chuẩn mực và thông lệ kế toán
quốc tế là cần thiết. Dựa trên các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và tiếp thu kinh
nghiệm của các nước phát triển để xây dựng các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính sẽ loại trừ được tính bất hợp lý về nội dung của báo cáo.
*Phù hợp với tính đa dạng của các loại hình doanh nghiệp: Chủ trương
phát triển kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hoá các hình thức sở hữu đòi hỏi hệ
thống kinh tế phải xây dựng thật linh hoạt, phù hợp, đáp ứng yêu cầu thông tin
hữu ích của những người bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
3.Những kiến nghị
3.1. Tầm vĩ mô
Trong điều kiện nước ta đang trong thời kỳ mở cửa hoà nhập với nền kinh
tế thế giới, khuyến khích đầu tư nước ngoài việc đổi mới hệ thống báo cáo tài chính cho phù hợp với thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế có tính đến dặc điểm
của nền kinh tế Việt Nam, là điều không thể thiếu.
Để đáp ứng yêu cầu trên Nhà nước ta cần quan tâm và sớm thiết lập môi trương pháp lý cho hoạt động kế toán kiểm toán trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam: ban hành chuẩn mực quốc gia về kế toán, kiểm toán phù hợp với chuẩn mực quốc tế và đặc điểm trình độ quản lý ở Việt Nam. Nâng cao năng lực và vai trò chỉ đạo quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kế toán
kiểm toán.
Thiết kế, hoàn thiện và ban hành mới các quy định nghiệp vụ về kế toán
bao gồm quy định về chứng từ, tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài
chính Đảm bảo hệ thống báo cáo tài chính lành mạnh với những thị trường hữu
ích cho các quyết định kinh tế.
Xây dựng đội ngũ chuyên gia kế toán, kiểm toán có trình độ phù hợp với
yêu cầu của cơ chế kinh tế mới, qua đào tạo huấn luyện và kiểm tra chất lượng theo chương trình và quy chế chuẩn của Quốc tế đối với chuyên gia kế toán được cấp chứng chỉ hành nghề (CPA).
Ban hành văn bản hướng dẫn cách lập báo cáo LCTT, hướng dẫn phân
tích và sử dụng các thông tin do báo cáo này cung cấp một cách cụ thể, chi tiết để doanh nghiệp thấy được lợi ích khi lập và sử dụng báo cáo này.
Nhà nước cần ban hành chính sách bắt buộc lập và gửi báo cáo lưu
chuyển tiền tệ đối với tất cả các doanh nghiệp.
3.2. Tầm vi mô
Hiện nay trong các doanh nghiệp báo cáo lưu chuyển tiền tệ vẫn còn ít
được sử dụng. Mỗi doanh nghiệp cần tự giác nâng cao trình độ nghiệp vụ của
các nhân viên kế toán. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc lập và công bố thông
tin trên báo cáo tài chính của mình.
Thực hiện công khai báo cáo tài chính đồng thời phổ biến rõ ràng về vai
trò quan trọng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong hệ thống báo cáo tài chính cho các nhần viên trong công ty đặc biệt là đội ngũ kế toán.
Các ban lãnh đạo công ty cũng cần nâng cao trình độ nhận thức của mình về tầm quan trọng của việc cung cấp thông tin cho giới quan tâm để từ đó có
quyết định đúng đắn khi ban hành các chính sách trong nội bộ công ty