Tuy còn có sự chênh lệch giữa các NH, nhưng Vietinbank – CT đã xây dựng được một hệ thống biểu phí linh hoạt hơn những năm trước. Qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực TTQT, tuy không phải là lĩnh vực trọng tâm của mình nhưng Vietinbank – CT đã từng bước cải thiện mình và vươn lên chiếm một thị phần đáng kể trong lĩnh vực thanh toán XNK với một số lượng khách hàng tương đối và xây dựng được quan hệ tốt đẹp và gắn bó lâu dài với khách hàng cũ. Vietinbank – CT hứa hẹn sẽ là một trong những ngân hàng dẫn đầu trong phong trào phát triển toàn diện, đặc biệt là lĩnh vực XNK.
4.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TTQT BẰNG L/C TẠI NH TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN L/C TẠI NH TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.2.1 Nhân tố chủ quan
4.2.1.1 Tích cực
Vietinbank là một trong những ngân hàng có quy mô lớn tại Việt Nam: tính đến đầu năm 2013, Vietinbank có vốn điều lệ trên 37.234 tỷ đồng, tổng tài sản 576.384 tỷ đồng với 151 chi nhánh khắp cả nước và có quan hệ đại lý với
Trang 71
trên 900 NH với hơn 90 quốc gia trên toàn thế giới. Với quy mô và tiềm lực sẵn có, Vietinbank tự tin là một NH có đầy đủ khả năng thanh khoản và cho vay tại sở giao dịch, các chi nhánh và phòng giao dịch trong toàn hệ thống.
Vietinbank – CT có hệ thống thông tin điện toán thông suốt, hiện đại. Tất cả các nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ, phát hành L/C, điều chỉnh L/C, thông báo BCT bất hợp lệ cho NH nước ngoài,… đều được thực hiện trên hệ thống điện Swift. Đây được đánh giá là hệ thống hiện đại, an toàn, hiệu quả và tốc độ nhất.
Chi nhánh Vietinbank – CT có địa điểm giao dịch thuận lợi là nằm ngay trung tâm TP. Cần Thơ. Thuận lợi cho việc giao dịch với khách hàng DN và khách hàng cá nhân. Chi nhánh có mạng lưới rộng khắp thành phố, với 8 phòng giao dịch được đặt những điểm tập chung nhiều DN kinh doanh XNK.
4.2.1.2 Tiêu cực
Mạng lưới ngân hàng đại lý: mặc dù Vietinbank có rất nhiều ngân hàng đại lý ở nước ngoài nhưng chỉ tập chung ở một số quốc gia (Đức, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc,…) nhưng chưa có ở các quốc gia tiềm năng như ở Châu Phi (chỉ mới có ở Ấn Độ và Nam Phi) hay ở Trung Đông. Khi thực hiện nghiệp vụ TTQT, Ngân hàng phải thông qua NH thứ ba làm trung gian thanh toán cho NH. Điều này sẽ làm cho DN tốn nhiều thời gian và chi phí hơn, làm giảm khả năng cạnh tranh của NH, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số TTQT của NH.
Các đối thủ cạnh tranh: thành phố Cần Thơ là một địa bàn đầy hấp dẫn cho các DN với cơ sở hạ tầng đang dần hoàn thiện, nguồn lực dồi dào. Các hoạt động kinh tế ở đây diễn ra rất sôi nổi nên nhu cầu về tổ chức tín dụng NH tăng rõ rệt nên không thể tránh khỏi việc cạnh tranh gay gắt. Bên cạnh Vietinbank – CT, các NH hiện nay chiếm ưu thế trong hoạt động TTQT là Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (EIB), Ngân hàng TMCP Ngoại thương (VCB), Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển (BIDV),… với tỷ trọng ngày càng cao trong kim nghạch XNK của cả thành phố. Đáng chú ý hơn là sự đổ bộ của các NH nước ngoài vào khu vực này với sự xuất hiện của HSBC vào cuối năm 2010. Mặc dù chưa có hệ thống rộng khắp trên địa bàn nhưng sự có mặt của Ngân hàng nổi tiếng thế giới với tiềm lực tài chính dồi dào và kinh nghiệm lâu năm trong quan hệ khách hàng này đang là một thách thức lớn đối với Vietinbank – CT.
Trang 72
Bảng 4.8 Doanh số thanh toán XNK của Vietinbank, Vietcombank, Eximbank Cần Thơ giai đoạn 2011- 6T2014
Đvt: USD
Năm Vietinbank – CT Vietcombank – CT Eximbank – CT
2011 89.706.238 360.161.000 188.765.556
2012 71.209.335 330.612.000 98.645.570
2013 125.611.000 354.085.000 40.224.023 6T2014 69.102.225 170.041.000 19.950.730
Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietinbank, Vietcombank, Eximbank Cần Thơ
Nhìn chung, trong ba ngân hàng thì Vietinbank – CT đạt doanh số thanh toán XNK thấp nhất trong giai đoạn 2011 - 2012. Đứng đầu về doanh số thanh toán XNK ở Cần Thơ là Vietcombank và Eximbank, cả hai NH đều là đối thủ cạnh tranh lớn của Vietinbank. Là một trong những NHTM chuyên về XNK đầu tiên tại Việt Nam, nên hầu hết các hoạt động thanh toán XNK đều được thực hiện tại Eximbank. Tuy năm 2013 và đến sáu tháng đầu năm 2014, Vietinbank đã vượt qua Eximbank nhưng đây cũng vẫn là một đối thủ khá lớn đối với Vietinbank. Bên cạnh đó, Vietcombank có một đội ngũ khách hàng truyền thống lớn, có thâm niêm, kinh nghiệm và uy tín lớn trong hoạt động thanh toán XNK, vì vậy doanh số thanh toán XNK của Vietcombank luôn dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam cũng như tại Cần Thơ. Chúng ta thấy sự tăng trưởng của các NH đã đặt ra nhiều thách thức cho Vietinbank – CT là cần phải đổi mới mình hơn nữa, nhanh chóng đưa ra giải pháp khắc phục, để mở rộng thị phần của mình.
4.2.2 Nhân tố khách quan
4.2.2.1 Tích cực
Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ luôn được duy trì và phát triển ổn định: Ban lãnh đạo thành phố, các ủy ban ngành luôn có những giải pháp nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các DN XNK, từ đó đưa kim ngạch XNK của thành phố ngày càng tăng. Mà doanh số thanh toán hàng XNK của Vietinbank lại gắn liền với tình hình XNK của thành phố Cần Thơ.
Trang 73
Hàng thủy sản và gạo của Việt nam đang từng bước khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế: theo đánh giá của VASEP thì cá tra Việt Nam là sản phẩm thủy sản duy nhất có tốc độ phát triển nhanh và được nhiều nước ưa chuộng. Thêm vào đó, từ nhiều năm nay gạo của Việt Nam luôn là nước xuất khẩu đứng nhất nhì trên thế giới. Trong đó, ĐBSCL được xem là vựa lúa của cả nước, và Cần Thơ là nơi tập trung các DN XK gạo nhiều nhất. Theo Cục Hải quan phố Cần Thơ: Tổng kim ngạch XNK của toàn thành phố năm 2012 là 1576 triệu USD, trong đó xuất khẩu gạo với trị giá hơn 370 triệu USD và xuất khẩu thủy sản với giá trị là 470 triệu USD (Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2012 và kế hoạch năm 2013 của TP Cần Thơ, Cục Hải quan thành phố Cần Thơ, 2012). Chính những điều trên đã tạo điều kiện cho thanh toán XNK của Vietinbank – CT phát triển và có nhiều tiềm năng.
4.2.2.2 Tiêu cực
Doanh số xuất khẩu thủy sản và gạo của Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng tuy có tăng về số lượng nhưng chất lượng chưa thật sự được cải thiện: hiện tại, hầu hết các nước như Hoa Kỳ và Châu Âu đang có những quy định rất ngặt nghèo trong việc nhập khẩu hàng hóa từ các nước, đặt biệt là Việt Nam. Tình hình XK cá tra và cá basa đang gặp khó khăn khi XK sang hai thị trường khó tính này. Do hoạt động của Vietinbank – CT gắn liền với tình hình hoạt động của các DN, nên khi DN gặp khó khăn thì bản thân NH ít nhiều cũng gặp khó khăn.
4.3 PHÂN TÍCH SWOT
Muốn tìm giải pháp cho NH thì cần phải hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của chính NH cũng như nhìn thấy được những cơ hội và thách thức đối với NH. Qua điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – thách thức đối với VietinBank – CT thì chúng ta có thể kết hợp giữa điểm yếu và thách thức (WT) để tìm ra những giải pháp để có thể tránh được những thách thức và có thể khắc phục được những điểm yếu của mình. Kết hợp giữa điểm yếu và cơ hội (WO) khắc phục những điểm yếu bên trong để tận dụng những cơ hội từ môi trường bên ngoài., đây là chiến lược cải thiện những tồn tại để tận dụng những cơ hội để gia tăng thị phần và tạo dựng uy tín cho NH. Kết hợp giữa điểm mạnh với thách thức (ST) chúng ta có thể tận dụng những điểm mạnh của mình để vượt qua những thách thức của thị trường. Tuy nhiên chiến lược này rất khó thực hiện vì thách thức từ môi trường bên ngoài là rất lớn nhưng điểm mạnh của
Trang 74
NH thì không đáng kể so với thách thức và thách thức từ môi trường bên ngoài NH rất khó kiểm soát được. Kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội (SO) để tận dụng những điểm mạnh sẵn có và những cơ hội từ môi trường bên ngoài để phát huy thế mạnh của mình, mở rộng thị phần, nâng cao uy tín của NH… Để làm được điều đó thì tác giả đã thông qua sơ đồ SWOT như sau:
Thách thức (T) Cơ hội (O)
1. Sự đòi hỏi ngày càng đa dạng và cao hơn của KH.
2. Có nhiều đối thủ cạnh tranh. 3. Nền kinh tế biến động. 4. Nhiều rủi ro thanh toán.
1. Thị trường và kim ngạch XNK ở Cần Thơ ngày càng gia tăng.
2. Tác động của cuộc cách mạng công nghệ và xu hướng thương mại điện tử. 3 .Hội nhập kinh tế quốc tế.
Điểm yếu (W) Điểm mạnh (S)
1. Quảng cáo và chiêu thị còn hạn chế. 2. So với tiêu chuẩn quốc tế, quy mô vốn tự có thấp.
3. Phương thức thanh toán quốc tế chưa đa dạng.
4. Thủ tục xử lý hồ sơ qua nhiều công đoạn, làm mất nhiều thời gian và chi phí của KH. 5. Nhân sự phụ trách mảng TTQT còn hạn chế về số lượng và về kiến thức,…
1. Uy tín thương hiệu của VietinBank – CT mạnh, có mối quan hệ tốt với khách hàng.
2. NH có mạng lưới rộng và có quan hệ đại lý với nhiều nước trên thế giới. 3. Đi đầu về công nghệ thông tin và có thế mạnh trong TTQT.
4. Đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt tình, ham học hỏi.
Thách thức
- Sự đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng: do nhu cầu của khách hàng ngày càng cao như là mức phí thanh toán XNK phải thấp, phải được tài trợ XNK, lãi suất cho vay thấp hay là phải tiện lợi, nhanh chóng, an toàn cho giao dịch,... mà DN thì chưa đáp ứng kịp thời cũng như chưa đáp ứng được nên một số khách hàng đã chọn một NHTM khác thay vì chọn Vietinbank – CT.
Trang 75
- Có nhiều đối thủ cạnh tranh: Tuy là xuất hiện khá sớm và được tách ra từ NH Nhà nước nhưng về tình hình hoạt động nói chung và mảng TTQT nói riêng Vietinbank – CT chưa cạnh tranh nổi với Vietcombank, Eximbank,...vì đây là những NH có thế mạnh về TTQT, đây là một trong những thách thức không nhỏ đối với Vietinbank – CT.
Bảng 4.9 Thị phần TTQT bằng L/C tại Cần Thơ giai đoạn 2011 – 6T2014
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Cần Thơ, 2011 – 6T2014
Vietinbank – CT đang phải đối mặt với hai đối thủ rất mạnh trong mảng TTQT là Vietcombank và Eximbank.
Với bề dày hoạt động và kinh nghiệm trong mảng TTQT, Vietcombank đang thể hiện vị thế của người dẫn đầu, người đi tiên phong trong lĩnh vực này. Qua bảng trên ta có thế dễ dàng nhận thấy được điều này vì Vietcombank luôn luôn có thị phần TTQT bằng L/C cao nhất trong ba NH và hiện tại Vietcombank đang được hỗ trợ bởi hơn 1800 NH đại lý trên 155 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh Vietcombank chính và Eximbank, đây là NH chuyên về XNK, mặc dù từ năm 2013 đến nay con số TTQT tại NH này có xu hướng giảm nhưng đây cũng chính là đối thủ mà Vietinbank cần phải đề phòng.
- Nền kinh tế biến động và nhiều rủi ro trong thanh toán: Nền kinh tế biến động, đặc biệt là sự biến động của tỷ giá đã tác động không nhỏ đến Vietinbank. Bản thân NH đã có những biện pháp để phòng ngừa những ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá hối đối một cách có hiệu quả. Tuy nhiên trong một số trường hợp, do sơ suất NH đã phải chịu một số thiệt hại do sự biến động của tỷ giá gây nên. Ví dụ như một số DN NK thường không có sẵn ngoại tệ hoặc nếu có thì số lượng không nhiều. Do đó khi cần ngoại tệ, họ sẽ chuyển nội tệ vào NH và yêu cầu NH bán ngoại tệ cho mình để thanh toán. Khi có yêu vầu mở L/C thanh toán thì NH sẽ thu tiền ký quỹ đối với nhà NK, do trong TTQT ngoại tệ thường được sử dụng nên NH mở L/C sẽ phải dùng số tiền đó
Vietcombank Eximbank Vietinbank
Năm 2011 6,8% 4,79% 0,79%
Năm 2012 4,69% 2,35% 0,46%
Năm 2013 3,87% 0,18% 0,37%
Trang 76
để mua ngoại tệ. Số tiền ký quỹ mà DN nộp vào NH đã được tính ra ngoại tệ theo tỷ giá tại thời điểm đó, nếu vì một lý do nào đó NH không thực hiện ngay việc trao đổi lấy ngoại tệ tại thời điểm đó mà lùi lại một thời gian, giả sử khi đó đồng nội tệ giảm giá và NH không lường trước được điều này, NH sẽ phải mất thêm một khoản tiền để bù vào mức giảm đó khi mua ngoại tệ. Kết quả là NH sẽ bị mất một khoản tiền do sự biến động của tỷ giá hối đoái.
Ngoài ra khi kinh tế thế giới thay đổi sẽ ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của các DN XNK, từ đó kéo theo việc kinh doanh của NH gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó còn có biến động tình hình chính trị của một số quốc gia nên đã dẫn đến tình trạng các nhà XK không nhận được tiền hàng, từ đó kéo theo NH cũng gặp khó khăn trong một số trường hợp ký quỹ dưới 100%.
- Nhiều rủi ro trong thanh toán quốc tế: hiện nay có một số DN cố tình làm BCT hay các giấy tờ giả để nhằm qua mắt được các cán bộ NH để chiếm đoạt tài sản của NH. Ví dụ điển hình là công ty TNHH XNK thủy sản An Khang Cần Thơ đã cố ý lập BCT thanh toán XK giả để chiếm đoạt khoảng 200 tỷ của năm ngân hàng trên địa bàn Cần Thơ trong đó có 87 tỷ là của Vietinbank – Tây Đô, mặc dù rủi ro xảy ra ở Vietinbank – Tây Đô nhưng một phần cũng ảnh hưởng đến Vietinbank nói chung và đối với Vietinbank – CT nói riêng. Bên cạnh đó còn có một số DN không chịu thanh toán khi các chứng từ hợp lệ đã về, họ thường đưa ra lý do hàng chưa về hoặc hàng có vấn đề chờ thương lượng để cố tình trì hoãn thời hạn thanh toán và các NH nước ngoài có thể phạt Vietinbank – CT do thanh toán chậm, ảnh hưởng tới uy tín của NH. Ngoài ra Vietinbank còn bị thiệt hại trong bảo lãnh L/C hàng trả chậm vì bằng uy tín của mình, Vietinbank – CT đứng ra bảo lãnh các hối phiếu kỳ hạn, tuy nhiên một số DN biến nó thành nguồn vốn tín dụng dài hạn, lợi dụng trả chậm quay vòng, sử dụng vốn sai mục đích…dẫn đến mất khả năng thanh toán cho người XK khi đến hạn.
Cơ hội
- Kim ngạch XNK ở Cần Thơ ngày càng tăng: kim ngạch XNK và TTQT luôn luôn gắn liền với nhau. Bảng 4.10 cho ta thấy sự thay đổi kim ngạch XNK của CT qua các năm từ 2011 – 6T2014
Trang 77
Bảng 4.10 Kim ngạch XNK của Cần Thơ giai đoạn 2011 – 6T2014
Đvt: triệu USD
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T2014 Xuất khẩu 1249,22 1291,00 1231,43 583,22
Nhập khẩu 513,86 285 387,02 155
Tổng 1763,08 1576 1618,45 738,22
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Cần Thơ, 2011 – 6T2014
Bảng 4.11 Tỷ trọng của doanh số thanh toán XNK của Vietinbank – CT so với kim ngạch XNK của CT giai đoạn 2011 – 2013
ĐVT: %
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Nhập khẩu 3,18 10,35 7,24
Xuất khẩu 5,83 3,23 7,93
Tổng 9,01 13,58 15,17
Kim ngạch XNK của Cần Thơ đang có xu hướng tăng lên, đây chính là một trong những cơ hội không chỉ dành riêng cho Vietinbank – CT mà còn dành cho tất cả các NHTM ở Cần Thơ. TTQT là mảng dịch vụ gắn liền với