Việc thực hiện những định hướng và giải pháp đổi mới trên đây chỉ đạt được kết quả mong muốn khi bộ máy tổ chức kế hoạch được thay đổi phù hợp và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác kế hoạch. Những việc cần thực hiện trong thời gian tới để giải quyết vấn đề này là:
- Hoàn thiện bộ máy kế hoạch ở trung ương cũng như ở địa phương theo hướng liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhau hơn để có thể thường xuyên nắm bắt tình hình, phục vụ kịp thời cho việc điều hành thực hiện kế hoạch, cũng như giúp cho Chính phủ và chính quyền địa phương phối hợp xây dựng chính sách kinh tế ở cấp của mình một các có hiệu quả.
- Xây dựng một hệ thống tổ chức kế hoạch có “Chân rết” gọn nhẹ, có năng lực ở các ngành và các địa phương phục vụ tốt hơn cho công tác kế hoạch hoá và cung cấp thông tin theo chiều dọc và theo chiều ngang; Tổ chức thực hiện một chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kế hoạch một cách cơ bản nhằm nâng cao trình độ
của cán bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cán bộ Vụ Kế hoạch các Bộ và cán bộ các Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương.
PHẦN KẾT LUẬN
Từ thực tiễn phát triển KT-XH ở nứơc ta đã cho thấy vai trò quan trọng của công tác KHH và việc cần thiết phải đổi mới công tác KHH. Trong báo cáo chính trị tại Đại hội VI của đã lần đầu tiên đề cập tới đường lối đổi mới. Bản chất của KHH hoàn toàn phụ thuộc vào vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. KHH trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN như ngày nay đã khác với KHH trước đây rất nhiều. Nếu như trước đây, kế hoạch chỉ giới hạn trong phạm vi kinh tế nhà nước, thì bây giờ kế hoạch phải bao hàm tổng thể nền kinh tế quốc dân với nhiều thành phần kinh tế và phải nhấn mạnh đến vấn đề quy hoạch, chiến lược phát triển KT-XH…Tăng trưởng và đảm bảo định hướng XHCN. Vì thế đổi mới công tác KHH từ tư duy, quan điểm định hướng, nội dung, quy trình lập và điều hành cho đến cơ cấu tổ chức và cách thức chỉ đạo kế hoạch là một nội dung cơ bản của quá trình đổi mới công tác KHH.
Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, do vậy nội dung kế hoạch không được phép chỉ giới hạn trong phạm vi khu vực kinh tế nhà nước mà phải mang tính tổng thể nền kinh tế. Việc đổi mới này sẽ tác động một cách sâu sắc đến tính dân chủ và công khai của kế hoạch. Ngay từ lúc dự thảo nội dung kế hoạch, các mục tiêu và biện pháp không nên và không cần phải giữ bí mật. Những công cụ thường được áp dụng trong nền kinh tế KHH trước đây phải được thay thế bằng những công cụ, chính sách phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Liên quan chặt chẽ với những điểm trên là những vấn đề quy hoạch. Nhưng ở nước ta vấn đề quy hoạch vẫn còn hạn chế, bất cập. Do do, công tác quy hoạch cần phải được đổi mới và phaỉ nâng cao chất lượng công tác quy hoạch.
Công tác KHH nền kinh tế quốc dân đòi hỏi phải nâng cao vai trò của Bộ KH & ĐT – là cơ quan tham mưu tổng hợp của nền kinh tế quốc dân, phải phát huy vai trò của các bộ và tổng công ty theo một phương pháp luận thống nhất.
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adam Fforde – Stefan De Vyldes: Từ Kế hoạch đến thị trường – Sự chuyển đổi kinh tế ở
Việt Nam; NXB Chính trị Quốc gia.
2. Trần Đình Bút (chủ biên): Kết hợp kế hoạch với thị trường; NXB Đại học và trung học
chuyên nghiệp.
3. Đặng Đức Đạm: Kế hoạch hoá vĩ mô; NXB Chính trị Quốc gia; Hà Nội 2000.
4. PGS.TS. Vũ Văn Phúc(chủ biên): Quan hệ thị trường và kế hoạch trong phát triển kinh
tế nước ta hiện nay; NXB Chính trị Quốc gia; Hà Nội 2000.
5. Cao Viết Sinh: Một số suy nghĩ về Kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân trong cơ chế thị trường, Kỷ yếu Hội thảo khoa học về đổi mới kế hoạch hoá; Hà Nội 1995.
6. Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 299, tháng 4/2003.
7. Đảng Cộng Sản ViệtNam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII; NXB Chính
trị Quốc gia; Hà Nội 1996.
8. Đảng Cộng Sản ViệtNam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX; NXB Chính
trị Quốc gia; Hà Nội 2001.
9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Hội thảo): Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng của công
tác kế hoạch hoá phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước; Hà Nội
1997.
10. ToDaRo: Kinh tế học cho thế giới thứ 3, chương 24; NXB Giáo dục 1998.
11. Khoa kế hoạch và phát triển trường đại học Kinh tế Kinh tế Quốc dân: Giáo trình Kế
MỤC LỤC
Lời mở đầu... 1
Chương 1: Cơ sở của vấn đề đổi mới công tác kế hoạch hoá ở Việt Nam ... 3
1.1. Kế hoạch hoá ở các nước trên thế giới... 3
1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề đổi mới công tác KHH ở Việt Nam ... 4
Chương 2: Quá trình đổi mới kế hoạch hoá ở Việt Nam ... 6
2.1. Thực trạng đổi mới công tác kế hoạch hoá ở Việt Nam ... 6
2.1.1. Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội... 6
2.1.2. Về công tác quy hoạch phát triển ... 8
2.1.3. Về công tác kế hoạch phát triển ... 9
2.2. Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình đổi mới công tác kế hoạch hoá ở Việt Nam ... 11
2.2.1. Về những cơ sở lý luận và phương pháp luận cho việc đổi mới công tác kế hoạch hoá ... 12
2.2.2. Về nội dung phương pháp KHH... 12
2.2.3. Về phối hợp và điều hoà kế hoạch... 13
2.2.4. Về cơ chế điều hành xã hội... 13
2.2.5. Về thông tin và dự báo... 14
2.2.6. Về bộ máy tổ chức và cán bộ... 14
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong đổi mới công tác KHH trong những năm qua ở Việt Nam... 14
2.3.1. Nguyên nhân ... 14
Chương 3: Định hướng và những giải pháp đổi mới kế hoạch hoá trong những năm tiếp theo... 16
3.1. Định hướng đổi mới kế hoạch hoá trong những năm tiếp theo... 16
3.1.1. Kế hoạch hoá trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN ... 16
3.1.2. Kế hoạch hoá trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế... 16
3.1.3. Kế hoạch hoá phải đảm bảo mối tương quan hợop lý giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội... 17
3.1.4. Kết hợp kế hoạch hoá theo ngành với kế hoạch hoá theo địa phương và vùng
lãnh thổ... 18
3.1.5. Đổi mới toàn diện hệ thống kế hoạch kinh tế vĩ mô... 19
3.2. Một số giải pháp đổi mới kế hoạch hoá kinh tế trong thời gian tiếp theo... 20
3.2.1. Đổi mới công tác xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội... 20
3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển ... 20
3.2.3. Chú trọng kế hoạch hoá định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm... 21
3.2.4.Hoàn thiện kế hoạch hoá hàng năm... 22
3.2.5. Tăng cường công tác nghiên cứu và xây dựng chính sách ... 24
3.2.6. Xây dựng và phát triển công tác dự báo và phân tích kinh tế ... 24
3.2.7. Đổi mới hệ thống thu thập, xử lý và sử dụng thông tin... 25
3.2.8. Củng cố bộ máy tổ chức, nâng cao trình độ cán bộ kế hoạch... 25
Phần kết luận... 27