nông sản Việt Nam, vì nếu chỉ gia tăng năng suất và sản
lượng nông sản sẽ dẫn đến việc làm cân đối cho cán cân cung cầu trên thị trường. Và khi tăng năng xuất tới mức cung vượt cầu, sản phẩm sẽ có càng hạ giá và càng khó bán vì phải cạnh tranh trên giá thấp, do đó sẽ gây nhiều khó khăn hơn cho người nông dân trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình.
2. Một sản phẩm định hướng dựa trên nhu cầu thị trường có nghĩa là sản phẩm đó cần phải được sản xuất bắt đầu từ việc nắm bắt rõ nhu cầu của thị trường, và để làm được việc này, người nông dân, doanh nhân, những nhà khoa học, các cơ quan chức năng liên quan trong ngành nông sản cần phải nắm được thông tin thị trường một cách nhanh chóng và chính xác để giúp cho họ xây dựng được một tầm nhìn xa về những biến chuyển của thị trường và giúp xây dựng định hướng đường dài để chuẩn bị tạo nên những sản phẩm có giá trị cao và hiệu quả nhất làm nền tảng cho việc xây dựng những thương hiệu mạnh cho sản phẩm nông sản.
3. Cần có những chương trình đào tạo nhận thức cũng như khuyến khích
người nông dân hiểu được sự quan trọng của việc xây dựng thương hiệu mạnh với những sản phẩm có chất lượng ổn định và giá trị cộng thêm cao cũng như những chiến lược phân phối và quàng bá hiệu quả.
4. Bên cạnh đó, những sản phẩm nông sản còn phải được tạo riêng cho
nó một linh hồn gắn liền với lịch sử và truyền thống văn hoá của địa phương qua việc xây dựng hình ảnh tốt đẹp nhất, thuyết phục nhất đến với người tiêu dùng qua những thiết kế bao bì hấp dẫn lôi cuốn và những thông điệp quảng bá thuyết phục, tạo một giá trị tinh thần cho những sản phẩm ấy.
5. Kinh nghiệm của những thương hiệu nông sản thành công cho thấy họ là những người dám đầu tư toàn diện cho một chiến lược phát triển lâu dài với sự kết hợp chặt chẽ với những nhà khoa học, nhà trồng trọt, nhà phân phối, nhà quảng bá và đặc biệt với các đơn vị hành chính nhà nước liên quan trong việc gây dựng tên tuổi cho nông sản của khu vực hoặc quốc gia đó.
6. Xây dựng thương hiệu cho nông sản cần phải là một chiến lược phối
hợp đồng bộ của tất cả các khâu từ việc chọn lựa giống cây trồng, trồng trọt và
chăm bón, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Để có mặt trên thị trường cần xây dựng được một hệ thống phân phối rộng rãi đến tay người tiêu dùng mục tiêu với những sản phẩm được chọn lựa kỹ càng và được đóng gói bao bì hấp dẫn người mua.
7. Phải xác định được những thế mạnh cho nông sản mũi nhọn cho từng
khu vực để tập trung nguồn lực xây dựng thế mạnh cho khu vực đó. Với những
tên tuổi như Nhãn Lồng Hưng Yên, Cốm làng Vòng, Xoài Cát Hòa Lộc, Bưởi Năm Roi…là những cái tên phải được đăng ký dưới những luật lệ cụ thể và sản phẩm này cần phải đáp ứng những điều kiện rõ ràng về đảm bảo chất lượng sản phẩm và những đặc tính của giống cây trồng hoặc các sản phẩm địa phương. Cần có một hệ thống luật pháp để các doanh nghiệp hoặc các hiệp hội hoặc đơn vị hành chính địa phương có thể đăng ký những quyền sở hữu và sử dụng nhãn hiệu cho chủng loại đặc trưng cho địa phương của mình mà qua đó có thể tiếp tục xây dựng sản phẩm và hình ảnh thương hiệu của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.
8. Nhiều doanh nghiệp vẫn đang bức xúc trong giai đoạn hiện nay là vấn đề bảo vệ thương hiệu trước các loại hàng nhái, hàng giả. Đây là vấn đề cần có bàn tay của cơ quan chức năng, doanh nghiệp không thể tự sức làm. Để xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa doanh nghiệp không chỉ tốn kém tiền bạc, nhân lực mà còn cả thời gian. Việc sản xuất bán giả hàng hóa mang lại cho người kinh doanh phi pháp khoản lợi nhuận khổng lồ, nhưng nếu bị bắt thì bị sử phát hành chính 5- 20 triệu đồng. Nhà nước cần nhiều hơn nữa trong việc hoàn thiện khung pháp lý về xây dựng thương hiệu Việt, nhằm giúp các doanh nghiệp có môi trường pháp lý vững vàng khi tiến hành xây dựng thương hiệu của mình.
9. Giá cơ hội ban đầu. Trước hết, chúng ta không thể phủ nhận rằng lợi thế về giá đã tạo đà cho sự vươn tới của xuất khẩu nông sản. Hàng Việt Nam đã có mặt hầu hết trên thị trường tiêu thụ lớn của thế giới như Mỹ, Nhật, Liên minh Châu Âu. Đó là một bước xâm nhập rất quan trọng nhưng chúng ta phải nhanh chóng rời bỏ “thương hiệu giá rẻ” đó càng nhanh càng tốt. Có hai yếu tố buộc
chúng ta phải làm điều đó. Thứ nhất, bài học của hàng hóa Trung Quốc. Dù vẫn là nước có lượng hàng hóa xuất khẩu hàng đầu thế giới và chất lượng, mẫu mã của rất nhiều nhóm hàng hoàn toàn đủ lực để cạnh tranh ngang ngửa với hàng tại các nước công nghiệp phát triển nhưng Trung Quốc giờ đây phải trả giá rất nhiều để có thể nâng thêm vài cent trên mỗi sản phẩm bởi định vị Made in China bằng hàng giá rẻ, đã ăn sâu vào tiềm thức người tiêu dùng toàn cầu. Thứ hai, một hậu
quả nữa của chiến lược theo đuổi “thương hiệu nông sản giá rẻ” sẽ là sự phân hóa giàu nghèo, phân hóa giữa thành thị và nông thôn, phân hóa giữa lực lượng sản xuất nông nghiệp với các lực lượng sản xuất khác sẽ ngày càng gia tăng và khoảng cách sẽ ngày càng lớn. Người nông dân sẽ là lực lượng đầu tiên và lớn nhất chịu sức ép về hạ giá thành sản phẩm nông nghiệp.
10. Cần có cơ cấu chuyển dịch từ nông sản sang hàng hóa nông sản. Từ trước tới nay hầu hết các nhà sản xuất của chúng ta ý thức rằng tập trung sản xuất ra một hàng hóa tốt sẽ đảm bảo sự phát triển kinh doanh. Điều này đúng nhưng chưa đủ bởi lẽ những hàng hóa chưa phải đã là những hàng hóa phù hợp với nhu cầu mà khách hàng đòi hỏi “bán cái khách hàng cần chứ không bán cái mình có”.
11. Xây dựng một chiến lược thương hiệu một cách khác biệt và có hệ
thống. Hãy xác định điểm khác biệt lớn nhất của sản phẩm của mình mà các sản
phẩm cùng loại không có.
12 Xây dựng thương hiệu trên website. Đến nay, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tìm được cách tốt nhất để xây dựng thương hiệu trên web dù đã tốn không ít chi phí cho việc này. Qua web, lợi thế và bất lợi kinh doanh đều gia tăng, do đó doanh nghiệp phải xây dựng một chiến lược nhằm tối đa hóa tiềm năng kinh doanh trên web cùng lúc với việc tối thiểu hóa các nguy cơ có thể.
13. Cần có một hệ thống pháp luật để các doanh nghiệp hoặc các hiệp hội hoặc đơn vị hành chánh địa phương có thể đăng ký những quyền sở hữu và sử dụng nhãn hiệu cho chủng loại đặc trưng cho địa phương của mình mà qua đó có thể tiếp tục xây dựng sản phẩm và hình ảnh thương hiệu của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.
PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
Để tạo ra một thương hiệu nổi tiếng phải đầu tư rất lớn. Trong khi đó nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam không phải bỏ tiền ra mua danh tiếng chất lượng, song vấn đề bảo vệ thương hiệu vẫn chưa được doanh nghiệp chú ý đúng mức. Trong ngôi nhà lớn WTO, hàng nông sản Việt Nam vẫn đang tìm cho mình một vị thế, một chỗ đứng đúng tầm cỡ với lợi thế của mình. Tuy nhiên để làm được điều này vẫn đang là một thách thức không nhỏ đối với nền nông nghiệp Việt Nam. Hàng nông sản Việt Nam đang có nhiều lợi thế và cũng phải đối mặt với không ít khó khăn trên con đường hội nhập.Việc cạnh tranh gay gắt của các nông sản ngoại khiến cho nông sản trong nước trở nên bấp bênh và mất dần thị phần. Yêu cầu bức bách đang đặt ra cho nông sản Việt Nam là xây dựng thương hiệu cho mình để tăng năng lực cạnh tranh, tăng vị thế trên thị thường quốc tế.
Nông sản là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Để quảng bá hàng hóa nông sản trên thị trường quốc tế nhất thiết các doanh nghiệp Việt Nam phải chú tâm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình. Trên cơ sở thực trạng việc xây dựng và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp, phân tích, đánh giá yêu cầu của hội nhập đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của nền kinh tế.
Hàng hóa chất lượng cao nhưng không có thương hiệu thì không thể đạt giá trị cao, ngược lại nông sản hàng hóa có thương hiệu nhưng kém chất lượng thì không thể cạnh tranh được trên thị trường. Về cơ bản thương hiệu sẽ giúp phân biệt một sản phẩm với các sản phẩm khác trên thị trường nhờ vào những đặc tính riêng biệt và các chức năng, chất lượng đồng nhất. Người tiêu dùng sẽ trả giá cao hơn cho một sản phẩm có thương hiệu, đi đôi với chất lượng hay tính năng của sản phẩm xứng đáng với mức giá trị đó. Điều này có nghĩa việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (hoặc tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hóa) chỉ là một trong những bước cần thiết, cần làm để xây dựng thương hiệu. Chất lượng và các đặc điểm của sản phẩm ổn định, đồng nhất và liên tục đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Đối với các sản phẩm nông nghiệp đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn vào công tác khuyến nông, công nghệ thu hoạch và bảo quản sản phẩm, nghiên cứu các giống mới. Mặt khác, nâng cao chất lượng sản phẩm cần
phải dựa trên yêu cầu của khách hàng, cần nghiên cứu thị trường cả trong và ngoài nước để xác định người tiêu dùng đang cần sản phẩm có đặc điểm, chất lượng như thế nào. Hoạt động quảng bá, tiếp thị và nâng cao nhận thức về thương hiệu là yếu tố quan trọng trong việc phát triển thương hiệu không những đối với người sản xuất mà cả với người tiêu dùng. Hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh công tác xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu cho hàng nông sản. Thực trạng xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam tuy vẫn còn nhiều trở ngại và khó khăn, song chúng ta vẫn đang vững tin vào con đường phía trước, tin vào những nỗ lực của nhà nước, của các nhà doanh nghiệp và nhà nông. Phải nhìn nhận rằng việc xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam không phải là trách nhiệm của riêng ai, mà cần có sự đồng lòng, phối hợp của các bên liên quan cùng hỗ trợ người nông dân làm thương hiệu. Có như thế mới mong thương hiệu nông sản Việt Nam có được chỗ đứng vững mạnh và ngày càng phát triển trên thị trường quốc tế.
KIẾN NGHỊ
Nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý việc đăng ký và thực thi bảo hộ sở hữu trí tuệ cần có các chuyên gia giỏi hiểu biết về thương hiệu.
Tìm đối tác tiêu thụ: Như Hội Nông Dân thành phố Đà Lạt đã ký biên bản
ghi nhớ thỏa thuận với hội Nông Dân huyện Phong điền. Theo đó, Hội Nông Dân Phong Điền sẽ tổ chức điểm mua trái cây, trước mắt là mặt hàng chanh tàu, cung ứng cho Đà Lạt, ngược lại thành phố Đà Lạt sẽ cung cấp rau xanh và các loại củ cải, khoai tây, cải bắp cho Phong Điền và thành phố Cần Thơ theo hợp đồng đối lưu tiêu thụ hàng hóa nông sản. Đây cũng là các làm mới cần dược trao đổi, tham khảo và nhân rộng tạo tiền đề thuận lợi bước đầu để trong tương lai không xa trái cây đồng bằng sông Cửu Long sẽ vươn đến tầm cao mới.
Khuyến khích xây dựng thương hiệu nông sản vùng đồng bằng sông Cửu Long khuyến khích các doanh nghiệp, các hợp tác xã đẩy mạnh xây dựng thương
hiệu nông sản trong quá trình hội nhập. Nhà nước ban hành đầy đủ chính sách, văn bản qui phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, định hướng thị trường.
Cần phải xây dựng thương hiệu quốc gia bằng nông sản và mỗi nước là đại sứ cho thương hiệu. Khi khách du lịch và nhà đầu tư đến Việt Nam, họ sẽ
cảm nhận được định vị thương hiệu Việt Nam qua mỗi người dân mà họ gặp. Người dân cần phải thân thiện với khách, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, như vậy chúng ta mới xây dựng được thương hiệu quốc gia tốt và vững mạnh.
Việc xây dựng và phát triển tốt thương hiệu nông sản Việt Nam chỉ có thể phát triển vững chắc khi nó được đặt trong mối tương quan với việc gia tăng năng suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tích cực chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới và trên hết tìm một vị thế vững chắc cho nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
Các doanh nghiệp nên hoạch định chiến lược phát triển thương hiệu bắt đầu khâu nghiên cứu thị trường xuất khẩu và trong nước, cải tiến chất lượng sản phẩm từ khâu quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung, giống, chăm sóc, phòng trừ bệnh, vận chuyển, bảo quản, chế biến tất cả phải theo một quy trình chuẩn và nếu đảm bảo quy trình đó nông sản mới được mang thương hiệu. Khi đã có chính sách sản phẩm đúng đắn còn phải quan tâm
đến xây dựng kênh phân phối từ sản xuất đến tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Khi đã thiết kế thương hiệu các doanh nghiệp cần đăng ký bảo vệ thương hiệu trong và ngoài nước. Việc này doanh nghiệp có thể tự làm thông qua các tài liệu về đăng ký do doanh nghiệp tự tìm kiếm hoặc thông qua các trang web hướng dẫn. Các doanh nghiệp cũng có thể thông qua các tổ chức tư vấn doanh nghiệp để đăng ký.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Hữu Hạnh “ Quản trị tài sản thương hiệu – cuộc chiến giành vị trí trung tâm trí khách hàng”, NXB thống kê.
2. Vũ Chí Lộc, Lê Thị Thu Hà “Xây dựng và phát triển thương hiệu”, NXB Lao động – Xã hội
3. Nguyễn Cửu Thị Hương Lưu(2003) “ Chiến lược xây dựng thương hiệu của ngành gạo Việt Nam tại thị trường Inđônêsia”, TP Hồ Chí Minh
http://www.vatgia.com Webside Rao vặt
http://www.vietnammarcom.edu.vn Webside VietnamMarcom, truyền thông tiếp thị
http://www.agro.gov.vn Webside Trung Tâm thông tin phát triển nông thôn
http://www.hoinongdan.org.vn Webside Hội nông dân Việt Nam
http://www.rauhoaquavietnam.vn Webside Rau, hoa quả Việt Nam
http://www.intimexhcm.com Webside Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Intimex Hồ Chí Minh
http://www.khoahocchonhanong.com.vn Webside Trung tâm nghiên cứu khoa học nông vận Trung Ương Hội Nông dân Việt Nam
http://vietbao.vn Webside Việt Báo Việt Nam
http://www.kinhdoanh.com.vn Webside Môi trường kinh doanh
http://www.hanoimoi.com.vn Webside Báo Hà Nội mới điện tử
http://www.nhanong.net Webside Nhà Nông
http://tintuc.egov.gov.vn Webside Cổng thông tin điện tử Chính phủ
http://www.vnagency.com.vn: Webside Thông tấn xã hội Việt Nam
http://www.thuonghieunongsan.org.vn Webside Thương hiệu nông sản Việt Nam
PHỤ LỤC
1995 1998 2000 2004 Gạo 1988 3748 3476 4070 Cà phê 248 382 733.94 936 Cao su 138 191 273.4 485 Chè 18.8 33.21 55.66 96 Điều 98.9 25.2 34.2 107 Hồ tiêu 18 15.1 37 109
Nguồn: Vụ kế hoạch, Bộ Nông nghiệp & PTNT. 2005
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản (triệu USD)
1995 1998 2000 2004 Gạo 530 1024 672 947 Cà phê 598 594 501 616 Cao su 188 127.47 166 565 Chè 25.3 50.5 69.61 92 Điều 88.8 117 167.32 425 Hồ tiêu 38.9 64.45 145.93 148
Nguồn: Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp&PTNT. 2005
Sơ đồ 1: Sơ đồ xây dựng thương hiệu nông sản
Đầu tư của nhà nước Nhóm nông dân Doanh nghiệp Mở thị trường (Tung ra thị trường) Khoanh vùng Thương Hiệu Sản phẩm cạnh tranh Giá cạnh tranh Đóng gói Bao bì
CN-sau thu hoạch Chất lượng cao Khối lượng lớn