9. Bố cục luận văn
1.3.1. Những nét tương đồng giữa Bản đồ tư duy và kĩ năng tìm ý– lập dàn ý trong làm văn nghị
DÀN Ý TRONG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN:
1.3.1. Những nét tương đồng giữa Bản đồ tư duy và kĩ năng tìm ý – lập dàn ý trong làm văn nghị luận: dàn ý trong làm văn nghị luận:
Xét về bản chất, nguyên lý hoạt động cũng như thao tác thực hành, giữa Bản
đồ tư duy và kĩ năng tìm ý – lập dàn ý trong làm văn nghị luận có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau thông qua những nét tương đồng.
Thứ nhất, tạo lập Bản đồ tư duy và thao tác tìm ý – lập dàn ý trong làm văn nghị luận đều là những hoạt động tư duy. Để hoạt động nói và viết có hiệu quả,
học sinh phải tư duy, xem xét đối tượng được đề cập bằng kiến thức và kinh nghiệm
sống. Đồng thời, tư duy của học sinh còn thể hiện ở việc các em lựa chọn cách dùng
từ, đặt câu, bày tỏ cảm xúc và diễn đạt ý tưởng.
Đối với quá trình tạo lập và sử dụng Bản đồ tư duy, Tony Buzan đã dựa trên cơ sở khoa học là phát huy hoạt động của cả hai bán cầu não. Với mỗi vấn đề đặt ra,
bán cầu não trái tư duy về từ, suy luận, số, xâu chuỗi, quan hệ tuần tự, phân tích, liệt
kê; bán cầu não phải tư duy về tưởng tượng, màu sắc, kích thước.
Thứ hai, xây dựng Bản đồ tư duy và tìm ý – lập dàn ý đều là những hoạt động đòi hỏi phải có trí tưởng tượng, sự liên tưởng và óc sáng tạo. Khi tiếp xúc
với đề bài tập làm văn, học sinh bắt đầu quá trình tưởng tượng và sáng tạo. Khi đọc
và xác định đối tượng được nhắc đến, học sinh thiết lập mối quan hệ giữa bộ nhớ
của mình với nội dung đề bài. Từ đó, học sinh quan sát, tưởng tượng, hồi tưởng,
liên tưởng, liệt kê, chọn lọc các dữ kiện, hệ thống hóa các thông tin; tức là học sinh
bắt đầu thao tác tìm ý và lập dàn ý. Hoạt động tưởng tượng tái tạo sẽ diễn ra trước,
hoạt động tưởng tượng sáng tạo sẽ tiếp diễn, học sinh nghĩ ra những cái mới về đối tượng dựa trên kiến thức nền đã có.
Tương tự như tiến trình tìm ý và lập dàn ý, hoạt động xác lập Bản đồ tư duy cũng dựa trên cơ sở khoa học là sự sáng tạo. Với nguyên lý hoạt động lan tỏa từ một
hình ảnh trung tâm, quá trình phân nhánh các ý lớn, ý nhỏ trong Bản đồ tư duy cũng
dựa trên sự hồi tưởng, tưởng tượng và liên tưởng. Đặc biệt, Bản đồ tư duy mang
đậm dấu ấn sáng tạo của các nhân, mỗi Bản đồ tư duy là một “bức tranh tổng thể” mang phong cách và nét đặc trưng riêng của từng cá thể, không có Bản đồ tư duy
nào giống Bản đồ tư duy nào.
Thứ ba, tiến trình lập Bản đồ tư duy và tìm ý – làm dàn ý trong làm văn nghị luận đều là những hoạt động phác thảo trước khi nói và viết. Tìm ý và lập dàn ý là giai đoạn mà người viết tìm và phác thảo trên giấy những nội dung cơ bản
dự định triển khai, hình thành cái “khung sườn” để từ đó dùng từ, đặt câu, viết đoạn
– cấu thành một bài văn hoàn chỉnh. Ở giai đoạn này, người viết phải làm sao nghĩ
cho ra được, tìm cho ra được các ý, các quan niệm, phán đoán rồi sắp xếp, hệ thống
lại theo một trình tự nhất định. Giai đoạn này chưa cho ra đời một bài văn mà chỉ
mới chuẩn bị tất cả những nguyên liệu cần thiết, sẵn sàng bước vào quá trình tạo lập
văn bản.
Còn Bản đồ tư duy với cấu trúc như một cái nhìn tổng quát toàn bộ nội dung
của một vấn đề và mối liên kết giữa các nội dung với nhau, nó là công cụ chuẩn bị
cho việc nói hay viết về một đề tài. Luận đề nằm ở trung tâm, tỏa ra các luận điểm
chính, luận điểm phụ và luận cứ thông qua các từ khóa, hình ảnh, màu sắc, Bản đồ
tư duy cho phép thể hiện đầy đủ và hệ thống tất cả các ý tưởng mà người viết đã nghĩ ra. Từ bản đồ ý tưởng đó, người viết có thể tự tin và thoải mái triển khai thành văn bản hoặc ngôn bản.
Thứ tư, các bước thực hiện Bản đồ tư duy và các thao tác tiến hành tìm ý – lập dàn ý trong làm văn nghị luận có những nét giống nhau.
Bảng 1.3. So sánh các bước lập Bản đồ tư duy với các thao tác tiến hành tìm ý – lập