- Mắc mạch điện như sơđồ 3.1. Sử dụng cuộn dây không có lõi sắt non.
- Chọn tần số f1. Đọc giá trị đo được trên Vôn kế và Ampe kế. Tính giá trị Z1 của cuộn dây.
- Thay đổi tần số của máy phát f2 = 2f1, làm thí nghiệm tương tựđể tính Z2, nếu f2 > f1 thì Z2 > Z1. Khi tần số tăng thì cảm kháng tăng và ngược lại. - Giải hệ phương trình, tính L và r của cuộn dây. 2 1 2 1 2 r (2 f L) Z = + π 2 2 2 2 2 r (2 f L) Z = + π
Thí nghiệm vật lý phổ thông - tập 2 3.3. Khảo sát hiện tượng cộng hưởng điện ~ V A - Mắc mạch điện như sơđồ.
- Sử dụng cuộn dây không có lõi sắt non, điện trở R = 10Ω ; tụđiện 1 µF.
- Đưa điện áp 3V xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch qua máy phát tần số. Thay đổi tần số máy phát từ thấp lên cao, ghi lại giá trị cường độ dòng điện tương ứng.
- Vẽđồ thị cường độ dòng điện theo tần số, từđó xác định tần số cộng hưởng. Tính L khi xáy ra cộng hưởng theo C, f. So sánh giá trị này với giá trị tính được ở thí nghiệm trên.
Lưu ý: Có thể dùng bóng đèn thay cho điện trở 10Ω, cuộn dây quấn trên lõi sắt non thay cho cuộn dây không lõi sắt, tụ điện gắn trong hộp kín thay cho tụ µF để quan sát cộng hưởng. Khi đó, bóng đèn sáng nhất.
IV. BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Tiến hành báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu, gồm: Mục đích thí nghiệm, Dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành, Kết quả và xử lý kết quả thí nghiệm, nhận xét.
THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH XÁC ĐNNH BƯỚC SÓNG ÁNH SÁNG
BÀI 4:
I. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM
- Xác định bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa - Đo bước sóng Laze. II. DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM 2 4 1 3 5 1. Giá thí nghiệm 2. N guồn sáng (đèn Laze bán dẫn, công suất 5mW) 3. Khe Iâng (2 bản, a=0,10mm và 0,15mm)
4. Màn quan sát (chia độđến mm) 5. Hộp gỗ
6. Biến thế nguồn (dùng chung) 7. Dây nối (dùng chung)
Thí nghiệm vật lý phổ thông - tập 2 - Bố trí thí nghiệm như trên hình.
- Xoay cho chân đế vuông góc với giá thí nghiệm rồi siết chặt ốc vặn. Kéo cần có thước đo ra rồi gắn màn quan sát vào khe thước. Gắn nguồn sáng vào đầu còn lại của giá thí nghiệm, vặn chặt ốc để cốđịnh nguồn sáng.
- Bật nguồn sáng, gắn giá có 3 khe Iâng vào khe trượt và điều chỉnh chùm sáng chiếu vào khe. Quan sát số vân sáng hứng được trên màn.
- Khoảng vân trên màn được tính theo công thức i D a λ
= . Xác định D, đo được i, ta sẽ tính được bước sóng theo công thức ia
D
λ = . Chúng ta sẽ tiến hành lần lượt các thí nghiệm như sau:
- Chọn D = 1m, a = 0,10 mm. Xác định khoảng cách giữa 3 hoặc 5 vân sáng trên màn, từđó suy ra i và tính được . λ
- Chọn D = 1m, a = 0,15 mm. Xác định khoảng cách giữa 3 hoặc 5 vân sáng trên màn, từđó suy ra i và tính được . λ
- Chọn D = 0,5 m, a = 0,10 mm. Xác định khoảng cách giữa 3 hoặc 5 vân sáng trên màn, từđó suy ra i và tính được λ.
So sánh kết quảđo trong 3 lần thí nghiệm.
IV. BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Tiến hành báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu, gồm: Mục đích thí nghiệm, Dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành, Kết quả và xử lý kết quả thí nghiệm, nhận xét.
Tμi liÖu tham kh¶o
[1]. NguyÔn §øc Th©m (chñ biªn), Ph−¬ng ph¸p d¹y häc vËt lý ë tr−êng phæ th«ng, NXB §HSP, 2003.
[2]. Phïng ViÖt H¶i, LÝ luËn vµ Ph−¬ng ph¸p d¹y häc vËt lý ë tr−êng PT (bµi gi¶ng), §HTN, 2008.
[3]. SGK, SGV vËt lý líp 10, 11, 12 (c¬ b¶n vµ n©ng cao), NXB GD.
[4]. Bé GD - §T, Tµi liÖu båi d−ìng gi¸o viªn m«n vËt lý líp 10, NXB GD, 2006. [5]. Bé GD - §T, H−íng dÉn thùc hiÖn ch−¬ng tr×nh, SGK líp 12 m«n vËt lý, NXB GD, 2008.
[6]. BGD - §T, Tµi liÖu båi d−ìng gi¸o viªn thùc hiÖn ch−¬ng tr×nh SGK VL11, NXB GD 2007.