B. NỘI DUNG
2.1.5. Kính hiển vi ion
Dựa vào điện trường mạnh cạnh mũi nhọn năm 1951 Muller đã chế tạo kính hiển vi trường – ion, gọi tắt là kính hiển vi ion, là thiết bị đầu tiên cho phép con người thấy được đến từng nguyên tử.
Cấu tạo của kính hiển vi ion về nguyên tắc gồm các bộ phận chính: mũi nhọn có đường kính nhỏ hơn 0,1 mđặt tại tâm một bình thủy tinh hình cầu đã
hút hết không khí và chứa một ít khí hêli; mặt trong bình cầu có phủ một lớp mỏng huỳnh quang dẫn điện.
Giả sử mũi nhọn có điện thế dương rất lớn so với lớp huỳnh quang, cường độ điện trường cạnh mũi nhọn có thể đạt tới 2 109 V/m (các đường sức xuất phát từ mũi nhọn kết thúc ở lớp huỳnh quang). Dưới tác dụng của điện trường cực mạnh cạnh mũi nhọn, một số nguyên tử khí hêli bị ion hóa và trở thành ion dương. Các ion này chuyển động dọc theo đường sức đến đập vào lớp huỳnh quang tạo ra những vết sáng. Sự ion hóa nguyên tử hêli xảy ra mạnh nhất ở cạnh
E=0 - - - - - - + + + + + + Hình 16: Màn chắn tĩnh điện
vùng định xứ của nguyên tử hay ion kim loại trên bề mặt mũi nhọn. Vì vậy các vết sáng trên màn huỳnh quang là ảnh các nguyên tử hay ion tham gia cấu trúc
trên mặt mũi nhọn kim loại. Kính hiển vi ion có khả năng phân giải cỡ vài A0 ; hệ số phóng đại của kính đạt đến 3.106 lần, tức là hàng chục lần lớn hơn hệ số phóng đại của kính hiển vi điện tử tốt nhất.