CHƯƠNG 3: TỐ CHẤT ẨN SĨ TRONG SÁNG TÁC CỦA ĐÀO UYÊN MINH VÀ NGUYỄN BỈNH KHIÊM
3.2. Kiểu mẫu nghệ thuật của văn chương ẩn dật: 1 Chất bình đạm, tự nhiên mà đậm đà:
3.2.1. Chất bình đạm, tự nhiên mà đậm đà:
50T
Chất bình đạm, tự nhiên mà đậm đà trong thơ Đào Uyên Minh trước hết xuất phát từ học vấn của ông. Bên cạnh đó là phẩm cách và đời sống nhà thơ trước cuộc sống thường nhật và kinh nghiệm thiết thân khi thi nhân tự nói về mình, đã khiến cho người và thơ hòa làm một. Chu Quang Tiềm: "Luận về thơ Khương Bạch Thành" nổi rằng: "Cái gì người ta nói quá dễ dàng ta lại ít nói đến, cái gì mà người ta nói có vẻ khó khăn hay nói đúng hơn là khó diễn đạt, ta lại nói như dễ dàng, hay là diễn đạt trôi chảy". Người ta nói dễ mình ít nói tức là đi từ chỗ khó đến chỗ nhập diệu, nói dễ dàng điều người ta nói khó là đã đạt đến chỗ nhập diệu giản dị. Như nói về phương diện thơ Đào Uyên Minh, Tô Đông Pha và Viên Tử Tài là những tác phẩm có thể nói là giản dị, nhưng xét về phẩm cách của thơ thì mỗi người một khác. Đào Uyên Minh lấy việc tu dưỡng tính tình làm căn bản công phu, thơ ông đúng như Khương Bạch Thành từng nói: Văn chương lấy cái văn làm đẹp, làm hay, chứ không phải dùng văn làm cho khéo cho bóng bẩy. (Nghĩa là cái hay cái đẹp có tính cách tự nhiên chứ không phải tô điểm trau chuốt). Đó mới là tác phẩm của bậc thánh. Tô Đông Pha thì từ chỗ khó tiến dần đến bình dị, cho nên tuy là bình dị nhưng không phải hời hợt, còn thơ Viên Tử Tài hạ bút là bình dị, nên hóa ra chỉ đứng hàng hạ thừa còn họ Đào, họ Tô mới là thượng thừa vậy." [57.46].
50T
Trương Chính: "...các nhà thơ khác gọt đẽo câu thơ hòng che lấp chỗ trống rỗng về nội dung. Còn Đào Tiềm, thì cuộc sống bản thân đã phong phú, những điều từng trải cũng nhiều, ông không thiếu đề tài, cũng không cần gọt đẽo lời văn. Thơ ông mộc mạc, giản dị, tự nhiên như nói ra là thành thơ. Hình ảnh trong thơ cũng là hình ảnh trong cuộc sống hàng ngày, trong cảnh vật xung quanh, hơn nghìn năm sau đọc còn thấy phong vị. Tô Thức đời Tống khen hai câu: "50T53TRuộng phẳng gió xa tới. Mạ
tốt cũng xanh rờn 50T53T" trong bài "Đầu xuân quý Mão ở giữa ruộng vườn mà nhớ chuyện
xưa", nói rằng: "không phải là người cày đôi làm cỏ thời xưa (chỉ Trường Thư, Kiệt Nịch là hai ông già vác cào cỏ trong sách Luận ngữ) thì không sao nói được". Nghĩa là khen lời thơ chân thực, có kinh nghiệm sống mới viết được. Một nhà phê bình khác (Vương Kỳ đời Minh) bổ sung: “Thơ Đào Uyên Minh đạm bạc, không phải là
không gọt giũa. Chính là gọt giũa đến mức tự nhiên, cho nên người đọc chỉ thấy sự tuyệt diệu ở chỗ đạm bạc mà không thấy vết tích của sự gọt giũa". Xưa nay Văn chương hay đều như thế cả." [48. 111].
50T
Ngòi bút của Đào Uyên Minh sở dĩ bình đạm, tự nhiên, không cầu kỳ, không nhiều điển, thú vị mà đậm đà là vì ông viết chân thật. Kinh nghiệm sống lâu năm ở nông thôn, sống gần người lao động, quen việc đồng áng cộng với nhân cách giản phác hồn nhiên làm thơ ông có sức sống hơn rất nhiều so với thơ ca đương thời. Đào Uyên Minh không chỉ thành công với thơ điền viên mà những bài thơ tả cảnh thiên nhiên, ông cũng có những nét độc đáo riêng. Nếu đem so sánh thơ Đào Uyên Minh với các nhà thơ ẩn sĩ cùng thời thì nét nổi bật của thơ Đào Uyên Minh là ý tứ đến không cùng, nhưng ngôn từ thì chắc chắn, từ ông dùng rất đắc, hình ảnh ông dùng rất đạt. Như người ta thường khen:
53T
Thái cúc đông ly hạ,
53T
Du nhiên kiến Nam Sơn.
50T
Nếu thay từ "kiến" bằng "vọng", "khán" thì câu thơ trở nên thô kệch, ý nghĩa trở nên tầm thường, câu thơ sẽ bị hỏng vì nó không toát lên được cái hồn của Đào Uyên Minh vì không phải là ngắm, là xem, là trông Nam Sơn mà là thấy Nam Sơn. Thấy Nam Sơn là đạt đến vật ngã đồng nhất.
50T
Tô Đông Pha nói: "Thơ Đào Tiềm "Hái cúc dưới bờ đông, Chợt đâu thấy núi Nam". Trong khi hái cúc ngẫu nhiên thấy núi Nam. Lúc đầu không dụng ý mà ý và cảnh cùng gặp mhau. Thích thú thật."[Tác phẩm mới số 41 -1974 trang 89].
50T
Câu thơ:
54T
Kỳ trung hữu chân ý,
54T
Dục biện dĩ vong ngôn.
50T
Là hai câu đạt đến cái thần của thơ, nó phản ánh quan niệm thơ "ý tại ngôn ngoại" (ý ở ngoài lời) hay nói cách khác, lời không nói hết ý. Điều này trong thiên "Văn tâm điêu long - Vật sắc", Lưu Hiệp đã nói: "Đặc điểm của vật tuy nhiều nhưng chọn lời nói thì nên gọn...Đặc điểm của vật có nói được hết mà tình còn chưa được nói hết, thì cho người ta hiểu rồi sẽ cảm thông được". Chung Vinh cũng từng nói: "Văn đã hết mà ý còn dư, đó là hứng ".
50T
Như bài "Quý Mão tuế thập nhị nguyệt trung tác dữ tòng đệ Kính Viễn" chỉ hai câu thơ, mười chữ thôi mà một bức tranh được vẽ lên, bằng sự cảm nhận thính giác và thị giác, màu sắc hiện ra, tuyết nhẹ rơi thật là đẹp và cũng thật là nhẹ nhàng như cái gì đến thì sẽ đến, không cần phải hoảng hốt, âu lo. Nó đến tự nhiên như tự nhiên đang có:
53T
Lắng tai không nghe tiếng,
53T
Trước mắt trang một màu.
50T
Vương Quốc Duy trong luận điểm về "tạo cảnh" và "tả cảnh" đã chỉ ra rằng, dù là coi trọng cái tạo cảnh thì vẫn coi trọng cái tả cảnh, chúng đều là "cầu tự nhiên", phục tùng "phép tắc tự nhiên", không thể làm trái với quy luật của tự nhiên được. Điều đó chứng tỏ, ông thừa nhận rằng văn nghệ bắt nguồn từ cuộc sống.Và ông đã nói "ngũ ngũ đô tại mục tiền, tiện thị bất cách" (lời lời như ở trước mắt, đó là không cách), ông chứng minh thơ Đào Uyên Minh là không cách. Lý do không cách trong thơ của Đào Uyên Minh vì phần lớn ông dùng lời lẽ của người làm ruộng (điền gia ngữ) chất phác, tự nhiên, xưa nay đều được mọi người truyền tụng, như bài "Quy khứ lai từ”, “Quy điền viên cư”, “Vịnh bần sĩ”, “Di cư”...
50T
Thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong "Bạch Vân am thi tập", khi nói về đời sống nhàn dật, thường thì lời thơ đơn sơ, tình ý chân thành, chứa chan thi vị và ý vị của chất ẩn sĩ, bình đạm, tự nhiên, đậm đà mà sâu lắng của tâm hồn vượt lên trên thế tục. Thơ ông thanh thoát không khác gì những bài thơ tả cảnh điền viên trong thơ Đào Uyên Minh. Phan Huy Chú trong "Lịch triều hiến chương loại chí" (Văn tịch chí) đã nhận định về thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm như sau: "Đại để thanh sái hồn nhã, hữu tự nhiên ý thú" (Đại để thanh tao, tiêu sái, hồn hậu, phong nhã, có ý thú tự nhiên )." [30.168 ].
50T
Thơ chữ Nôm, tập "Bạch Vân quốc ngữ thi" theo nhiều nhà nghiên cứu là sự kế thừa và phát huy thơ Nôm Nguyễn Trãi, Hồng Đức nhưng có lẽ thành tựu lớn nhất, mang đậm phong cách Nguyễn Bỉnh Khiêm là những bài thơ Nôm nói về cảnh nhàn, đời sống nhàn của ông nhàn. Theo Hà Như Chi: "Bạch Vân am chính là nơi nảy nở của một tâm hồn tiêu sái tự nhiên, ưa điều lành, ghét điều dữ, trọng đạo đức nhân nghĩa, chuộng cuộc sống hiền hòa, biết an phận, yêu mến cỏ hoa, cảm thông với trời đất vạn vật.
50T
Cảnh đơn sơ, cuộc sống đạm bạc, tâm hồn thanh cao, cái nhàn của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm vì thế đã thành cái nhàn lý tưởng. Đó cũng là cái nhàn kiểu mẫu, vì nói đến nhàn ta phải nhớ đến cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm." [61.472]
50T
GS Lê Trí Viễn đã nhận xét về nghệ thuật trong Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Ngôn ngữ Bạch Vân quốc ngữ thi đã có tính cách cổ điển: lời văn có vẻ mộc mạc nhưng giản dị, rõ ràng, đặc biệt ít dùng chữ Hán, rất nhiều tiếng thông thường và nhất là tiếng nói nhân dân... Riêng tục ngữ, thành ngữ, tiếng đệm đem dùng rộng rãi và vào những trường hợp rất thích đáng, làm cho câu thơ trở nên sinh động... Một điều đáng chú ý nữa là thể lục ngôn..."[61. 480].
50T
Từ đó một lần nữa cho ta thấy dấu hiệu nghệ thuật của thơ ca ẩn dật là chất thơ bình đạm, tự nhiên mà đậm đà. Thơ là người ẩn sĩ và tâm hồn ẩn sĩ là chất thơ.