Thứ nhất: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nâng cao chất lượng và thay đổi cơ cấu dạy nghề theo yêu cầu của thị trường lao động, phát triển mạnh giáo dục tiểu học, THCS và THPT ở các miền, vùng của đất nước nhất là vùng núi, trung du và hải đảo. Thực hiện tốt việc quy
hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ, các trường dạy nghề theo hướng xã hội hóa, đa dạng hóa hình thức đào tạo, linh hoạt, năng động và thiết thực kết hợp
dạy nghề chính quy và không chính quy giữa cơ sở dạy nghề nhà nước với
doanh nghiệp tư nhân có chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở dạy
nghề trong các doanh nghiệp, ưu tiên tăng tỷ trọng đầu tư cho việc đào tạo
nguồn nhân lực ở nông thôn để cải tạo cơ cấu nguồn nhân lực đã qua đào tạo. Nhanh chóng đổi mới cơ cấu kiến thức, trang bị các kiến thức cần thiết của
CNH, nền kinh tế thị trường, kinh tế tri thức nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo.
Từng bước gắn đào tạo với sử dụng, thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo.
Coi trọng việc nâng cao chất lượng chương trình đào tạo, phương pháp, điều
kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đạt trình độ khu vực và tiến dần đến
trình độ quốc tế để nguồn nhân lực Việt Nam có thể tham gia một cách có
hiệu quả vào thị trường lao động thế giới.
Thứ hai: Tập chung nguồn lực và sự chỉ đạo của TW, sự nỗ lực
của các nghành các địa phương thực hiện thành công chiến lược phát triển
kinh tế – xã hội trong thời gian tới. Tổ chức triển khai có hiệu quả một số chương trình trọng điểm có khả năng tạo nhiều việc làm mới như chương
trình phát triển Nông nghiệp – Nông thôn, phân bố xây dựng dân cư, xây
dựng các vùng kinh tế mới, phát triển nuôi trồng đánh bắt chế biến thủy hải
sản, chương trình phát triển Công nghiệp – Dịnh vụ du lịch, chương trình mở
rộng, phát triển nang nghề, xã nghề, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo ra nhiều chỗ làm việc giải quyết việc làm cho người lao động.
Thứ ba: Hoàn thiện cơ chế chính sách theo hướng giải phóng sức
sản xuất, giải phóng sức lao động, khuyến khích mọi người đầu tư phát triển
sản xuất tạo việc làm. Hoàn thiện các cơ sở tạo động lực phát triển sản xuất như khuyến khích đầu tư nước ngoài thông qua luật đầu tư nước ngoài với cơ
chế thông thoáng, nhanh gọn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát
triển nguồn nhân lực và dạy nghề tạo điều kiện cho mọi người học tập thường
xuyên suốt đời , đổi mới chính sách di dân và phát triển vùng kinh tế mới,
khai thác tiềm năng các vùng đất nước, đảm bảo phát triển thị trường lao động
thông thoáng, không bị chia cắt về mặt hành chính, cạnh tranh lành mạnh ,
nhiều người có việc làm. Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, thự
hiện bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ người mất việc làm có điều kiệnổn điịnh đời sống, đào tạo lại giúp họ sớm trở lại thị trường lao động. Cần tổ chức thục
nguồn lực trong nước tại chỗ và sự trợ giúp quốc tế để giải quyết vấn đề lao động – việc làm.
Thứ tư: Nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình giải quyết
việc làm bằng cách xây dựng hệ thống hưỡng dẫn, giám sát, kiểm tra điều
chỉnh chặt chẽ từ TW đến địa phương. Cần nâng cao vai trò của các cấp chính
quyền địa phương trong giải quyết việc làm bao gồm trách nhiệm về đóng góp tài chính, hưỡng dẫn thực hiện, hưỡng dẫn kĩ thuật, giám sát và đánh giá.
Không nên thực hiện chương trình giải quyết việc làm một cách dàn trải, nên
ưu tiên cho các vùng, miền có điều kiện phát triển.
Thứ năm: Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật cho nó vận
hành trong nền kinh tế thị trường là hết sức cần thiết. Cụ thể là hoàn thiện
khung khổ pháp luật về tiền công, tiền lương, các chế độ đối với người lao động ( khi chuyển việc, thôi việc, điều kiện lao động) Đặc biệt là công tác tiền lương, nên giảm sự can thiệp của nhà nước trong công tác tiền lương nhất là với các doanh nghiệp nhà nước. Cần hoàn chỉnh chế độ tiền lương theo hướng
thị trường, tiến tới thống nhất chính sách tiền lương cho mọi loại hình doanh nghiệp. Nhà nước không cần ban hành thang bẳng lương như hiện nay ma hướng dẫn để doanh nghiệp tự xây dựng và trả lương cho người lao động,
không nên duyệt đơn giá tiền lương và khống chế mức tiền lương bình quân. Cần có chế độ ưu đãi khác đối với người lao động lao động làm công việc
nặng nhọc, độc hại.
Thứ sáu: sắp xếp , chấn chỉnh hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm trước mắt là thông qua quy hoạnh mạng lưới các Trung tâm dịch vụ việc
làm trong cả nước và nâng cao chất lượng của các Trung tâm dịch vụ việc làm
như: cung cấp thông tin cho nhà lao động trình độ quản lý đào tạo việc làm… Phát triển hệ thống thông tin lao động và việc làm qua việc tổ chức hội
chợ việc làm hằng năm ở các thành phố đảm bảo mục đích rõ ràng.
- Tăng cường nhận thức các cấp các nghành, các tổ chức và cá nhân về lao động việc làm và dạy nghề.
- Cung cấp thông tin đấy đủ về lao động việc làm, dạy nghề
cho
người lao động người sử dụng lao động, các cơ quan, tổ chức, cơ sở dạy nghề, các trường ĐH, CĐ, trung học chuyên nghiệp.
- Tạo điều kiện cho người lao động tiếp xúc, trao đổi trực tiếp
với người sử dụng lao động và các cơ quan tổ chức về nhu cầu tuyển dụng lao động, giúp người lao động tìm được việc làm thông qua hội chơ việc làm.
- Giúp cho cơ quan quản lý nhà nước hoạch định chính sách, xây
dựng kế hoạch và đưa ra các biện pháp thích hợp về lao động việc làm và dạy
nghề trong từng thời kỳ.
Thứ bẩy: Chú trọng về công tác xuất khẩu lao động, trước tiên cần phải tạo được nhận thức đúng đắn trong các cấp và toàn xã hội về xuất
khẩu lao động. Nâng cao chất lượng nghề của lao động đi xuất khẩu đào tạo
ngoại ngữ, giáo dục văn hóa, pháp luật, phong tục tập quán của nước mà lao
động xễ đến. Tạo ra tính liên thông giữa thị trường lao động trong nước với
thị trường lao động ngoài nước, như cung cầu, giá cả sức lao động. Coi trọng
việc mở cửa từng thị trường sức lao động để người lao động Việt Nam tiếp
cận dần với trình độ chuyên môn, kĩ năng, kĩ xảo, và ý thức tổ chức kỉ luật…
của các nước công nghiệp.
KẾT LUẬN
Chuyển sang nền kinh tế thị trườnh sự quản lý của Nhà nước theođịnh hưỡng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã xác định sự cần thiết của việc
thiết lập và nâng cao hiệu quả lao động việc làm. Những năm gând đay được
sự quan tâm và đầu tư của Nhà nước, các cấp, các ngành công tác lao động
việc làm đã có những kết quả nhất định. TTVL và TTLĐ trong nước đang
phát triển vừa có những đòi hỏi khắt khe đối với người lao động. Nếu không
tự đào tạo và đào tạo lại tự nâng cao về trình độ, pháp luật lao động, kỉ luật lao động, thì người lao động khó khẳng định mình trong TTVL. Giải quyết
việc làm và phát triển TTLD không phải là công việc của một Bộ, ngành nó chỉ đem lại hiệu quả khi những chính sách ngân quỹ, hệ thống giáo dục đào tạo hoạt động có hiệu quả. Toàn xã hội và cộng đồng phải cùng nhau tham gia giải quyết việc làm.
-
.
Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình kinh tế lao động
PGS. TS nhà giáo ưu tú Phạm Đức Thành PGS. Mai Quốc Chánh
Thị trường lao động Việt Nam định hướng và phát triển
Thạc sỹ Nguyễn Thị Lan Hương
Tạp chí lao động xã hội
Tạp chí thị trường lao động
Tạp chí kinh tế phát triển
Tạp chí ngiên cứu kinh tế
Niên giám thống kê lao động việc làm 1999- 2004
MỤC LỤC
Lời mở đầu………1
Chương I………2
I. việc làm ... 2
1. Những khái niệm về việc làm ... 2
2.Hàng hóa việc làm ... 2
3.Phân loại việc làm ... 3
4.Tiêu chuẩn đánh giá việc làm ... 3
II. Thị trường việc làm. ... 3
1. Khái niệm về thị trường việc làm ... 3
2. Các yếu tố của TTVL và nhân tố tác động... 4
3. Vai trò của TTVL... 4
III. Thị trường lao động... 5
1. Khái niệm TTLĐ... 5
2. Các yếu tố của TTLĐ và nhân tố tác động... 5
3. Những đặc trưng chủ yếu của TTLĐ... 7
4. Các dạng TTLĐ... 8
IV. Mối quan hệ giữa TTVL và TTLĐ... 9
1. TTVL và TTLĐ không tương tác lẫn nhau... 9
2. TTVL và TTLĐ tương đối đồng nhất ... 10
3. TTVL và TTLĐ đã có sự tương tac nhưng chưa chặt chẽ... 10
ChươngII. Thị trường lao động và thị trường việc làm ở Việt Nam... 12
I. Thực trạng TTVL ở Việt Nam... 12
II. Quá trình hình thành TTLĐ ở Việt Nam... 15
1.Trước năm 1986... 16
2. Từ năm 1986 đến năm 1993... 16
3. Từ năm 1993 đén nay... 17
1. Những bước phát triển... 18
2. Những mặt hạn chế... 21
IV Mối quan hệ giữa TTVL và TTLD ở Viêt Nam... 23
V. Nguyên nhân của thực trạng trên ... 24
Chương III. Những giải pháp khắc phục về TTVL và TTLĐ ở Việt Nam.. 27
I. Mục tiêu kế hoạch 5 năm 2006- 2010... 27
II. Các giải pháp chủ yếu... 28
Kết luận………...31