0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Dặn dò (1 phút):

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ RÈN KỸ NĂNG NÓI TRONG GIỜ KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 2 “CHƯƠNG TRÌNH MỚI DOC (Trang 29 -31 )

- Dặn học sinh kể lại câu chuyện cho bạn bè và người thân nghe (có thể

kể bằng lời của mình).

Qua giáo án trên tôi thấy: nếu được giáo viên hướng dẫn cách nghe,

nêu trước những yêu cầu nhận xét trước khi kể chuyện, thì các em sẽ rất chú ý nghe bạn kể và đưa ra được những nhận xét nhanh, chính xác hơn so với cách sau khi học sinh kể, giáo viên mới yêu cầu nhận xét.

Phần IV: Tự đánh giá kết quả thực hiện

Việc áp dụng một số biện pháp để rèn kỹ năng nói trong giờ kể

chuyện cho học sinh lớp 2 theo chương trình SGK mới tôi thấy rất hiệu quả. Qua

hai năm thực hiện việc thay sách, tôi thấy học sinh ở lớp 2 do tôi chủ nhiệm đã có rất nhiều tiến bộ. ở mỗi tiết kể chuyện, các em đã biết kể lại câu chuyện ở các mức

độ: kể bằng lời trong văn bản, kể bằng lời của mình, kể bằng lời của nhân vật trong câu chuyện. Hầu hết các em đều kể rất tốt, lưu loát, biết thay đổi giọng kể

phù hợp với nội dung câu chuyện, bước đầu biết sử dụng điệu bộ, cử chỉ để hỗ trợ

cho lời kể. Khi kể, các em biết thay thế, thêm bớt các từ ngữ làm cho câu chuyện

sinh động hơn. Hầu hết học sinh đã biết trước được nội dung của câu chuyện nên có rất nhiều thời gian để rèn kĩ năng nói cho học sinh. Đặc biệt khi dùng dàn ý hoặc câu hỏi, rất ít em phải nhìn vào dàn ý đó để kể lại.

Với phương châm lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người chỉ đạo,

hướng dẫn, còn học sinh là người thực hiện triển khai công việc, tôi nghĩ trong giờ dạy, giáo viên nên tạo ra trong lớp học một không khí sôi nổi thoải mái.

Giáo viên nên dùng các hình thức động viên, khuyến khích các em,

đặc biệt là đối với những em dụt dè, chưa tự tin. Bởi lẽ ai cũng biết, hoạt động giao tiếp là hoạt động có ý nghĩa sống còn đối với xã hội. Giao tiếp đối với học sinh tiểu học là vô cùng cần thiết.

Việc rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cũng vậy, nó giúp các em khi tiếp xúc với bạn bè, với thầy cô, với người thân một cách tự nhiên hơn, thân

mật hơn và tự tin hơn rất nhiều.

Phần V: Phạm vi áp dụng

Qua đây tôi cũng thấy, việc rèn kỹ năng nói cho học sinh qua phân môn kể chuyện là rất cần thiết và quan trọng. Việc áp dụng một số biện pháp để

rèn kĩ năng nói cho học sinh nêu trên có thể áp dụng đối với tất cả các tiết kể

chuyện, các đối tượng học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Tuy nhiên, đối với những học sinh bị ngọng bẩm sinh thì việc thực hiện sẽ gặp khó khăn hơn.

Trên đây là kinh nghiệm tôi đã thực hiện và áp dụng trong quá trình dạy học. Muốn làm tốt được điều này đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta phải luôn chịu khó tự tìm tòi học hỏi và đặc biệt phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, nhất định chúng ta sẽ tìm được biện pháp thích hợp để rèn kĩ năng nói cho học sinh trong tất cả các tiết học, nhất là tiết kể chuyện.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ RÈN KỸ NĂNG NÓI TRONG GIỜ KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 2 “CHƯƠNG TRÌNH MỚI DOC (Trang 29 -31 )

×