nông hộ huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
4.3.2.1 Ảnh hưởng của các biến có ý nghĩa trong mô hình
Nghề nghiệp của nông hộ (NGHENGHIEP): là biến đầu tiên có ý nghĩa trong mô hình và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Nhƣ đã trình bày, biến này là một biến định tính nhận giá trị 1 (các thành viên trong nông hộ có thêm nghề nghiệp khác ngoài sản xuất nông nghiệp) và nhận giá trị 0 nếu các thành
41
viên trong hộ chỉ tham gia sản xuất nông nghiệp. So với kỳ vọng ban đầu thì biến NGHENGHIEP nằm trong dự đoán, biến độc lập này có hệ số góc dƣơng (bằng 12,3853) nên ảnh hƣởng thuận chiều với biến phụ thuộc. Đa số những nông hộ có thêm thu nhập từ nghề nghiệp khác nhƣ: làm thuê, buôn bán, công nhân, viên chức,… đều là những hộ có số tiền nhàn rỗi khá lớn và có thu nhập cao hơn so với các hộ chỉ có thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, các hộ có nguồn thu nhập từ các hoạt động này có thu nhập tƣơng đối ổn định so với các hộ chỉ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do đó, tỷ lệ tiết kiệm từ các hộ này cao hơn so với các hộ chỉ sản xuất nông nghiệp. Nhƣ vậy, kết quả cho thấy những hộ có thêm nguồn thu nhập khác càng nhiều thì khả năng tiết kiệm càng cao.
Số ngƣời phụ thuộc trong gia đình (PHUTHUOC) có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Biến này có hệ số góc là –8,4733, thể hiện mối tƣơng quan nghịch với biến phụ thuộc và phù hợp với kỳ vọng ban đầu. Một sự gia tăng trong tỷ lệ phụ thuộc là ràng buộc để gây ra một sự suy giảm trong tiết kiệm, trong khi một sự suy giảm trong tỷ lệ phụ thuộc sẽ dẫn đến sự gia tăng tiết kiệm (Issahaku, 2011). Thật vậy, khi số ngƣời phụ thuộc trong gia đình tăng lên thì lƣợng tiền tiết kiệm của hộ cũng giảm đi. Nguyên nhân là do hộ phải chi thêm một phần thu nhập cho chi tiêu của những ngƣời phụ thuộc này. Bên cạnh đó, đối với các hộ có ngƣời phụ thuộc là học sinh, sinh viên thì hộ phải chi thêm cho giáo dục và ngƣời phụ thuộc là ngƣời cao tuổi thì chi thêm cho y tế. Ngƣợc lại, những hộ không có hoặc có ít ngƣời phụ thuộc thì sẽ giảm bớt những gánh nặng trên và có khả năng tiết kiệm cao hơn. Kết quả này cũng đƣợc ủng hộ của bởi hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây (nhƣ Chhoedup, 2013; Kibet et al, 2009; Reman et al, 2010).
Thu nhập của nông hộ (THUNHAP): có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, là biến độc lập có mối quan hệ tƣơng quan tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc. Theo kết quả nghiên cứu, hệ số của biến này là 0,2903 và mang dấu dƣơng nhƣ kỳ vọng. Điều này cho thấy, thu nhập càng cao sẽ làm tăng thêm lƣợng tiền tích lũy và giảm bớt gánh nặng cho chi tiêu, do dó cũng làm tăng lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ. Kết quả này cũng đƣợc ủng hộ bởi hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây (nhƣ Chhoedup, 2013; Issahaku, 2011; Njung’e, 2011).
Tham gia hội đoàn thể (HOIDOANTHE): Là biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Đây là một biến độc lập định tính chỉ nhận giá hai giá trị là 1 (có tham gia hội đoàn thể) và 0 (không tham gia hội đoàn thể). Nhƣ kỳ vọng ban đầu, biến độc lập này có hệ số 12,5451, thể hiện mối tƣơng quan thuận với biến phụ thuộc. Hầu hết những hộ có tham gia hội đoàn thể địa phƣơng nhƣ
42
Hội phụ nữ, Hội nông dân thì khả năng tiết kiệm càng cao nguyên nhân là do các thành viên trong hội tƣơng tác với nhau về mặt xã hội, bởi vậy hành vi và thông tin về tiết kiệm có thể đƣợc lan truyền thông qua hội này (Newman et al, 2012). Bên cạnh đó, các thành viên còn bị tác động bởi các nhóm tiết kiệm trong hội, đặc biệt là sự gia tăng của các khoản tiết kiệm chính thức. Ngoài ra, tham gia hội đoàn thể còn tạo điều kiện cho các nông hộ ở đây tiếp cận với khoa học kỹ thuật, góp phần nâng cao năng suất nông sản, cũng nhƣ nâng cao và ổn định thu nhập. Từ đó, lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ cũng tăng lên.
Cuối cùng, rủi ro trong sản xuất trong nông nghiệp (RUIRO): là biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Biến này cũng là biến định tính, nhận giá trị 1 nếu hộ gặp rủi ro về giá và nhận giá trị 0 nếu ngƣợc lại. Với hệ số góc là –16,3400 biến độc lập này mối tƣơng quan nghịch với biến phụ thuộc và phù hợp với kỳ vọng ban đầu. Điều này lý giải những hộ gặp rủi ro trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là rủi ro về giá do ảnh hƣởng bởi các yếu tố làm cho chất lƣợng nông sản giảm, từ đó tác động đến giá cả nông sản. Ngoài ra, nguồn cung cấp tăng hoặc nhu cầu tiêu dùng giảm; hoặc tiếp cận thị trƣờng giảm do quy mô sản xuất của ngƣời nông dân nhỏ, lẻ cũng cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro này. Nhƣ vậy, những hộ gặp phải rủi ro về giá thu nhập sẽ giảm nên họ khó có khả năng tiết kiệm hay giảm lƣợng tiền tiết kiệm của hộ.
4.3.2.2 Các biến số không có ý nghĩa trong mô hình
Tuổi của chủ hộ (TUOI): theo kỳ vọng thì tuổi chủ hộ càng cao càng tiết kiệm nhiều hơn vì những ngƣời lớn tuổi hầu hết đều có thâm niên việc làm lâu năm, kinh nghiệm nhiều, có đƣợc địa vị xã hội và uy tín nhất định nên thƣờng có thu nhập cao. Mặt khác, những cá nhân này thƣờng có tâm lý bảo thủ, ngại rủi ro, mạo hiểm nên không thích đầu tƣ kinh doanh nhƣ ngƣời trẻ tuổi. Do đó, ngƣời có độ tuổi càng cao sẽ tích lũy lƣợng tiền nhàn rỗi càng nhiều. Tuy nhiên theo thực tế, các chủ hộ nhỏ tuổi hơn cũng có xu hƣớng tiết kiệm cao. Vì họ trẻ tuổi nên có thể dễ dàng tiếp cận những tiến bộ khoa học kĩ thuật nâng cao sản lƣợng và chất lƣợng nông sản góp phần tăng thêm thu nhập, tạo ra số tiền nhàn rỗi lớn. Do đó, biến này không có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu.
Giới tính của chủ hộ (GIOITINH): theo nhƣ kỳ vọng chủ hộ là nữ giới sẽ tiết kiệm nhiều hơn nam giới. Tuy nhiên biến này không có ý nghĩa trong mô hình vì thực tế tiết kiệm không bị ảnh hƣởng nhiều bởi quyết định của chủ hộ, tiết kiệm có thể do các thành viên trong hộ. Bên cạnh đó, ở địa bàn nghiên cứu phần lớn chủ hộ chủ yếu là nam giới. Do đó, biến này không có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu.
43
Trình độ học vấn của chủ hộ (HOCVAN): theo nhƣ kỳ vọng chủ hộ có trình độ học vấn cao sẽ tiết kiệm nhiều hơn so với các hộ khác. Nhƣng theo thực tế, trình độ học vấn của các chủ hộ huyện Phong Điền không có chênh lệch nhiều và thƣờng ở mức tiểu học. Do đó, biến này không có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu.
Quy mô hộ gia đình (NHANKHAU): theo kỳ vọng số thành viên trong gia đình càng nhiều thì lƣợng tiền tiết kiệm của hộ càng ít. Nhƣng thực tế thì chỉ đúng trong trƣờng hợp các thành viên không tạo ra thu nhập mới làm giảm tỷ lệ tiết kiệm, còn ngƣợc lại số thành viên tạo ra đƣợc thu nhập sẽ không làm giảm tiết kiệm. Do đó, biến này không có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu.
Diện tích đất của nông hộ (DIENTICH): theo nhƣ kỳ vọng thì vì các hộ gia đình nông thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên nếu hộ nào có diện tích đất nông nghiệp càng lớn thì khả năng tạo ra thu nhập càng tăng, chính vì thế mà lƣợng tiền tiết kiệm sẽ càng cao. Tuy nhiên, theo thực tế, bên cạnh nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp một số hộ có thể có thêm nguồn thu nhập khác. Ngoài ra, cùng một diện tích đất nhƣ nhau mỗi hộ sẽ có kinh nghiệm và chi phí sản xuất khác nhau nên sẽ có thu nhập không giống nhau. Chính vì vậy mà biến DIENTICH không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu.
Chi phí sản xuất nông nghiệp (CHIPHISX): theo kỳ vọng thì chi phí sản xuất càng cao thì càng làm giảm lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ. Tuy nhiên theo thực tế thì các hộ có sự chênh lệch về chi phí sản xuất không cao. Những hộ có ít ruộng đất, ít tham gia sản xuất nông nghiệp đƣơng nhiên chi phí sản xuất thấp hơn các hộ sản xuất nhiều. Bên cạnh đó thì, lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ còn chịu ảnh hƣởng bởi yếu tố nghề nghiệp khác tạo ra thu nhập. Do đó, biến này không có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu.
44
CHƢƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIA TĂNG LƢỢNG TIỀN TIẾT KIỆM CỦA NÔNG HỘ Ở ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG ĐIỀN – CẦN THƠ 5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Dựa vào kết quả kiểm định mô hình cho thấy, có 3 yếu tố tƣơng quan thuận với lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ là tham gia hội đoàn thể, thu nhập và nghề nghiệp của nông hộ; hai yếu tố tƣơng quan nghịch là số ngƣời phụ thuộc trong hộ và rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, đề tài còn phân tích thực trạng tiết kiệm của nông hộ ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Từ kết quả điều tra nêu trên, đề tài tìm ra những tồn tại trong hoạt động tiết kiệm của nông hộ tại địa bàn huyện Phong Điền đó là:
5.1.1 Từ phía chính quyền địa phƣơng
Trong quá trình khảo sát trực tiếp tại địa bàn, tác giả nhận thấy công tác Hội đoàn thể tại xã Giai Xuân, Tân Thới và Trƣờng Long chƣa thực sự mạnh. Đa số đáp viên tham gia phỏng vấn trả lời rằng họ không có thời gian để tham gia. Cũng nhƣ ngƣời dân không đƣợc cán bộ tuyên truyền để thấy rõ hết tầm quan trọng của Hội đoàn thể. Cán bộ địa phƣơng vẫn chƣa thực sự đề cao công tác đôn đốc các hộ nông dân tham gia vào các tổ chức đoàn thể nên một bộ phận không nhỏ nông hộ chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng, lợi ích từ việc tham gia hội đoàn thể.
Cán bộ ban ngành nông nghiệp chƣa tổ chức nhiều các đợt tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ hộ nông dân về kiến thức chọn giống, sử dụng phân bón, nông dƣợc, cũng nhƣ chƣa cung cấp các thông tin về giá lúa, giá vật tƣ, các TCTD nên chƣa giúp bà con nông dân có biện pháp tăng sản lƣợng nông sản, giảm chi phí sản xuất góp phần tăng thu nhập.
5.1.2 Từ phía ngân hàng
Hệ thống các TCTD ngay tại địa phƣơng còn hạn chế, hầu nhƣ chỉ tập trung ở huyện, khoảng cách khá xa đến nơi ở của nông hộ. Điều này gây khó khăn cho các nông hộ ở vùng sâu, vùng xa trong việc nắm bắt thông tin cũng nhƣ tiếp cận.
Các nông hộ chủ yếu tiết kiệm bằng hình thức phi chính thức, tiết kiệm chính thức thông qua gửi tiết kiệm tại các NH còn rất thấp. Lƣợng tiền tiết kiệm tại hai NH là Agribank và NH CSXH Phong Điền còn rất hạn chế. Nguyên nhân phần lớn là do các nông hộ thiếu thông tin về hình thức tiết kiệm chính thức dẫn đến khó tiếp cận. Bên cạnh đó, còn các nguyên nhân khác nhƣ:
45
lãi suất tiền gửi tiết kiệm còn thấp, thủ tục rờm rà và thiếu thông tin về NH. Cho thấy, vẫn còn khoảng trống rất rộng cho chính sách phát triển hệ thống tiết kiệm chính thức ở nông thôn.
Qua kết quả điều tra cho thấy việc liên kết giữa Hội đoàn thể với NH, đặc biệt là NH CSXH vẫn chƣa thực sự chặt chẽ, từ đó gây thiếu tin tƣởng đối với nông hộ ở đây. Cho thấy, NH chƣa phát huy đƣợc hết vai trò mình trong việc liên kết với Hội để khuyến khích gửi tiết kiệm chính thức.
5.1.3 Từ phía nông hộ
Phần lớn các nông hộ đều có trình độ dân trí khá thấp. Trình độ học vấn của chủ hộ còn hạn chế, vẫn còn tình trạng mù chữ và chỉ ở mức tiểu học. Điều này ảnh hƣởng đến lựa chọn hình thức tiết kiệm của nông hộ, cũng nhƣ là tiếp cận và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
Thêm vào đó, tình trạng đông con ở các hộ gia định tại huyện còn rất phổ biến. Những vấn đề này gây hƣởng rất lớn đến chất lƣợng cuộc sống của hộ. Điều này sẽ làm tăng chi phí sinh hoạt của gia đình, hạn chế tiết kiệm.
Phần lớn các nông hộ còn có thêm nghề nghiệp khác tạo thu nhập. Tuy nhiên do trình độ học vấn còn thấp và chƣa có tay nghề nên thu nhập đem lại từ hoạt động này còn chƣa cao, trong khi đó là nguồn thu nhập phụ góp phần hỗ trợ cho thu nhập từ nông nghiệp và ổn định cuộc sống.
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất thì các nông hộ thƣờng xuyên phải đối mặt với các rủi ro chủ quan và khách quan làm hạn chế thu nhập. Rủi ro về giá ảnh hƣởng tiêu cực đến lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ. Những hộ gặp phải rủi ro này thƣờng bị mất một phần thu nhập đáng kể. Nguyên nhân do chất lƣợng nông sản giảm do gặp thời tiết bất lợi, dịch bệnh, đồng thời cũng do số lƣợng thƣơng lái còn hạn chế nên bị ép giá. Bên cạnh rủi ro trên, tình trạng chuột gây hại, phá hoại mùa màng ở địa phƣơng rất cao và hiện chƣa có biện pháp xử lý tuyệt đối làm cho các hộ gặp phải rủi ro này hầu nhƣ lỗ nặng và đối mặt với nguy cơ nghèo đói.
5.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Từ những hạn chế đƣợc nêu ra ở trên trong quá trình phân tích, tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần nâng nâng cao lƣợng tiền tiết kiệm của nông hộ ở nông thôn. Mà cụ thể là ở địa bàn huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ với các nhóm giải pháp cho từng mục tiêu cụ thể đến chính quyền địa phƣơng, các NH và bản thân các nông hộ nhƣ sau:
46
5.2.1 Đối với chính quyền địa phƣơng
Chính quyền địa phƣơng cần hỗ trợ các nông hộ trong sản xuất nông nghiệp bằng việc tƣ vấn kỹ thuật, tổ chức chƣơng trình giao lƣu giữa các nông hộ với nhau nhằm tìm ra mô hình sản xuất có hiệu quả, phù hợp với thổ nhƣỡng ở địa phƣơng. Đồng thời giúp các nông hộ hạn chế các rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất nông nghiệp và tạo đầu ra ổn định để các nông hộ có thể an tâm trong khâu sản xuất.
Cần có những chính sách khuyến học ở các vùng nông thôn để cải thiện trình độ dân trí của ngƣời dân nơi đây. Điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt xã hội mà còn mang ý nghĩa rất lớn về kinh tế. Đồng thời, tạo điều kiện cho các hộ có trình độ thấp học bổ túc, học nghề để góp phần tạo việc làm, ổn định cho kinh tế gia đình. Bên cạnh đó, trình độ cao sẽ giúp ngƣời dân dễ dàng tiếp cận với những thông tin tài chính tại địa phƣơng, góp phần tăng lƣợng tiền tiết kiệm chính thức tại các TCTD. Ngoài ra, trình độ cao sẽ giúp nông hộ dễ dàng nắm bắt và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác và cải thiện đời sống.
Chƣơng trình kế hoạch hóa gia đình cần đƣợc tuyên truyền rộng rãi ở các vùng nông thôn để giúp ngƣời dân hiểu đƣợc những mặt hạn chế của sinh con đông, vận động và tƣ vấn giúp các gia đình chấp hành tốt chính sách không sinh con thứ ba. Việc không sinh con thứ ba vừa giúp nuôi dạy con tốt mà còn giúp cho tình hình tài chính của gia đình ổn định hơn, nguồn vốn sản xuất kinh doanh đƣợc tích lũy nhiều hơn.
Ngoài ra, cần phát triển các hình thức tổ, nhóm hoặc hội tiết kiệm trong cộng đồng thông qua các tổ chức đoàn thể nhƣ Hội nông dân và Hội phụ nữ. Khi gia nhập các tổ chức này, nông hộ sẽ dễ tiết kiệm hơn, đồng thời các thành