VII. biện pháp thực hiện việc nâng cao hiệu quả dạy các yếu tố hình học
2. Về phía học sinh:
Các em nắm chắc các yếu tố hình học, biết áp dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống và hầu hết các em rất thích học môn toán, nhất là học về dạng toán hình học.
Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát kết quả học tập của học sinh theo các tiêu chí
như ban đầu.
Kết quả đạt được là: Nhận biết về kỹ năng vẽ hình Nắm kiến thức cơ bản về hình học Vận dụng luyện tập Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt
91 em 7 em 89 em 9 em 89 em 9 em 93% 7% 91% 9% 91% 9%
Qua bảng khảo sát trên đã bước đầu khẳng định việc nâng cao hiệu quả dạy các
yếu tố hình học nói riêng và của môn toán nói chung là việc làm rất cần thiết để nâng
cao chất lượng học tập của học sinh. Góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đã đề
ra.
II. Bài học
Từ những kết quả đạt được nêu trên, chúng tôi rút ra những bài học kinh
nghiệm sau:
1. Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh thì cần phải nâng cao hiệu quả
giảng dạy tức là phải giảng theo hướng đổi mới. Có được như vậy thì mỗi giáo viên chúng ta phải thực sự say mê với nghề nghiệp. Có lòng thương yêu, quan tâm tới học
sinh, luôn luôn nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy.
2. Giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung chương trình bày dạy sách giáo khoa xác định đúng trọng tâm yêu cầu của bài để chủ động về thời gian và lượng kiến thức
cần cung cấp.
3. Giáo viên cần phải chuẩn bị tốt bài soạn xác định đúng mục tiêu yêu cầu của
bài dạy. Giáo viên cần phải chuẩn bị tốt các đồ dùng trực quan và sử dụng có hiệu quả,
tạo không khí lớp học thoải mái
4. Kết hợp linh hoạt các hoạt động và hình thức tổ chức dạy học.
5. Người giáo viên cũng cần nâng cao trình độ về toán học thông qua nghiên cứu các tài liệu thăm lớp dự giờ và các buổi hội thảo chuyên đề.
Trên đây là một số biện pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy các yếu tố hình học ở lớp 5 mà nhóm giảng dạy khối 5 chúng tôi. Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường đã và đang thực hiện để nâng cao chất lượng dạy và học.
Đây là một công việc đòi hỏi người thầy phải tìm tòi công phu trong từng tiết
học, do vậy mà chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế. Chúng tôi rất mong được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu, và sự đóng góp ý kiến của các đồng
nghiệp đồng chí để giúp tôi có những tiết dạy tốt, nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục của đất nước.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày ... tháng .... năm 200….
Người viết
Nguyễn Thị Tính
Diện tích hình tam giác I. Mục đích, yêu cầu
- Học sinh biết cách tính diện tích hình tam giác theo cạnh đáy và chiều cao.
II. Chuẩn bị
- HS: 2 tam giác bằng nhau (bằng bìa) ê ke
- GV: 2 tam giác bằng nhau (bằng bìa) bảng phụ, phấn màu, ê ke
III. Lên lớp
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là một hình tam giác
- Ngoài những yếu tố trên, trong hình tam giác em còn được học yếu tố nào? - Trong tam giác thế nào là chiều cao?
- Em hiểu thế nào là diện tích của một hình
HĐ2: Bài mới
- Giới thiệu bài (1 - 2') - Tìm hiểu bài (12 - 13')
GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho bài mới của HS.
GV HS
* Hướng dẫn HS sử dụng đồ dùng
- Dùng bút chì, ê kê kẻ chiều cao trên 2 hình tam giác
Cả lớp thực hiện
- Lấy 1 hình tam giác, dùng kéo cắt theo chiều
cao của hình đó.
- Hãy lắp ghép những hình vừa cắt được với
hình tam giác còn lại sao cho 2 cạnh của 2 hình ghép với nhau phải bằng khít
- Kết quả khi ghép xong ta được hình gì HS nêu
*Cho HS quan sát hình cắt ghép của GV trên bảng
- Em hãy so sánh diện tích 1 tam giác ban đầu
với diện tích hình chữ nhật
- Diện tích hình tam giác bằng 1/2 diện tích hình chữ nhật
-Vì sao? - Vì từ 2 tam giác
bằng nhau ta cắt ghép được
1 hình chữ nhật
- Để tính diện tích hình tam giác em dựa vào
đâu?
- Dựa vào diện tích
hình chữ nhật
- Em hãy tính diện tích hình chữ nhật S = chiều dài x chiều
rộng
- Vậy tính diện tích hình tam giác ta làm thế
nào? - Lấy diện tích CN chia cho 2 * Dẫn dắt HS so sánh S = 2 rong . c x dai . h
- Chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật bằng
những yếu tố nào của hình tam giác.
- Chiều dài hình CN bằng cạnh đáy hình tam giác
- Chiều rộng bằng
chiều cao hình tam giác
Thay thế các yếu tố của hình tam giác vừa so
sánh vào biểu thức (*) để rút ra cách tính diện tích hình tam giác
Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm thế
nào
2 - 3 em
* Quy tắc: SGK 1 - 2 em đọc quy tác
(Lưu ý đơn vị đo của đáy và chiều cao)
- Diện tích hình tam giác được ghi bằng S
- Đáy hình tam giác ghi bằng a
- Chiều cao hình tam giác ghi bằng h
S được tính như thế nào? HS nêu
*Công thức 2 h x a S
- Cho HS ứng dụng tính luôn diện tích hình tam giác trên bảng với các số đo:
Cạnh đáy: 30 cm
Chiều cao: 20cm
HS làm miệng Nêu cách tính: ) cm ( 300 2 20 x 30 S 2
- Muốn tính được diện tích hình tam giác em cần
biết gì?
HS nêu
HĐ3: Luyện tập
Bài 1: Cả lớp đọc thầm
- Nêu yêu cầu bài
Phần a, c - Thực hiện bảng con
Nhận xét
- Vì sao em thực hiện như vậy? áp dụng quy tắc
Bài 1 củng cố kiến thức gì?
Bài 2 - Lớp đọc thầm
- Thực hiện bảng
Bài 3 - Lớp đọc thầm
- Nêu yêu cầu bài
- Bai toán cho biết gì?
- Khi làm bài em lưu ý gì?
-Thực hiện vở
GV chấm một số vở
Bài 4: (Nếu còn thời gian) - Lớp đọc thầm
GV treo bảng phụ có vẽ hình thể hiện nội dung
bài
- Bài yêu cầu gì? Cho biết gì?
HĐ4: Củng cố, dặn dò:
- Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm thế nào? -Nêu công thức
- Muốn tính diện tích tam giác ta cần biết gì? - Khi tính ta cần lưu ý điều gì?