Triển vọng thay đổi chính sách tỷ giá của Trung Quốc và tác động

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn "Chính sách tỷ giá của Trung Quốc và tác động của nó tới thương mại Trung Quốc và một số nước" doc (Trang 30 - 32)

3. TRIỂN VỌNG THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA TRUNG

3.1 Triển vọng thay đổi chính sách tỷ giá của Trung Quốc và tác động

có thể có tới Việt Nam.

Triển vọng thay đổi chính sách tỷ giá của Trung Quốc

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đều hiểu rằng việc tăng giá trị đồng

NDT sẽ khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại. Trước hết, tác động

trực tiếp của đồng tiền mạnh là làm cho xuất khẩu của Trung Quốc gặp khó khăn do hàng xuất khẩu giảm tính cạnh tranh về khía cạnh giá, từ đó dẫn tới

tình trạng các DN phải đóng cửa và thất nghiệp tăng. Đồng thời giảm thu hút đầu tư nước ngoài, gián tiếp tăng chi phí đầu vào của hàng xuất khẩu dẫn đến giá tăng, giảm qui mô sản xuất hàng xuất khẩu. Hiện nay, xuất khẩu và

đầu tư nước ngoài đang là đòn bẩy chính cho tăng trưởng kinh tế Trung

Quốc. Nên chính phủ Trung Quốc hết sức tránh những tổn thất gây bất ổn

cho nền kinh tế, đặc biệt là khu vực xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. Mặt khác, do các nhà đầu tư tư nhân, các doanh nghiệp và tổ chức tài chính Trung Quốc sở hữu nhiều tài khoản ở hải ngoại số này chiếm khoảng 10- 20% GDP chủ yếu bằng đồng USD nếu có dấu hiệu đồng NDT lên giá họ sẽ

bán thống bán tháo USD dẫn đến giảm phát mạnh trong nước, tổn hại

nghiêm trọng đến nền kinh tế.

Tuy nhiên, do Trung Quốc gia nhập WTO cũng phải đối mặt với sức

ép mở cửa ngành tài chính, dịch vụ ngân hàng. Theo đó, các ngân hàng và định chế tài chính nước ngoài sẽ được kinh doanh bằng đồng NDT tại Trung

Quốc vào năm 2006. Đến lúc đó, tỷ giá tiền tệ sẽ được quyết định hoàn toàn bởi thị trường.

Trước áp lực này, Trung Quốc cũng đang trong quá trình mở cửa khu

vực tài chính, ngân hàng để nâng cao năng lực và tăng tính cạnh tranh cho các ngân hàng trong nước.

Như vậy, một sự thay đổi tỷ giá đồng NDT ngay lập tức sẽ khó xảy ra nhưng rất có thể Trung Quốc sẽ áp dụng một cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn được điều tiết chủ yếu bởi lực lượng thị trường. Hoặc cũng có thể Trung

Quốc sẽ áp dụng một biên độ giao động rộng hơn đối với tỷ giá đồng NDT

thay vì một biên độ quá hẹp như hiện nay để khẳng định nước này ấn định tỷ

giá hối đoái dựa trên tình hình cung cầu tiền tệ của thị trường. Tỷ giá này cho thấy Trung Quốc có trách nhiệm cao đối với cộng đồng quốc tế và Trung Quốc không thay đổi tỷ giá hiện nay vì Trung Quốc cần bảo đảm ổn định nền kinh tế. Rõ ràng là Trung Quốc muốn rút ra bài học từ Nhật Bản

trong những năm 1980 khi nước này tăng giá đồng Yên từ 300 yên/USD vào

năm 1985 lên gần 150 yên/USD năm 1987, khiến nền kinh tế Nhật trở nên tồi tệ và suy yếu một thời gian dài. Đồng thời, Trung Quốc cũng không chấp

nhận việc phá giá mạnh đồng NDT để tránh rơi vào cuộc khủng hoảng.

Từ sự phân tích trên, ta thấy rằng mặc dù trước áp đòi phá giá đồng

NDT của Mỹ, Nhật Bản, EU và một số nước khác Trung Quốc kiên quyết không thay đổi chính sách tỷ giá hối đoái hiện nay. Mà có chủ trương sẽ

từng bước nới lỏng tỷ giá đồng NDT trong vòng 5% trong thời gian tới.

Tác động có thể có tới Việt Nam

Trung Quốc và chúng ta là hai nước láng giềng có mối quan hệ lịch sử

rất lâu đời. Cho nên, chúng ta và Trung Quốc có rất nhiều điểm tương đồng

về phong tục tập quán, thói quen..., dẫn đến sự tương đồng trong sản xuất và

đời sống xã hội. Điều đó khẳng định rằng, sự phát triển mạnh mẽ của Trung

Quốc tác động không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam.

Do buôn bán thương mại giữa ta và Trung Quốc không nhiều cho nên việc điều chỉnh tỷ giá của Trung Quốc không mấy ảnh hưởng đến quan hệ

khoảng 1,5 tỷ USD, chiếm 9% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam,

nhập khẩu khoảng 2,2 tỷ USD. Phần lớn các giao dịch chủ yếu diễn ra tại

biên giới Việt - Trung, giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vùng ven Trung Quốc. Như vậy, tác động trực tiếp từ việc tăng giá NDT sẽ không ảnh hưởng

nhiều đến mậu dịch song phương. Tất nhiên việc này đòi hỏi các DN Việt Nam đang nhập khẩu hàng Trung Quốc sẽ phải tính toán mở rộng thị trường

nhập khẩu của mình bởi giá hàng Trung Quốc sẽ cao hơn. Tuy nhiên, tác động rõ nét hơn cả là tác động gián tiếp.

Mặc dù, Việt Nam chưa phải là đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc. Nhưng trên một vài lĩnh vực, Việt Nam cũng có lợi thế tương đồng như

Trung Quốc như một số mặt hàng đan, mây tre, hàng thủ công mỹ nghề

truyền thống. Trở thành đối thủ cạnh tranh ngang sức với nhau trên thị trường Mỹ, EU và một số thị trường khác. Do đó, thay đổi tỷ giá, hàng xuất

khẩu của Trung Quốc có thể kém cạnh tranh hơn tại thị trường nước thứ ba

và Trung Quốc sẽ kém hấp dẫn hơn trong việc thu hút đầu tư. Đây là cơ hội

cho Việt Nam tăng vị thế xuất khẩu của mình cũng như thu hút nhiều đầu tư nước ngoài hơn.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn "Chính sách tỷ giá của Trung Quốc và tác động của nó tới thương mại Trung Quốc và một số nước" doc (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)