Mục tiêu, chiến lược phát triển của Công ty TNHH Xây dựng Hải Tân 7 83 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty TNHH Xây dựng Hải Tân (Đông Triều, Quảng Ninh) (Trang 84)

2.1.1. Mục tiêu

Trong chiến lược phát triển của mình, Công ty TNHH Xây dựng Hải Tân xác định các mục tiêu cần hướng tới như sau:

- Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

- Không ngừng nâng cao vị thế và thương hiệu Công ty TNHH Xây dựng Hải Tân.

- Tôn trọng và tạo cơ hội phát triển cho các thành viên trong Công ty.

- Luôn giữ mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp thiết bị và nâng tầm đối tác chiến lược đối các nhà cung cấp này.

2.1.2 Chiến lược phát triển của Công ty TNHH Xây dựng Hải Tân

Từ mục tiêu đề ra, xuất phát từ yêu cầu thực tế, chiến lược phát triển của Công ty TNHH Xây dựng Hải Tân được định hướng như sau:

- Phát triển, tạo dựng uy tín thương hiệu Công ty trên thị trường với đội ngũ cán bộ, kỹ sư có chuyên môn, kinh nghiệm, mạng lưới đại lý phân phối mở rộng, hệ thống công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đối tác, khách hàng, chấp hành nghiêm chỉnh công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động.

- Tìm kiếm nguồn vốn, tái cơ cấu cấu trúc tài chính Công ty.

- Hướng tới một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả chính là một trong những giải pháp quan trọng để giảm chi phí, hạn chế rủi ro trong kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ thị trường.

- Phát triển nguồn nhân lực: Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực lãnh đạo, trình độ của đội ngũ CBCNV, bồi dưỡng khả năng tiếp thu và ứng

dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, kinh doanh, có chính sách đãi ngộ hợp lý. - Phát triển khoa học Công nghệ: Đầu tư chiều sâu cho máy móc thiết bị, cải tiến trang thiết bị cũ phục vụ yêu cầu sản xuất mới.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, xúc tiến quảng cáo, bán hàng rộng rãi, tham gia hội trợ triển lãm nhằm giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm đối tác mới

2.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty TNHH Xây dựng Hải Tân

Giữ vai trò quyết định tới hiệu quả của quá trình đầu tư, kết quả của hoạt động SXKD, từ đó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, công tác lập dự án đang là một trong những nội dung cần được ưu tiên nghiên cứu, hoàn thiện tại Công ty TNHH Xây dựng Hải Tân. Sau thời gian thực tập, tìm hiểu việc thực hiện công tác lập dự án tại Công ty TNHH Xây dựng Hải Tân, nhận thấy những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó trong công tác này, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty như sau:

2.2.1. Nâng cao nhận thức về công tác lập dự án tại Công ty

Để có thể hình thành một dự án, trả lời câu hỏi có hay không cơ hội đầu tư, phải xem xét rất nhiều yếu tố, từ đó đánh giá tính khả thi và mức độ hiệu quả của dự án đó trên góc độ: pháp lý, thị trường, kỹ thuật, nhân sự, tài chính, kinh tế xã hội. Đây chính là nội dung của công tác lập dự án. Dựa trên cơ sở các dữ liệu thu thập được, lập kế hoạch, phương án đầu tư đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, thời gian và chi phí. Lập dự án là tiền đề quyết định tới 2 giai đoạn sau là giai đoạn thực hiện dự án và vận hành kết quả đầu tư, nó quyết định sự thành bại của dự án về sau. Dự án đầu tư còn là căn cứ quan trọng để chủ đầu tư ra quyết định đầu tư, cơ quan có thẩm quyền cấp phép đầu tư, các định chế tài chính ra quyết định tài trợ vốn. Ngoài ra, một dự án đầu tư hiệu quả không chỉ mang lại lợi ích cho chủ đầu tư mà nó còn có những tác động tích cực nhất định tới nền kinh tế và toàn xã hội. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, xã hội. Vì vậy, công tác lập dự án giữ vai trò rất quan trọng trong bất kì một công cuộc đầu tư nào.

trọng tới công tác lập dự án. Tuy nhiên, vai trò của công tác này trong đầu tư còn chưa được đánh giá đúng mức. Vì vậy, để công tác lập dự án được hoàn thiện hơn, trước hết Công ty cần thay đổi và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác này trong đầu tư, mức độ ảnh hưởng của nó đến quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư sau này. Bằng chính quyền lực, khả năng của mình, lãnh đạo và các cán bộ có chức trách của Công ty cần soạn thảo, đề xuất các ý kiến, phương pháp, nội dung liên quan tới công tác lập dự án với thái độ nghiêm túc, để nhân viên thấy được vai trò của công tác này và ảnh hưởng của nó trong suốt quá trình đầu tư, từ đó thay đổi và nâng cao nhận thức của họ. Đặc biệt là đối với các cán bộ trực tiếp soạn thảo dự án, để họ tiến hành lập dự án với thái độ nghiêm túc, cẩn thận và chính xác, thực hiện theo đúng quy trình, quy định, phù hợp với pháp luật hiện hành, góp phần nâng cao tính khả thi của dự án

2.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức và quy trình lập dự án

Công tác tổ chức và quy trình lập dự án có ảnh hưởng lớn tới chất lượng công tác lập dự án. Một công tác tổ chức hợp lý và quy trình hoàn chỉnh, thống nhất sẽ giúp công tác lập dự án thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn. Các công việc cần được phân công, sắp xếp rõ ràng và hợp lý giữa các bộ phận, phòng ban tránh sự chồng chéo. Quy trình lập dự án nên thường xuyên sửa đổi, bổ sung để phù hợp với điều kiện cụ thể, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của Công ty. Ngoài ra, sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban cũng rất quan trọng do dự án hoàn thành phải dựa trên công sức của nhiều người, nhiều phòng ban. Việc bất đồng quan điểm giữa các phòng ban kéo dài, giải quyết không kịp thời sẽ ảnh hưởng tới tiến độ, chi phí thực hiện dự án. Vì vậy, cần tạo ra mối liên hệ chặt chẽ, sự phối hợp nhịp nhàng trông công tác tổ chức và quy trình lập dự án, giúp dự án được tiến hành thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao chất lượng.

Một quy trình lập dự án cần đảm bảo các nội dung: lập đề cương chi tiết cho dự án, xác định những công việc phải hoàn thành theo các mốc thời gian cụ thể. Đồng thời, cần thực hiện công tác đốc thúc từ phía ban quản lý dự án để tạo ra mối liên hệ chặt chẽ và đảm bảo tiến độ thực hiện. Tại Công ty TNHH Xây dựng Hải

Tân, vai trò của ban quản lý dự án, nhất là chủ nhiệm dự án cần được nâng cao và khẳng định hơn.

Đây là một quy trình được đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế trên tại Công ty TNHH Xây dựng Hải Tân:

Sơ đồ 2.1: Quy trình lập dự án được đề xuất để khắc phục hạn chế còn tồn tại

Các bước thực hiện Tìm kiếm cơ hội đầu tư

Quyết định, phê duyệt Phê duyệt, giao nhiệm vụ

Thu thập tài liệu

Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

Phê duyệt đề cương

Lập dự án theo mốc thời gian

Đơn vị thực hiện

Ban giám đốc, trưởng các Phòng chức năng

Ban quản trị,tổng giám đốc

Phòng phát triển dự án Ban quản lý dự án Tổng giám đốc Phòng phát triển DA Hội đồng thành viên Căn cứ pháp lý và phân tích thị trường Phân tích kinh tế xã hội Phân tích tài chính

Phân tích kỹ thuật Phòng kinh tế kỹ thuật Phòng phát triển DA

Kiểm tra quá trình lập( chủ nhiệm DA)

Kiểm tra quá trình lập( chủ nhiệm DA)

Kiểm tra quá trình lập( chủ nhiệm DA)

Phòng phát triển DA

Kiểm tra quá trình lập( chủ nhiệm DA)

2.2.3. Hoàn thiện phương pháp lập dự án

Mỗi phương pháp lập dự án có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng từng nội dung nghiên cứu và dự án cụ thể. Hiện nay, phương pháp lập dự án tại Công ty chưa đa dạng, Công ty nên nghiên cứu, bổ sung để hoàn thiện hơn.

2.2.3.1. Tiến hành phân tích độ nhạy

Phân tích độ nhạy là phương pháp phân tích rủi ro dự án thông qua việc xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả của dự án khi các yếu tố có ảnh hưởng đến chỉ tiêu đó thay đổi. Từ đó, giúp cho nhà đầu tư lường trước được những tình huống, cân nhắc những lợi ích và chi phí có thể xảy ra với dự án, trên cơ sở đó ra quyết định đầu tư. Trong điều kiện kinh tế, thị trường, xã hội,… nhiều biến động như hiện nay thì việc phân tích độ nhạy trong lập dự án là không thể thiếu.

Để phân tích độ nhạy của dự án, người ta thường sử dụng các phương pháp sau: - Phân tích độ nhạy của từng chỉ tiêu hiệu quả tài chính với các yếu tố có liên quan nhằm xếp loại mức độ tác động đến dự án của từng yếu tố. Phương pháp này được thực hiện qua hai bước:

+ Bước 1: Xác định tất cả các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính đang xét.

+ Bước 2: Thay đổi 1 yếu tố và giữ nguyên các yếu tố còn lại và xem xét mức độ biến đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính khi thay đổi yếu tố đó.

- Phân tích đồng thời nhiều yếu tố trong các tình huống khác nhau tác động đến dự án để xác định độ an toàn của dự án.

Dự án được xem là có độ an toàn cao khi mà các yếu tố tác động đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của nó thay đổi theo hướng bất lợi nhưng trong một giới hạn nhất định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính vẫn đạt được mức yêu cầu.

Ví dụ: Công ty TNHH Xây dựng Hải Tân đang xem xét dự án đầu tư 5 tỷ VNĐ vào một nhà máy sản xuất những sản phẩm bê tông như đá lát sân, những bậc thang (làm sẵn) và trang trí nội thất sân vườn. Nhà máy này sẽ tạo ra doanh thu từ

2 tỷ VNĐ đến 5 tỷ VNĐ. Chi phí cố định sau thuế là 500 triệu VNĐ và chi phí biến đổi sau thuế là 50% doanh thu. Dòng tiền sau thuế được xác định là:

Dòng tiền sau thuế = 50% x Doanh thu – 500 (triệu)

Vòng đời dự án dự kiến là 5 năm, và giá trị thu hồi của dự án phụ thuộc vào giá đất vào cuối năm thứ 5. Nhà máy được xây dựng tại khu công nghiệp Kim Sơn, Đông Triều, Quảng Ninh. Phụ thuộc quy hoạch địa phương như thế nào mà giá trị thu hồi có thể từ tối thiểu là 1 tỷ VNĐ đến tối đa là 3 tỷ VNĐ. Để xem xét rủi ro, nhà quản trị phải tính NPV cho sự kết hợp đa dạng giữa doanh thu và giá trị thu hồi, được minh họa trong bảng sau:

Bảng 2.1: Phân tích độ nhạy của nhà máy RC

NPV tương ứng với các mức doanh thu và giá trị thu hồi

(đơn vị tính: triệu VNĐ)

2.000 2.500 3.000 3.500 4.000 4.500 5.000

1.000 -2.484 -1.536 -588 359 1.307 2.255 3.202

3.000 -1.242 -294 654 1.601 2.549 3.497 4.444

Ví dụ, với tỷ suất sinh lời đòi hỏi là 10%, doanh thu 3,5 tỷ VNĐ và giá trị thu hồi là 1 tỷ VNĐ thì NPV sẽ là: NPV = 359 triệu VNĐ.

Như đã minh họa trong bảng trên, phân tích độ nhạy cung cấp cho nhà quản lý một bức tranh dễ hiểu về các kết quả có thể xảy ra. Các biến số mà nó được xem là tác động chính yếu đến sự thành bại của dự án được xác định cũng như mức độ cần thiết chúng. Công ty TNHH Xây dựng Hải Tân cần nỗ lực để xác định một cách khách quan những kết quả có thể xảy ra và sử dụng chúng trong việc đánh giá một cách chủ quan về xác suất xảy ra khả năng đó. Công ty TNHH Xây dựng Hải Tân nên dựa trên những kết quả này để quyết định rằng rủi ro có thể chấp nhận hay không, mà không cần sử dụng những xác suất cụ thể. Công ty cũng có thể quyết định thực hiện những hành động giảm thiểu rủi ro ví dụ như chọn địa điểm khác hoặc thuê thay cho mua đất để giảm thiểu sự không chắc chắn trong giá trị thu hồi.

2.2.3.2. Phương pháp toán xác suất

đời của dự án thường rất dài, có thể tới hàng chục năm. Vì vậy, khi xây dựng một dự án cần lường trước những rủi ro có thể nảy sinh trong tương lai, dự trù phương án đối phó. Từ đó đánh giá lại dự án, khi nảy sinh rủi ro mà dự án vẫn đạt hiệu quả thì đó là dự án có tính khả thi cao. Nếu dự án có thể gặp nhiều rủi ro dẫn tới những khả năng khác nhau thì việc vận dụng phương pháp toán xác suất để lượng hóa là rất cần thiết. Qua việc tính toán kỳ vọng, độ lệch chuẩn, nhà đầu tư có thể cân nhắc được phương án tối ưu, cũng như mức độ rủi ro của từng dự án. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tính toán khá phức tạp và phải đưa ra các giả định về rủi ro. Để xác định kỳ vọng ta có: ∑ = = n i PiXi EV 1

Trong đó: EV: là giá trị kỳ vọng

Pi: Là xác suất của biến cố I, trong đó 1

1 = ∑ = n i Pi

Xi: Là giá trị của biến cố i n: Là số biến cố Để xác định độ lệch chuẩn: σ= ∑=ni Xi Pi 1 2 ) ( µ Trong đó: σ: Là độ lệch chuẩn µ: Là giá trị kỳ vọng

Ví dụ như trong dự án đầu tư xây dựng Trạm xăng dầu Hải Tân số 1 (quốc lộ 18, Kim Sơn, Đông Triều, Quảng Ninh) nếu như không huy động đủ vốn thì giá trị NPV = -4 (tỷ VNĐ), còn nếu như huy động đủ vốn thì NPV = 2 (tỷ VNĐ). Với xác suất huy động đủ vốn là 0,75 thì khi đó để đưa ra lựa chọn phương án đầu tư ta phải dùng đến giá trị kỳ vọng EV(NPV)= -4 x 0,4+2 x 0,75= 0.5 > 0. Khi đó ta có thể lựa chọn phương án đầu tư này được.

Trong trường hợp giá trị kỳ vọng của các phương án lựa chọn bằng nhau thì ta sử dụng độ lệch chuẩn để so sánh mức độ rủi ro của các phương án. Đối với giá trị kỳ vọng, ta lựa chọn phương án có EV > 0 và lớn nhất. Còn độ lệch chuẩn thì tỷ lệ

thuận với mức độ rủi ro.

2.2.3.3. Sử dụng phương pháp dự báo

Đầu tư phát triển là hoạt động có độ trễ về thời gian. Vì vậy, Công ty TNHH Xây dựng Hải Tân nên sử dụng phương pháp dự báo để có được những số liệu giả định, tính toán chi phí nguyên vật liệu, nhu cầu thị trường của dự án. Căn cứ vào kết quả của công tác dự báo, cán bộ lập dự án sẽ xác định quy mô dự án sao cho phù hợp với điều kiện thực tế. Xuất phát từ thực tế chi phí đầu vào ngày càng có xu hướng tăng, thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng nhiều biến động, việc dự báo trong đầu tư là rất cần thiết. Dựa trên các dữ liệu được phân tích, cán bộ lập dự án dự báo giá cả, cung cầu, nhu cầu thị trường, mức độ cạnh tranh sản phẩm,… trong tương lai. Một số phương pháp dự báo thường được sử dụng:

- Phương pháp ngoại suy thống kê

- Phương pháp sử dụng mô hình hồi quy tương quan - Phương pháp hệ số co giãn cầu

- Phương pháp định mức

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty TNHH Xây dựng Hải Tân (Đông Triều, Quảng Ninh) (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w