BÀI: TÔ CHỮ HOA D Đ

Một phần của tài liệu Tài liệu Gíao án tuần 24 pptx (Trang 26 - 36)

I.Mục tiêu :

-Giúp HS biết tô chữ hoa D, Đ.

-Viết đúng các vần anh, ach; các từ ngữ: gánh đỡ, sạch sẽ – chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, đưa bút theo đúng quy trình viết; giản đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở tập viết.

-Bảng phụ viết sẵn:

-Các chữ hoa: D, Đ đặt trong khung chữ (theo mẫu chữ trong vở tập viết) -Các vần: anh, ach; các từ ngữ: gánh đỡ, sạch sẽ (đặt trong khung chữ)

III.Các hoạt động dạy học :

Hoạt động GV Hoạt động HS

1.KTBC: Kiểm tra viết bài ở nhà trong vở tập viết, chấm điểm 4 em.

Gọi 2 học sinh lên bảng viết các từ: bàn tay, hạt thóc.

Nhận xét bài cũ. 2.Bài mới :

Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài.

GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung tập viết. Nêu nhiệm vụ của giờ học: Tập tô chữ D, Đ, tập viết các vần và từ ngữ ứng dụng đã học trong các bài tập đọc.

Hướng dẫn tô chữ cái hoa:

Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:

Nhận xét về số lượng và kiểu nét. Sau đó nêu quy trình viết cho học sinh, vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ.

Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng:

Giáo viên nêu nhiệm vụ để học sinh thực hiện (đọc, quan sát, viết).

Bàn 7, 8 nạp bài để kiểm tra chấm điểm.

2 học sinh viết bảng, 1 em viết 1 từ.

Học sinh quan sát chữ D,Đ hoa trên bảng phụ và trong vở tập viết.

Học sinh quan sát giáo viên tô chữ D, Đ hoa trên khung chữ mẫu.

Viết bảng con.

Học sinh đọc các vần và từ ngữ ứng dụng, quan sát vần và từ ngữ trên bảng phụ và trong vở tập viết.

Viết bảng con.

Thực hành bài viết theo yêu cầu của giáo viên và vở tập viết.

Nêu nội dung và quy trình tô chữ hoa, viết các vần và từ ngữ.

3.Thực hành :

Cho HS viết bài vào tập.

GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết tại lớp. 4.Củng cố :

Gọi HS đọc lại nội dung bài viết và quy trình tô

chữ D, Đ hoa.

Thu vở chấm một số em. Nhận xét tuyên dương.

5.Dặn dò : Viết bài ở nhà phần B, xem bài mới.

Môn : Mĩ Thuật BÀI : VẼ CÂY - VẼ NHÀ I.Mục tiêu : Giúp học sinh:

-Nhận biết đươc hình dáng của cây và mhà.

-Biết cách vẽ cây, vẽ nhà. Vẽ được bức tranh phong cảnh đơn giản có cây, có nhà và vẽ màu theo ý thích.

II.Đồ dùng dạy học:

-Trang ảnh một số cây và nhà.

-Hình vẽ minh hoạ một số cây và nhà.

-Học sinh: Vở tập vẽ , bút chì, bút dạ, sáp màu.

III.Các hoạt động dạy học :

Hoạt động GV Hoạt động HS

1.KTBC :

Kiểm tra đồ dùng học tập của các em. 2.Bài mới :

Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.  Giới thiệu hình ảnh cây và nhà:

Giới thiệu cho học sinh xem một số hình ảnh cây và nhà và gợi ý để học sinh quan sát nhận xét:

Vở tập vẽ, tẩy, chì…

a. Cây.

+ Lá, vòm lá, tán lá (màu xanh, màu vàng) + Thân cây, cành cây (màu nâu hay đen) b. Ngôi nhà.

+ Mái nhà (hình thang hay hình tam giác) + Tường nhà, cửa sổ, cửa ra vào.

+ Giới thiệu thêm một số tranh ảnh về phong cảnh có cây , nhà, đường, ao cá …

 Hướng dẫn học sinh vẽ cây và nhà:

Giáo viên giới thiệu hình minh họa hướng dẫn học sinh cách vẽ cây và nhà.

Vẽ cây: nên vẽ thân cành trước vòm lá sau. Vẽ nhà: nên vẽ mái nhà trước, tường và cửa sau. 3.Học sinh thực hành

Giáo viên gợi ý học sinh vẽ vừa bằng tờ giấy, không vẽ to hay nhỏ quá so với khuôn khổ tờ giấy. Vẽ thêm các hình ảnh khác cho bức tranh thêm sinh động.

Theo dõi, giúp đỡ uốn nắn những học sinh yếu giúp các em hoàn thành bài vẽ của mình tại lớp. 3.Nhận xét đánh giá:

Thu vở chấm một số bài của các em, hướng dẫn các em nhận xét bài vẽ về:

+ Hình vẽ và cách sắp xếp hình vẽ. + Cách vẽ màu.

4.Dặn dò: Quan sát cảnh vật ở xung quanh nơi ở về hình dáng, màu sắc.

Học sinh QS tranh ảnh vẽ cây và nhà để nhận xét và trả lời các câu hỏi.

Học sinh quan sát theo hướng dẫn của giáo viên.

Học sinh vẽ cây và nhà theo ý thích.

Ngôi nhà của em

Học sinh tham gia cùng giáo viên nhận xét các bài của các bạn, theo hướng dẫn của giáo viên.

Nhắc lại cách vẽ cây, vẽ nhà.

Vỗ tay tuyên dương các bạn vẽ đẹp.

Thứ sáu ngày… tháng… năm 2004

Môn : Tập đọc BÀI: VẼ NGỰA I.Mục tiêu:

1. Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các tiếng có phụ âm đầu : v, gi, s, các từ ngữ: bao giờ, sao, bức tranh, ngựa. Bước đầu biết đọc truyện theo cách phân vai.

-Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm dấu phẩy.

2. Ôn các vần ua, ưa; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần ua và ưa.

3. Hiểu từ ngữ trong bài. Hiểu được tính hài hước của câu chuyện: Bé vẽ ngựa không ra hình ngựa khiến bà không nhận ra con gì. Khi bà hỏi bé vẽ con gì, bé lại ngây thơ tưởng rằng bà chưa bao giờ trông thấy con ngựa nên không nhận ra con ngựa trong bức tranh của bé.

-Biết hỏi đáp tự nhiên, hồn nhiên theo yêu cầu luyện nói của bài.

II.Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ bài đọc SGK. -Bộ chữ của GV và học sinh.

III.Các hoạt động dạy học :

1.KTBC : Hỏi bài trước.

Gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng bài: Cái Bống và trả lời các câu hỏi SGK.

Cho học sinh viết bảng con các từ sau (giáo viên

Học sinh nêu tên bài trước.

đọc cho học sinh viết): mưa ròng, đường trơn,

khéo sàng.

GV nhận xét chung. 2.Bài mới:

 GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.

 Hướng dẫn học sinh luyện đọc:

+ Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng vui, lời bé đọc với giọng hồn nhiên ngộ nghĩnh).

+ Tóm tắt nội dung bài:

+ Đọc mẫu lần 2 (chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1.

+ Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:

Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.

Bao giờ: (gi  d) Sao: (s  x)

Bức tranh: (tr  ch)

+ Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.

+ Luyện đọc câu:

Học sinh đọc từng câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó nối tiếp nhau đọc từng câu.

Gọi học sinh đọc nối tiếp câu theo dãy. + Luyện đọc đoạn:

Nghe giáo viên đọc và viết bảng con.

Nhắc tựa.

Lắng nghe.

Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.

Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.

Học sinh đọc, chú ý phát âm đúng: gi, d, s, x, ch, tr.

5, 6 em đọc các từ trên bảng.

Nhẩm câu 1 và đọc. Sau đó đọc nối tiếp các câu còn lại.

Chia bài thành 4 đoạn và cho đọc từng đoạn.

Cho học sinh đọc nối tiếp nhau. Thi đọc đoạn và cả bài.

Luyện tập: Ôn các vần ưa, ua:

Giáo viên treo bảng yêu cầu: Bài tập 1:

Tìm tiếng trong bài có vần ưa ? Bài tập 2:

Tìm tiếng ngoài bài có vần ưa, ua?

Giáo viên nêu tranh bài tập 3:

Nói câu chứa tiếng có mang vần ưa, ua.

Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét. 3.Củng cố tiết 1:

Tiết 2 4.Tìm hiểu bài và luyện đọc: Hỏi bài mới học.

Gọi học sinh đọc bài cả lớp đọc thầm và trả câu hỏi:

2 em thuộc 2 dãy đại diện thi đọc.

4 em đọc nối tiếp 4 đoạn. 2 em, lớp đồng thanh.

Nghỉ giữa tiết

Ngựa.

Học sinh nêu cá nhân từ 5 -> 7 em.

Học sinh khác nhận xét bạn nêu và bổ sung. Đọc mẫu từ trong bài.

Trận mưa rất to.

Mẹ mua bó hoa rất đẹp.

Đại diện 2 nhóm thi tìm tiếng có mang vần ưa, ua và nêu cho cae lớp cùng nghe.

2 em.

1. Bạn nhỏ muốn vẽ con gì?

2. Vì sao nhìn tranh bà không nhận ra con vật ấy? Nhận xét học sinh trả lời.

Giáo viên nói thêm: Em bé trong truyện này còn rất nhỏ. Bé vẽ ngựa không ra hình con ngựa nên bà không nhận ra. Khi bà hỏi bé vẽ con gì, bé lại ngây thơ tưởng rằng bà chưa bao giờ trông thấy con ngựa nên nhận không ra con ngựa trong bức tranh của bé.

Cho cả lớp đọc thầm câu hỏi 3 và quan sát tranh để điền trông hoặc trông thấy vào chỗ trống.

 Luyện đọc phân vai:

Tổ chức cho học sinh từng nhóm luyện đọc phân vai nhóm 3 học sinh.

 Luyện nói: Chủ đề: Hỏi nhau. Gọi học sinh đọc câu mẫu.

Giáo viên gợi ý để học sinh hỏi đáp nhau theo cặp 2 em, thay nhau hỏi và đáp.

5.Củng cố:

Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.

6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, kể lại câu truyện cho người tân nghe, xem bài

Con ngựa.

Vì bạn nhỏ vẽ chẳng ra hình con ngựa.

Bà trông cháu.

Bà trông thấy con ngựa.

Học sinh rèn đọc theo hướng dẫn của giáo viên.

Bạn có thích vẽ không?

Bạn thích vẽ người, vẽ đồ vật hay con vật? + Bạn thích bức tranh nào nhất?

+ Lớp mình ai là người vẽ đẹp nhất? + Bạn thích hoạ sĩ nào?

+ Lớn lên bạn thích trở thành hoạ sĩ hay không?

mới.

Nhắc tên bài và nội dung bài học. 1 học sinh đọc lại bài.

Môn : Kể chuyện

Một phần của tài liệu Tài liệu Gíao án tuần 24 pptx (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)