Hạch toán chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô xe máy DETE (Trang 63)

Chi phí sản xuất chung là chi phí dùng để quản lý, phục vụ sản xuất trong phạm vi xưởng sản xuất, được phân bổ theo loại sản phẩm, được ghi và Sổ chi tiết từng loại sản phẩm sản xuất, Nhật ký chung và Sổ Cái tài khoản có liên quan.

Chi phí sản xuất chung bao gồm: - Chi phí nhân viên quản lý

- Chi phí dụng cụ sản xuất, vật tư phụ - Chi phí khấu hao TSCĐ

- Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí bằng tiền khác…

* Chi phí nhân viên quản lý: bao gồm các khoản lương chính, lương

phụ, phụ cấp, BHXH, BHYT của bộ phận gián tiếp sản xuất như: quản đốc, thống kê xưởng,… Lương bộ phận gián tiếp được xác định theo công thức sau:

Lương công nhật = Lương ngày x Số công

Kế toán căn cứ vào bảng chấm công để tiến hành tính lương.

BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG BỘ PHẬN GIÁN TIẾP Tháng 12 năm 2008 Đơn vị: VNĐ TT Họ và tên Hệ số Ngày công Lương ngày Tổng lương BHXH, BHYT Thực lĩnh Ký nhận 1 Trần Văn Huân 2,46 18 120.00 0 2.160.00 0 129.600 2.030.400 2 Ng. Bảo Anh 1,47 14 72.000 1.008.00 0 60.480 947.520 3 Phạm T.T Minh 1,46 18 60.000 1.080.00 0 64.800 1.015.200 4 Ng. Văn Thế 1,78 18,5 50.000 925.000 55.500 869.500 5 Ng. Việt Hưng 1,46 19 50.000 950.000 57.000 893.000 Tổng 6.123.00 0 367.380 5.755.620

Kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 627: 6.123.000 Có TK 334: 6.123.000 Và:

Nợ TK 334: 367.380 Có TK 338: 367.380

* Chi phí công cụ dụng cụ: công cụ dụng cụ hoạt động ở các phân xưởng

là tô vít, cà lê, kìm, dụng cụ bảo hộ lao động,…

Theo số liệu Bảng chi tiết xuất công cụ dụng cụ tháng 12 năm 2008, tổng hợp chi phí công cụ dụng cụ được kế toán hạch toán như sau:

Có TK 153: 18.095.252

* Chi phí khấu hao tài sản cố định:

Hiện nay, tài sản cố định trong Nhà máy được tiến hành khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

Mức khấu hao tăng giảm được xác định theo nguyên tắc tròn tháng: tài sản cố định tăng tháng này thì tháng sau mới bắt đầu tính khấu hao. Mức tính khấu hao hàng tháng một tài sản cố định được xác định theo công thức:

Nguyên giá Mức khấu hao hàng tháng = ---

Số năm sử dụng x 12

Biểu 2-12

BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Tháng 12 năm 2008

STT Tên thành phẩm xe ĐVT Số lượng Phân bổ khấu hao 1 Xe Win Ch 392 5.314.071 2 Xe Dr Super Ch 229 3.104.394 3 Xe Kitafu Ch 96 1.301.405 4 Xe Exiter Ch 2 27.113 … … … … … Cộng 18.165.448

Nguồn: trích Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định Nhà máy DETECH.

Nghiệp vụ kế toán chi phí khấu hao tài sản cố định được kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 627: 18.165.448 Có TK 214: 18.165.448

* Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các chi phí điện, nước, điện thoại,… Các

chi phí này sẽ được thanh toán bằng tiền mặt tại quỹ.

Trong tháng 12 năm 2008, chi phí dịch vụ mua ngoài được kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 627: 5.160.044 Có TK 111: 5.160.044

* Chi phí khác bằng tiền: là những chi phí bằng tiền mặt, tiền gửi ngân

hàng hoặc tạm ứng phục vụ cho yêu cầu sản xuất chung của các phân xưởng như chi phí tiếp khách, chi phí in ấn,…

Trong tháng 12 năm 2008, chi phí khác bằng tiền được kế toán tổng hợp và hạch toán như sau:

Nợ TK 627: 3.087.972 Có TK 111: 3.087.972

Phần mềm kế toán sẽ tự động lên Sổ chi tiết TK 627, Nhật ký chung và Sổ Cái TK 627.

Biểu 2-13

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 627

Tháng 12 năm 2008

Đơn vị: VNĐ Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh

Số Ngày Nợ Có

31/12 Cước điện thoại 1111 236.919 31/12 Trích KH TSCĐ 214 18.165.448 31/12 Lương CB, TNTT 334 6.123.000 31/12 Trích BHXH, BHYT 338 1.040.910 31/12 Tiền điện 1111 4.523.125 … … … … 31/12 Kết chuyển TK 627 154 114.660.079 Cộng 114.660.079 114.660.079

Nguồn: trích Sổ chi tiết TK 627 Nhà máy DETECH.

Biểu 2-14 NHẬT KÝ CHUNG (TK 627) Tháng 12 năm 2008 Đơn vị: VNĐ Chứng từ Diễn giải ĐG SC TK ĐƯ Số phát sinh Số Ngày Nợ Có

31/12 Lương bộ phận gián tiếp sản xuất 627 6.123.000

334 6.123.000

31/12 Trích BHXH, BHYT 627 1.040.910

338 1.040.910

31/12 Khấu hao TSCĐ 627 18.165.448

214 18.165.448

31/12 Cước điện thoại 627 236.919

111 236.919

111 4.523.125

… … … … …

31/12 Kết chuyển TK 627 154 114.660.07

9

627 114.660.079

Nguồn: trích Nhật ký chung Nhà máy DETECH.

Biểu 2-15

SỔ CÁI TÀI KHOẢN 627

Tháng 12 năm 2008 Đơn vị: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Số Ngày Nợ Có

31/12 Lương bộ phận gián tiếp sản xuất 334 6.123.000 31/12 Trích BHXH, BHYT 338 1.040.910

31/12 Khấu hao TSCĐ 214 18.165.448

31/12 Cước điện thoại 111 236.919

31/12 Tiền điện 111 4.523.125

… … … …

31/12 Kết chuyển TK 627 154 114.660.079

Cộng 114.660.079 114.660.079

Nguồn: trích Sổ Cái TK 627 Nhà máy DETECH.

Chi phí sản xuất chung được phân bổ theo nguyên vật liệu chính từng loại sản phẩm áp dụng công thức sau:

Tổng NVL chính 114.660.079 Sản phẩm xe Win = --- x 1.470.378.790 = 14.703.788 5.813.130.744 114.660.079 Sản phẩm xe Dr = --- x 1.032.951.775 = 20.659.036 5.183.130.744 114.660.079 Sản phẩm xe Kitafu = --- x 422.713.254 = 8.454.265 5.183.130.744 114.660.079 Sản phẩm xe Exiter = --- x 8.023.051 = 160.461 5.183.130.744 Các sản phẩm khác tương tự. 2.2.2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất.

Hiện nay, Nhà máy đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Sau khi tập hợp các khoản mục chi phí, kế toán kết chuyển hết các khoản mục chi phí vào bên Nợ TK 154, sau đó lên bảng tính giá thành sản phẩm.

Kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 154: 5.985.590.943 Có TK 621: 5.813.130.744 Có TK 622: 57.800.120 Có TK 627: 114.660.079

Chi phí thực tế phát sinh trong tháng được theo dõi trên Nhật ký chung và Sổ Cái TK 154.

Biểu 2-16 NHẬT KÝ CHUNG Tháng 12 năm 2008 Đơn vị: VNĐ Chứng từ Diễn giải ĐG SC TK ĐƯ Số phát sinh Số Ngày Nợ Có 31/12 Kết chuyển CPNVLTT 154 5.813.130.74 4 621 5.813.130.744 31/12 Kết chuyển CPNCTT 154 57.800.120 622 57.800.120 31/12 Kết chuyển CPSXC 154 114.660.079 627 114.660.079 31/12 Kết chuyển TK 154 155 5.985.590.943 154 5.985.590.943

Biểu 2-17

SỔ CÁI TÀI KHOẢN 154

Tháng 12 năm 2008 Đơn vị: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Số Ngày Nợ Có 31/12 Kết chuyển CPNVLTT 621 5.813.130.74 4 31/12 Kết chuyển CPNCTT 622 57.800.120 31/12 Kết chuyển CPSXC 627 114.660.079 31/12 Kết chuyển TK 154 155 5.985.590.943 Cộng 5.985.590.943 5.985.590.943

Nguồn: trích Sổ Cái TK 154 của Nhà máy DETECH.

2.2.3. Tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô xe máy DETECH. máy DETECH.

Trong tháng, từng phân xưởng của Nhà máy dựa vào phương pháp hệ số tiêu thức phân bổ để xác định giá thành sản phẩm. Trên thực tế, từng mặt hàng này lại bao gồm nhiều kích cỡ khác nhau, vật tư tiêu hao cho mỗi sản phẩm khác nhau, đơn giá gia công từng mặt hàng cũng khác nhau. Vì vậy, việc tập hợp tính giá thành sản phẩm là rất phức tạp.

Kỳ tính giá thành: Do Nhà máy có quy trình công nghệ sản xuất được phân chia thành nhiều bước nhiều công đoạn khác nhau, do đó, Nhà máy chọn kỳ tính giá thành là hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo kế toán.

Do đặc thù của Nhà máy là sản xuất nhiều loại sản phẩm, thời gian ngắn nên toàn bộ chi phí sản xuất trong tháng được tính vào giá thành bán thành phẩm, sản phẩm hoàn thành và không có chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu và cuối kỳ.

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Lời Luận văn tốt nghiệp Biểu 2-18 BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tháng 12 năm 2008 Đơn vị: VNĐ STT Tên xe ĐVT Số lượng CPNVLTT CPNCTT CPSXC Tổng cộng Giá thành đơn vị 1 Xe Win Ch 392 1.470.378.790 14.672.652 29.106.643 1.514.158.085 3.862.648 2 Xe Dr Super Ch 229 1.032.951.775 10.307.645 20.447.628 1.063.707.048 4.645.009 3 Xe Kitafu Ch 96 422.713.254 4.218.181 8.367.751 435.299.186 4.534.367 4 Xe Exiter Ch 2 8.023.051 80.061 158.819 8.261.931 4.130.966 … … … … Tổng cộng 1.340 5.183.130.744 57.800.120 114.660.07 9 5.355.590.943

Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc

Nguồn: Bảng tính giá thành sản phẩm của Nhà máy DETECH.

CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY CHẾ TẠO PHỤ

TÙNG Ô TÔ XE MÁY DETECH.

3.1. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy DETECH. phẩm tại Nhà máy DETECH.

Tại Nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô xe máy DETECH, do đã nhận thức được tầm quan trọng, tính cấp bách, sự cần thiết của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm mà không làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng sản phẩm trong điều kiện nền kinh tế hội nhập như hiện nay, Ban lãnh đạo Nhà máy cơ bản đã tổ chức tốt bộ máy quản lý cũng như bộ máy kế toán nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể như sau:

Về mặt nhân sự: Nhà máy đã xây dựng được một tập thể lãnh đạo năng

động, sáng tạo. Bên cạnh đó, tập thể cán bộ công nhân viên nhiệt tình, có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm và giàu sức sáng tạo. Bộ phận công nhân sản xuất cũng không ngừng được nâng cao tay nghề, có kỹ năng thao tác trên máy móc, dây chuyền hiện đại, đem lại năng suất lao động cao.

Về tổ chức bộ máy quản lý: Nhà máy đã xây dựng được mô hình quản

lý phù hợp, đáp ứng yêu cầu, đòi hòi của nền kinh tế thị trường và sự chủ động trong cạnh tranh.

Về tổ chức bộ máy kế toán: Được tổ chức theo hình thức vừa tập trung

vừa phân tán, là cách tổ chức hợp lý, có hiệu quả, phù hợp với quy mô sản xuất của Nhà máy.

Về nhân sự kế toán: Với trình độ chuyên môn cao, đội ngũ cán bộ kế

kế toán ban đầu, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ gốc được tiến hành cẩn thận, đảm bảo số liệu kế toán đúng, chính xác, nhanh chóng, kịp thời cung cấp số liệu cần thiết.

Về tổ chức công tác kế toán và hệ thống sổ sách kế toán: Công tác kế toán của Nhà máy được thực hiện theo Quyết định 15/2006 của Bộ tài chính, chứng tỏ Nhà máy luôn cập nhật và thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

Bên cạnh đó, công tác kế toán của Nhà máy được thực hiện trên máy vi tính theo hình thức Nhật ký chung dựa trên phần mềm kế toán Bravo 6.3 phù hợp với quy mô và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Các chứng từ gốc được nhập vào phần mềm máy tính theo yêu cầu, máy tính tự ghi sổ chi tiết tài khoản và các sổ khác liên quan. Cuối tháng, căn cứ vào các phát sinh trong tháng và số dư các sổ chi tiết, kế toán tiến hành phân bổ chi phí để tính giá thành, định khoản kết chuyển số phát sinh vào các tài khoản, in báo cáo. Như vậy, khi quản lý kế toán bằng phần mềm máy tính rất tiện lợi: dễ dàng điều chỉnh sổ, trình bày đẹp, cần ít nhân viên vì ít ghi sổ hơn, dễ dàng cho việc tổng hợp số liệu trong kỳ cũng như nhiều kỳ hoặc nhiều năm. Từ những ưu điểm trên, Nhà máy sẽ giảm thiểu được những khoản chi phí như chi phí lương nhân viên, chi phí quản lý, góp phần nâng cao lợi nhuận của Nhà máy.

Về tổ chức chứng từ kế toán: Nhà máy sử dụng chứng từ kế toán theo

quyết định 15, các chứng từ được sử dụng phù hợp với quy định của Bộ tài chính theo từng phần hành kế toán khác nhau. Các yếu tố trong chứng từ đầy đủ, chính xác, đảm bảo căn cứ cho việc ghi chép các nghiệp vụ liên quan của Nhà máy. Chế độ lập và luân chuyển chứng từ hợp lý, gọn nhẹ nhưng vẫn khá chặt chẽ.

Về hệ thống tài khoản kế toán: Đó là sự vận dụng linh hoạt Quyết định

15 của Bộ tài chính và việc mở thêm các tiểu khoản một cách hợp lý, phù hợp với công tác kế toán. Việc sử dụng đồng thời các tài khoản chi tiết bên cạnh các

tài khoản tổng hợp giúp việc theo dõi đối tượng cần hạch toán một cách rõ ràng, chính xác hơn. Mặt khác, việc xây dựng nên các tài khoản chi tiết theo từng kho xưởng đã giúp Nhà máy thuận tiện trong việc xác định số lượng vật tư từng phân xưởng đã sử dụng để sản xuất, từ đó dễ dàng xác định chi phí của từng công đoạn sản xuất.

Về phương pháp hạch toán: Nhà máy sử dụng phương pháp hạch toán

hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên đã giúp Nhà máy ghi chép và phản ánh kịp thời thông tin của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Để quản lý vật tư, công cụ dụng cụ, Nhà máy áp dụng phương pháp thẻ song song nên việc ghi sổ, thẻ kho đơn giản, rõ ràng, dễ kiểm tra, đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót trong việc ghi chép và quản lý.

3.1.1. Ưu điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô xe máy DETECh. Nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô xe máy DETECh.

Nhìn chung, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng được yêu cầu quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Thứ nhất, Kế toán Nhà máy đã xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí

và tính giá thành sản phẩm, phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất của Nhà máy.

Thứ hai, trong công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo định

mức là hoàn toàn đúng đắn và thích hợp trong điều kiện sản xuất kinh doanh của Nhà máy, thể hiện sự năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân viên.

Thứ ba, về chi phí nhân công trực tiếp, do Nhà máy trực tiếp khoán lương

theo từng sản phẩm hoàn thành nên khuyến khích người lao động sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, đồng thời hạn chế tới mức tối đa sản phẩm dở dang.

Thứ tư, Nhà máy tính chi phí nhân công trực tiếp ở mỗi sản phẩm như

nhau, chi phí sản xuất chung lại được phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp. Cách tính này giúp cho việc xác định chi phí của sản phẩm nhanh và tương đối chính xác.

Thứ năm, phần công cụ dụng cụ hạch toán một lần vào giá thành thuận

lợi cho việc theo dõi và hạch toán.

Thứ sáu, để quản lý vật liệu, công cụ dụng cụ, Nhà máy sử dụng phương

pháp thẻ song song nên việc ghi sổ, thẻ kho đơn giản, dễ làm, dễ đối chiếu, dễ kiểm tra và phát hiện sai sót trong quá trình hạch toán.

Thứ bảy, về kỳ tính giá thành, tính theo tháng, phù hợp với kỳ báo cáo kế

toán. Điều này tạo điều kiện cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô xe máy DETE (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w