Sai số lệch tâm chiều dài của bàn độ nằm là khoảng cách từ tâm vành chia khắc của bàn độ nằm tới tâm trục quanh của nó.
Các bước tiến hành như sau: cân bằng máy; cố định bộ phận ngắm; quay bàn độ theo chiều kim đồng hồ bắt đầu từ 0o và cứ quay 30o lại đọc số ở hai kính hiển
vi hai bên bàn độ quay đến 330o là hoàn thành lượt đo thứ nhất. Đo đi phải tiến hành 2 lượt liên tục như vậy.
Đo về: tiến hành tương tự nhưđo đi nhưng quay ngược kim đồng hồ và cùng đo 2 lượt như trên.
Trong quá trình kiểm nghiệm không được dịch chuyển bộ phận ngắm và ốc trắc vi của nó, khi chuyển bàn độ đi 30o chỉ cần chính xác tới 1’.
Với các giá trị v tính được, lấy vị trị bàn độ làm hoành độ để vẽ đồ thị. Vẽ trục đối xứng đường cong và đường cong có dạng hình sin. Hai lần lớn nhất của tung độ đường cong này so với trục đối xứng (dùng 2f để biểu thị ) thể hiện ảnh hưởng lớn nhất do sai số lệch tâm bàn độđối với số đọc của hai kính hiển vi.
Nếu 2f1 > 10” thì phải tính trị số biến đổi lớn nhất của v, tức là độ chênh nhau giữa hai lần đọc kính hiển vi tại hai vị trí bất lợi nhất. Lượng thay đổi lớn nhất tính theo phương pháp:
- Trên đồ thị của v, lấy tham số f1 và P1 của đường biểu diễn hàm số sin f1 là tung độ lớn nhất của đường biểu diễn hàm số sin tính từ trục đối xứng. P1 là hoành độ giao điểm giữa hình sin ra trục đối xứng, tại điểm đo giá trị v bắt đầu tăng lên (điểm thứ nhất của đường cong chạy qua trục đối xứng từ dưới lên trên) đồng thời lấy f và P từ kết quả kiểm nghiệm sai số lệch tâm của bộ phận ngắm.
- Vẽ hình tam giác ALĐ trong đó AĐ = f ĐL = f1 góc AĐL = P – P1
- Từ hình tam giác ALĐ đo f2 = AL và tính trị số F = f1+ f2; 2F là trị số thay đổi lớn nhất của v khi bàn độở vị trí bất lợi nhất (trong trường hợp điều chỉnh bộ phận ngắm). 2F ≤ 60”. Nếu vượt quá phải thay máy khác.
Ví dụ: Vẽđồ thị lệch tâm bàn độ nằm máy WILĐ T3 số 87461