Ứng dụng quản lý phòng thực hành

Một phần của tài liệu Xây dựng framework hỗ trợ lập trình web luận văn ths công nghệ thông tin (Trang 45)

Giao diện đăng nhập: người dùng nhập tài khoản của mình vào hệ thống. Nếu chính xác thì hệ thống sẽ hiển thị giao diện chính và lời chào mừng người dùng đã đăng nhập hệ thống.

Hình 3.7. Giao diện khi đăng nhập thành công với quyền Admin

Một số giao diện cập nhật danh mục dữ liệu: Các chức năng này chỉ có admin mới có quyền sử dụng. Tùy theo công việc mà có thể cập nhật (thêm, sửa xóa dữ liệu theo nhu cầu)

Admin có thể thêm, sửa, xóa danh sách lớp và các phòng ban có thể đăng ký sử dụng phòng thực hành máy tính khi chọn chức năng Danh mục\Danh

sách phòng ban – lớp (xem hình 3.8).

Admin có thể chọn phòng thực hành máy tính để thêm, sửa, xóa các thiết bị trong phòng thực hành máy tính đó khi chọn chức năng Danh mục / Máy -

thiết bị trong phòng thực hành (Xem hình 3.9).

Hình 3.9. Giao diện cập nhật thiết bị trong phòng máy

Admin có thể thêm, sửa, xóa thông tin phòng thực hành máy tính trong trường khi chọn chức năng Danh mục/Phòng thực hành (Xem hình 3.10)

Hình 3.10. Giao diện cập nhật phòng thực hành trong trường

Giao diện chức năng đăng ký phòng máy: với chức năng này thì những người dùng có quyền Admin hoặc Giảng viên sẽ được sử dụng. Khi đăng ký phòng máy hệ thống sẽ kiểm tra xem người dùng có đăng ký đúng với quy định không (không được đăng ký trùng buổi và phòng với người đã đăng ký trước, không được đăng ký hai phòng cùng một buổi). nếu không đúng quy định hệ thống sẽ hiển thị thông báo và không cho người dùng đăng ký như vậy. Mặt

khác ở giao diện này sẽ hiển thị lịch thực hành các phòng máy mà người dùng đã đăng ký (Xem hình 3.11).

Hình 3.11. Giao diện đăng ký lịch thực hành phòng máy

Giao diện xem lịch đăng ký thực hành phòng máy, người dùng có thể xem lịch thực hành của mình (Chỉ Admin mới được xem lịch của tất cả các phòng) với chức năng Báo cáo/Lịch đăng ký sử dụng phòng máy

KẾT LUẬN 1. Các kết quả của luận văn

Luận văn đưa ra được cơ sở lý thuyết cơ bản nhất về nền tảng hỗ trợ lập trình web (đặc biệt là về Framework và mô hình MVC). Đây là những kiến thức lý thuyết cơ sở để có thể xây dựng một framework riêng.

Luận văn đưa ra cấu trúc, ý nghĩa các thành phần chức năng của Zend Framework là một trong những Framework phổ biến nhất hiện này.

Từ việc tham khảo Zend Framework, luận văn xây dựng được một thử nghiệm framework viết bằng PHP hoàn toàn mới, có nhiều ưu điểm so với các PHP Framework khác. Framework thử nghiệm giúp lập trình viên có thể sử dụng các lớp và hàm trong thư viện hỗ trợ mà không cần phải khai báo; trong thư viện cũng xây dựng các lớp hỗ trợ cho lập trình viên có thể xây dựng các ứng dụng web về quản lý (như việc xuất báo cáo sang một định dạng dữ liệu khác); đặc biệt người sử dụng Framework thử nghiệm có thể phát triển được thư viện hỗ trợ theo nhu cầu của riêng mình, mà chỉ việc tuân theo nguyên tắc đặt tên lớp trùng với tên file.

Luận văn giới thiệu được các đặc điểm của Framework thử nghiệm, đưa ra được cấu trúc của Framework thử nghiệm và hệ thống các lớp và hàm hỗ trợ để xây dựng một ứng dụng web viết bằng Framework thử nghiệm.

Tác giả luận văn sử dụng Framework thử nghiệm để xây dựng ứng dụng web “Quản lý đăng ký sử dụng phòng thực hành máy tính tại trường Đại học Hải Dương”. Ứng dụng web trên được xây dựng nhằm hai mục đích chính: xây dựng một phần mềm quản lý phòng thực hành ở trường Đại học Hải Dương, nơi vẫn còn quản lý việc đăng ký thực hành và quản lý phòng máy rất thủ công. Thứ hai tác giả muốn xây dựng một ứng dụng web sử dụng Framework thử nghiệm để kiểm tra các thành phần và cách thức hoạt động Framework thử nghiệm.

Tóm lại kết quả của quá trình nghiên cứu nhằm đưa ra một PHP Framework giúp lập trình viên có thể xây dựng và phát triển một phần mềm web quản lý một cách dễ dàng hơn và với thời gian nhanh hơn.

2. Hạn chế

Vì thời gian thực hiện đề tài có hạn nên đề tài đã dừng lại ở mức tìm hiểu, xây dựng một PHP Framework thử nghiệm theo nhu cầu của ứng dụng là chủ yếu. Vì vậy thực nghiệm của đề tài mới chỉ thực hiện trên môi trường ứng dụng “Quản lý đăng ký sử dụng phòng thực hành máy tính tại trường Đại học Hải Dương”.

3. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Đánh giá lại mã nguồn Framework thử nghiệm, cải thiện việc kết nối nhiều cơ sở dữ liệu, về tốc độ thực thi và mức độ áp dụng các công nghệ mới của PHP6. Bên cạnh đó, triển khai xây dựng thêm nhiều lớp thư viện và và hàm hỗ trợ nhằm cung cấp cho các lập trình viên công cụ xây dựng ứng dụng web mạnh mẽ hơn, phong phú hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Martin Brampton (2010), “PHP 5 CMS Framework Development”,

Packt, 2nd Edition.

2. Chris Pitt (2002), “Pro PHP MVC”, Apress, chapter 1, 2, 27, 31

3. Thomas Myer (2006), “Professional CodeIgniter”, Wrox, pp. 1-23, 45-

76.

4. Kevin McArthur (2008), “Pro PHP Patterns Frameworks Testing and More”, Apress, pp. 127-143, 201-214.

5. Jason Gilmore (2009), “Easy PHP Websites with the Zend Framework”, Apress.

6. Armando Padilla (2009), “Beginning Zend Framework”, Apress, pp. 53- 77, 85-253.

7. Ramus Lerdof and Kevin Tatroe with Bob Raehms and Ric Gredy (2013), “Programming PHP”, O’Reilly, 3rd

Edition, pp. 17-214, 351- 374.

8. Larry Ullman (2008), “PHP 6 and MySQL 5 for dynamic websites”,

Peachpit Press.

9. David Golding (2008), “Beginning CakePHP”, Appress.

10. Bartosz Porebski, Karol Przystalski, and Leszek Nowak (2011),

“Building PHP Applications with Symfony, CakePHP, and Zend

Một phần của tài liệu Xây dựng framework hỗ trợ lập trình web luận văn ths công nghệ thông tin (Trang 45)