Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - một lĩnh vực khá nhạy cảm và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nên được sự quan tâm của nhiều cơ quan ban ngành như: Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước… Vì thế ngành ngân hàng phải tuân thủ theo các luật như: luật Ngân hàng Nhà nước, luật tổ chức tín dụng,… hoăc nhận sự chỉ đạo, hướng dân trực tiếp từ Chính phủ. Do đo đã tạo hành lang pháp lý cơ bản cho hệ thống ngân hàng hoạt động và phát triển.
Nếu tính trên GDP theo tiêu chuẩn quốc tế để đánh giá thì tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt tại Việt Nam trong những năm gần đây khoảng 20%, tức là cao gấp 2,5 lần Thái Lan, gấp 4 lần Malaysia và gấp hơn 5 lần so với các nước Châu Âu
Như vậy hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng đều bị chi phối của pháp luật và TTKDTM là một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng nên cũng chịu ảnh hưởng lớn của pháp luật. Đánh dấu bước ngoặc quan trọng trong TTKDTM là sự kiện ngày 29 tháng 12 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 291/2006/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến
năm 2020 tại Việt Nam”.
Trong đề án nêu ra hai vấn đề lớn là Đề án hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán của nền kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện từ năm 2006 đến năm 2010);
Và Nhóm đề án TTKDTM trong khu vực công. Theo đề án này, mọi giao dịch thanh toán của các tổ chức kinh tế và dân cư đều được thực hiện qua ngân hàng đặc biệt là chúng ta bắt đầu cải cách TTKDTM từ khu vực công như: quản lý chi tiêu trong khu vực Chính phủ, chi trả lương cho cán bộ công chức, chi trả trợ cấp xã hội, nộp thuế…
Như vậy, sau hơn hai mươi năm chuyển đổi nền kinh tế theo định hướng kinh tế thị trường – một khoảng thời gian không quá dài cũng không quá ngắn để chúng nhận ra sự biến chuyển của môi trường pháp lí cho hoạt động ngân hàng ở Việt Nam đang từng bước được xây dựng và ngày càng tiến gần đến các chuẩn mực pháp lí quốc tế. Tuy nhiên, trước những đổi thay lớn lao của nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, cùng với sức ép của xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, chúng ta đã gặt hái được khá nhiều thành công cũng như thừa nhận sự tồn tại của những yếu tố không phù hợp để đưa ra các giải pháp khắc phục.