Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á năm 1945?

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề LỊCH sử THẾ GIỚI các nước á, PHI, mĩ LA TINH (1945 2000) (Trang 25)

II. MỘT SỐ CÂU HỎI THÔNG HIỂU VÀ VẬN DỤNG.

1. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á năm 1945?

- Giữa tháng 8/1945, trước điều kiện khách quan thuận lợi là phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện, hơn nữa lực lượng đồng minh chưa đưa quân vào Đông Nam Á…. Cùng sự chuẩn bị kỹ lưỡng về điều kiện chủ quan nhân dân ĐNA dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đấu tranh giành thắng lợi.

- 17/8/1945, Inđônêxia tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa Inddooneexxia; 2/9/1945, cuộc cách mạng tháng Tám thành công nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời; 12/10/1945, Lào tuyên bố độc lập.

2. ý nghĩa:

- Cách mạng năm 1945 thành công, lật đổ ách thống trị của thực dân, phát xít và ngai vàng phong kiến tồn tại hàng ngàn năm; mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập tự do, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc…

- Mở đầu phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới sau chiến tranh; góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai; góp phần làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc và thu hẹp hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân trên thế giới, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.

Câu 3: Nêu và làm rõ biến đổi quan trọng nhất của Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai. Tác động biến đổi đó tới quan hệ quốc tế.

* Gợi ý trả lời câu hỏi:

- Biến đổi quan trọng nhất của Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là các nước Đông Nam Á từ các nước thuộc địa, nửa thuộc đại trở thành các quốc gia độc lập.

- Trước chiến tranh thế giới thứ hai hầu hết các nước trong khu vực (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của các đế quốc Âu - Mĩ, trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai các nước Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản.

- Ngay khi Nhật đầu hàng đồng minh, nhân dân các nước Đông Nam Á đã nhanh chóng nổi dạy giành chính quyền, tiêu biểu là Inđônêxia, Việt Nam, Lào,…

- Ngay sau chiến tranh các nước thực dân phương Tây tiến hành các cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa nhưng đã thất bại và buộc phải trao trả độc lập cho nhiều nước Đông Nam á. Vào cuối những năm 40 và những năm 50 của thế kỷ XX, các nước đế quốc Âu - Mĩ phải công nhân độc lập của Philippin, Miến Điện, Mã Lai, Singapo và Inđônêxia.

- Tháng 7/1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia giành thắng lợi với hiệp định Giơnevơ được kí kết. Sau đó nhân dân Việt Nam, Lào và tiếp đó là Campuchia phải trải qua cuộc kháng chiến chống Mĩ đến năm 1975 mới giành được thắng lợi hoàn toàn…Ngày 1/1/1984 Brunây tuyên bố là quốc gia độc lập nằm trong khối liên hiệp Anh. Ngày 20/5/2002 ĐôngTimo trở thành quốc gia độc lập.

- Thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á đã ảnh hưởng lớn đến cách mạng thế giới.

- Làm thay đổi căn bản tình hình và bộ mặt khu vực cũng như thế giới, bản đồ chính trị thế giới có sự biến đổi khác trước: từ những nước thuộc địa, nô dịch không có tên trên bản đồ thế giới, các nước Đông Nam Á đã có nền độc lập thực sự, tự ghi tên mình trên bản đồ thế giới.

- Góp phần làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Giáng một đòn nặng nề vào hậu phương của chủ nghĩa đế quốc, gây sự bất ổn và góp phần làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc. Tạo điều kiện thuận lợi cho các phong trào cách mạng thế giới.

- Trong cuộc chiến tranh lạnh và sự đối đầu căng thẳng giữa hai phe đã biến Đông Nam Á thành điểm nóng trong quan hệ quốc tế cùng với sự xâm nhập của Mĩ vào khu vực này. Trong bối cảnh đó, thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đã góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ.

- Trong mối quan hệ quốc tế, các nước Đông Nam Á mới giải phóng bước lên vũ đài chính trị quốc tế, tham gia tích cực vào đời sống chính trị khu vực và thế giới (ASEAN, Diễn đàn Á - Âu). Các nước này cũng đóng góp vai trò quan trọng trong diễn đàn quốc tế lớn nhất hành tinh - Liên hợp quốc.

Câu 4: Vì sao trong cùng thời gian thuận lợi vào giữ 8 - 1945 nhưng ở Đông Nam á chỉ có ba quốc gia tuyên bố độc lập, còn các nước khác giành thắng lợi ở các mức độ thấp hơn?

* Gợi ý trả lời câu hỏi:

- Giữa tháng 8 - 1945, một thời cơ, điều kiện vô cùng thuận lợi đối với các nước Đông Nam á trong cuộc đấu tranh giành độc lập, đó là Nhật Bản đầu hàng đồng minh, các nước thực dân cũ chưa kịp quay trở lại với các quốc gia Đông Nam á. Trong điều kiện đó, nhân dân Đông Nam á đã đứng lên giành độc lập và chủ quyền quốc gia.

- Tuy nhiên trong năm 1945, khu vực Đông Nam á chỉ có ba nước tuyên bố độc lập (Inđônêxia, Việt Nam, Lào), còn các nước khác (Mã Lai, Miến Điện, Philippin) mới chỉ giải phóng một số vùng lãnh thổ.

- Nguyên nhân:

+ Muốn giành được độc lập thì phải có điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi kết hợp nhuần nhuyễn với nhau.

+ Điều kiện khách quan là Nhật đầu hàng đồng minh, các nước thực dân cũ không kịp quay trở lại. Đây là điều kiện khách quan thuận lợi chung cho các nước Đông Nam á.

+ Điều kiện chủ quan là sự chuẩn bị ở mỗi nước: tức là có một chính đảng hoặc một tổ chức chính trị lãnh đạo với một đường lối đúng đắn; sự hăng hái và tập dượt của quần chúng; sự đoàn kết, quyết tâm của cả dân tộc. Khi điều kiện khách quan đến thì đảng hoặc tổ chức chính trị đó nhanh chóng phát động nhân dân đứng lên giành chính quyền.

+ Tình hình ở Inđonêxia, Việt Nam, Lào có đủ những điều kiện này:

- Inđonêxia: Khi Nhật đầu hàng, các đảng phái như Đảng quốc dân, đặc biệt tổ chức thanh niên chống Nhật của công nhân, nông dân, trí thức, đã thúc đẩy Xucácnô - lãnh tụ của Đảng quốc dân, daonj thảo và đọc Tuyên ngôn Độc lập - khi Tuyên ngôn được công bố, cả nước đứng lên giành chủ quyền.

- Việt Nam: đã có sự chuẩn bị trong suốt 15 năm, qua 3 lần diễn tập: 1930 -1931, 1936 - 1939, 1939 - 1945. Khi thời cơ đến, Đảng cộng sản Đông Dương đã kịp thời lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc. Ngày 2 - 9 - 1945, Hồ Chí minh thay mặt chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độ lập - khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Lào: dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, nhân dân Lào nổi dậy đấu tranh giành độc lập. Ngày 12 - 10 - 1945, Lào tuyên bố độc lập.

+ Các nước Đông Nam á khác, xu hướng thân Đồng minh rất rõ, họ muốn dựa vào Đồng minh để đánh Nhật, giành độc lập cho đất nước (Miến Điện, Mã Lai thân Anh, Philippin thân Mĩ). Sự hợp tác này dẫn đến quân Anh, Mĩ trở lại các nước này rất sớm, nên khi Nhật thất bại, thời cơ giành độc lập đã bị bỏ lỡ.

Câu 5: Hãy trình bày những biến đổi quan trọng của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Trong những biến đổi đó biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao?

* Gợi ý trả lời câu hỏi:

a) Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á có những biến đổi lớn

Thứ nhất, các nước Đông Nam Á từ thân phận các nước thuộc địa, nửa thuộc địa và lệ thuộc đã trở thành những nước độc lập.

- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước trong khu vực (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của các đế quốc Âu - Mĩ. Khi chiến tranh bùng nổ, Nhật Bản xâm chiếm cả vùng Đông Nam Á, thiết lập trật tự phát xít ở đây.

- Từ cuộc đấu tranh chống thực dân Âu - Mĩ, nhân dân Đông Nam Á chuyển sang

cuộc đấu tranh chống quân phiệt Nhật Bản, giải phóng đất nước. Tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng Đồng minh (8-1945), nhiều nước đã đứng lên giành độc lập hoặc đã giải phóng phần lớn lãnh thổ.

+ Ngày 17-8-1945, Inđônêxia tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hoà Inđônêxia.

+ Cuộc Cách mạng tháng Tám của nhân dân Việt Nam thành công dẫn tới sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (2-9-1945).

+ Tháng 8-1945, nhân dân các bộ tộc Lào nổi dậy và ngày 12-10-1945 nước Lào tuyên bố độc lập.

+ Nhân dân các nước Miến Điện, Mã Lai và Philíppin đểu nổi dậy đấu tranh chống quân phiệt Nhật Bản, giải phóng nhiều vùng rộng lớn của đất nước.

- Ngay sau đó, thực dân Âu - Mĩ quay trở lại tái chiếm Đông Nam Á. Nhân dân ở

đây một lần nữa phải cầm súng kháng chiến chống quân xâm lược.

- Giữa những năm 50, nhân dân các nước Việt Nam, Lào, Campuchia đã lần lượt

đánh đuổi thực dân Pháp, sau đó phải tiếp tục chiến đấu chống chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ đến năm 1975 mới giành thắng lợi hoàn toàn.

- Thực dân Âu - Mĩ cũng lần lượt công nhận độc lập cho Philíppin (7-1946), Miến

Điện (1-1948), Inđônêxia (8-1950), Mã Lai (8-1957), Xingapo giành quyền tự trị (1959), Brunây (1984), Đông Timo là quốc gia trẻ tuổi nhất khu vực, đến tháng 5-2002 trở thành một quốc gia độc lập.

Thứ hai, từ sau khi giành lại độc lập, các nước Đông Nam Á đểu ra sức xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội của mình và đạt nhiều thành tựu to lớn : như Xingapo, Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia, đặc biệt là Xingapo có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Đông Nam Á và được xếp vào hàng nước phát triển trên thế giới.

Thứ ba, cho đến tháng 4-1999, các nước Đông Nam Á đều gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhằm mục tiêu xây dựng những mối quan hệ hòa bình hữu nghị hợp tác giữa các nước trong khu vực.

b) Trong những biến đổi đó, biến đổỉ quan trọng nhất là: từ thân phận các nước thuộc địa, nửa thuộc địa và lệ thuộc đã trở thành những nước độc lập. Nhờ có biến đổi đó, các nước Đông Nam Á mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của mình ngày càng phồn vinh.

Câu 6: Lập bảng so sánh về chiến lược kinh tế hướng nội và chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm nước sáng lập ASEAN (thời gian, mục tiêu, nội dung, thành tựu, hạn chế).

Vấn đề so sánh

Chiến lược hướng nội Chiến lược hướng ngoại

Thời gian Từ khi giành độc lập đến những năm

60 - 70của thế kỉ XX.

Từ năm 60 - 70 của thế kỉ XX trở đi.

Mục tiêu Nhanh chóng xoả bỏ nghèo nàn, lạc

hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.

Khắc phục những hạn chế của chiến lược hướng nội, làm cho kinh tế phát triển, tạo nhiều việc làm, giải quyết thất nghiệp, giải quyết vấn đề thị trường.

Nội dung Đẩy mạnh phát triền các ngành công

nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.

Tiến hành mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư, kĩ thuật của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hoá để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.

Thành tựu Sản xuất đã đáp ứng nhu cầu cơ bản

của nhân dân, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, phát triển một số ngành chế biến, chế tạo...

Sau một thời gian thực hiện chiến lược, bộ mặt kinh tế, xã hội của các nước này có sự biến đổi to lớn : tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong nền kỉnh tế cao hơn nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng ở các nước cao, vấn đề công bằng xã hội đã được giải quyết một bước.

Hạn chế -Thiếu nguổn vốn, nguyên liệu và

công nghệ.

- Chi phí cao dẫn đến làm ăn thua lỗ, tệ tham nhũng, quan liêu phát triển. -Đời sống người lao động còn khó khăn, chưa giải quyết được quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội...

Phụ thuộc vào vốn, thị trường nước ngoài quá lớn, đầu tư bất hợp lí, trình độ quản lí không theo kịp sự phát triển của nền kinh tế và sự yếu kém của hệ thống tài chính, ngân hàng, tinh trạng tham nhũng... Hậu quả là dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1997.

của các nước khu vực Mĩ Latinh so với khu vực Châu Á, Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai?

* Gợi ý trả lời câu hỏi:

- Thời gian giành độc lập: Khu vực Mĩ la tinh giành độc lập sớm (đầu thế kỷ XIX) nhưng sau đó bị lệ thuộc vào Mĩ và Mĩ tìm các xây dựng chế độ độc tài ở đây; Các nước châu Á và Châu Phi mãi đến giữa thế kỷ XX trở đi mới giành được độc lập.

- Mục tiêu đấu tranh: Nhân dân Mĩ latinh đấu tranh chống chế độ độc tài để giành, bảo vệ và củng cố độc lập; các nước Châu Á, Châu Phi cuộc đấu tranh của nhân dân chủ yếu là giành độc lập.

Câu 8: Những nhân tố nào thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

* Gợi ý trả lời câu hỏi:

- Nhân tố khách quan:

+ Sự kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai cũng như những thay đổi về tình hình quốc tế sau chiến tranh đã thúc đẩy phong trào độc lập dân tộc tại Châu Phi.

+ Thất bại của chủ nghĩa phát xít, sự suy yếu của Anh và Pháp, hai quốc gia thống trị nhiều vùng thuộc đại tại Châu Phi tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Châu Phi.

+ Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu á, trước hết là của Việt Nam và Trung Quốc đã cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng ở Châu Phi.

- Nhân tố chủ quan: Sau chiến tranh, lực lượng cách mạng ở Châu Phi đã có sự trưởng thành vượt bậc:

+ Châu Phi đã thành lập được tổ chức lãnh đạo là "Tổ chức thống nhất Châu Phi" (OAU) năm 1963, nay gọi là Liên minh Châu Phi (AU). Đây là tổ chức giữ vai trò quan trọng trong việc phối hợp hoạt động và thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh cách mạng của các nước Châu Phi..

+ Giai cấp tư sản Châu Phi ngày càng trưởng thành, nhanh chóng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng thông qua các chính đảng hoặc các tổ chức chính trị của mình.

+ Nhân dân Châu Phi đã tận dụng mọi thời cơ tổ chức đấu tranh với nhiều hình thức phong phú nhưng chủ yếu vẫn là đấu tranh chính trị để gây áp lực với kẻ thù…Mọi đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ to lớn của các tầng lớp nhân dân.

Với các nhân tố khách quan và chủ quan trên, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đã diễn ra sôi nổi ở châu lục này.

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề LỊCH sử THẾ GIỚI các nước á, PHI, mĩ LA TINH (1945 2000) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w